[Báo cáo chuyên đề] Trade war leo thang, cơ hội lớn cho dệt may và BĐS khu công nghiệp

Hôm qua, ông Trump có một loạt các dòng Tweet cho biết Mỹ sẽ áp thuế quan 10% lên gần 300 tỷ hàng hóa còn lại của Trung Quốc kể từ 1/9/2019 sắp tới. Dòng tweet này được đưa ra sau khi ông Trump tỏ ra thất vọng vì cuộc đàm phán với Trung Quốc tại bắc Kinh diễn ra 2 ngày vừa qua ko đạt được kết quả nào. Phía Mỹ cho biết Trung Quốc cũng chưa có động thái gia tăng mua nông sản Mỹ theo cam kết. Nông sản là một mặt hàng rất quan trọng với nhóm cử tri ủng hộ ông Trump.
Từ giờ tới đầu tháng 9 còn khoảng 3 tuần để Trung Quốc có các giải pháp hạ nhiệt căng thẳng, nhưng khả thi nhất vẫn là xúc tiến nhanh việc mua thêm các mặt hàng hay nông sản của Mỹ như đã hứa. Còn các vấn đề gai góc nhất trong đàm phán Mỹ-Trung như trợ cấp DNNN, bảo hộ sở hữu trí tuệ… TQ chắc chắn chưa thể xuống thang ngay. Chiến thuận của nước này trong ngắn hạn là đang “câu giờ” để sắp xếp và có các biện pháp chỗng đỡ cho nền kinh tế. Đầu tháng 10 tới sẽ là kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa. Sự kiện mang tính chính trị này có lẽ sẽ khiến ông Tập ko muốn làm căng thẳng thêm tình hình, nhất là trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc vẫn đang trên đà giảm tốc.
Với VN, nếu trade war leo thang lên mức toàn diện, tức toàn bộ hàng hóa của TQ đều bị Mỹ áp thuế, khi đó xuất khẩu các mặt hàng như dệt may, da giày, sản xuất đồ chơi… của VN sẽ được hưởng lợi rõ nét hơn so với thời gian vừa qua. Tất nhiên, rủi ro gian lận xuất xứ vẫn là điều Chính phủ VN phải hết sức thận trọng để ngăn chặn. Nếu không, phần lợi thu được từ trade war có thể sẽ không còn bao nhiêu, thậm chí vạ lây sang rất nhiều các nhóm hàng khác đang xuất khẩu tốt vào Mỹ.

  1. Xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ tăng 30% nhưng hiện EU và Nhật Bản mới là những đối tác hưởng lợi nhất kể từ khi xung đột thương mại Mỹ-Trung diễn ra trong 1 năm qua.
  2. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang, cơ hội rất lớn để tăng xuất khẩu vào Mỹ cho các mặt hàng dệt may, da giày, sản xuất đồ chơi của Việt Nam.
  3. Kỳ vọng vốn FDI từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong sẽ tăng tốc mạnh hơn nữa trong thời gian tới nếu Mỹ và Trung Quốc không đạt được thỏa thuận vào cuối tháng 06/2019. Vốn FDI từ các đối tác khác như Nhật Bản, Thái Lan, Singapore… nhiều khả năng cũng sẽ gia tăng nhưng chủ yếu qua phương thức góp vốn, mua cổ phần bằng các thương vụ M&A và phần nhiều nhắm đến thị trường nội địa ngày càng lớn mạnh của Việt Nam.
  4. Tuy nhiên, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ tăng nhanh có thể khiến chính quyền của Tổng thống D.Trump “để mắt”, xem xét sử dụng các biện pháp nhằm hạn chế hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ. Mặc dù vậy, ngay trong ngắn hạn, rủi ro này chưa lớn.

Chi tiết báo cáo vui lòng tham khảo thêm bên dưới

Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Vui lòng kéo thanh trượt bên phải xuống để xem tiếp…


Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.