BIDV: Kì vọng đẩy tăng trưởng tín dụng tháng cuối năm [Mục tiêu 44.800 đ/cp]

Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu BID. Giá mục tiêu cho năm 2023 là 44,800 VND/cp, cao hơn 14.9% so với giá tại ngày 08/12/2022.

Hoạt động kinh doanh

3Q2022, BID duy trì kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực. Cụ thể, thu nhập lãi thuần đạt 14,098 tỷ VND (-3.5% QoQ, +15.5% YoY); thu nhập ngoài lãi đạt 3,456 tỷ VND (-1.9% QoQ, +13.6% YoY) khiến TOI đạt 17,555 tỷ VND (-3.2% QoQ, +15.1% YoY). CIR đạt 31.1%, giảm 220 bps YoY trong khi chi phí trích lập dự phòng giảm, đạt 5,429 tỷ VND (-15.8% QoQ, -27.6% YoY) khiến LNTT 3Q2022 đạt 6,673 tỷ VND (+2.8% QoQ, +149.6% YoY). Lũy kế 9 tháng đầu năm, LNTT đạt 17,677 tỷ VND, tăng 64.7% YoY với tăng trưởng tín dụng 3Q2022 đạt 10.1% YTD.

NIM 3Q2022 đạt 2.93% (-3bps QoQ, -11bps YoY) trong đó lãi suất bình quân đầu ra tăng 6bps QoQ nhờ tăng tỷ trọng cho vay bán lẻ và khối doanh nghiệp, giảm tỷ trọng cho vay tổ chức tài chính. Trong khi đó, chi phí đầu vào bình quân tăng 10bps QoQ do: (1) Lãi suất thị trường 2 tăng; (2) Tỷ lệ CASA đạt 18.8%, giảm 100bps QoQ, là quý giảm thứ 2 liên tiếp do: (1) Mặt bằng lãi suất huy động tăng khiến khối doanh nghiệp chuyển từ gửi tiền không kì hạn sang gửi tiền có kì hạn; (2) Các doanh nghiệp rút tiền để phục vụ việc mua lại trái phiếu hoặc hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn. Theo quan điểm của KBSV, áp lực lên NIM sẽ mạnh hơn trong 4Q2022 và năm 2023 do ảnh hưởng của sự tăng lên của lãi suất huy động.

NOII 3Q2022 đạt 3,456 tỷ VND, tăng 13.6% YoY

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 1,441 tỷ VND (-4.0% QoQ, -9.6% YoY); lãi từ hoạt động FX tiếp tục duy trì ở mức cao, đạt 801 tỷ VND (+28.2% QoQ, +75.4% YoY) trong khi đó hoạt động đầu tư – kinh doanh chứng khoán có lãi không đáng kể, đạt 57 tỷ VND trong khi thu nhập từ hoạt động khác đạt 1,057 tỷ VND (- 20.9% QoQ, +33.1% YoY) khiến NOII 3Q2022 đạt 3,456 tỷ VND, tăng 13.6% YoY. NII/TOI duy trì ở mức cao, đạt 80.3%.

Tỷ lệ nợ xấu đạt 1.35%, tăng 32bps QoQ do ghi nhận các khoản nợ tái cơ cấu

Tỷ lệ nợ xấu 3Q2022 tăng so với quý trước, đạt 1.35% (+32bps QoQ) do BID ghi nhận các khoản nợ cơ cấu sau khi hết thời hạn cơ cấu nợ theo TT14/2021- NHNN với nợ nhóm 4 và 5 tăng lần lượt 12bps QoQ và 28bps QoQ, trong khi đó nợ nhóm 3 giảm 9bps QoQ. Trong kì, BID giảm dần trích lập so với các quý trước, đạt 5,429 tỷ VND (-15.8% QoQ, -27.6% YoY) và tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 213.8%, cao thứ 3 hệ thống ngân hàng sau VCB và CTG.

BID được nới room tăng trưởng tín dụng thêm khoảng 2%

Trong tháng 12/2022, KBSV kì vọng BID có thể đẩy giải ngân lên mức tăng trưởng tín dụng cao hơn dựa trên: (1) Mới đây, NHNN vừa quyết định nới trần tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống thêm khoảng 1.5% – 2% trong đó BID được bổ sung thêm khoảng 2% room tín dụng; (2) Tỷ giá USD/VND có tín hiệu hạ nhiệt với tỷ giá liên ngân hàng ngày 5/12/2022 đạt VND24,001, giảm 3.5% so với đỉnh, qua đó giảm áp lực lên lãi suất huy động cũng như cho vay – tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận các khoản vay với chi phí hợp lý.

Thanh khoản là yếu tố then chốt để đẩy mạnh giải ngân

Tuy nhiên, cải thiện sự mất cân đối giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động sẽ đóng vai trò quan trọng để BID nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung có thể đạt được mức tăng trưởng tín dụng như kì vọng. Theo quan điểm của KBSV, các yếu tố then chốt để cải thiện thanh khoản hệ thống như giải ngân đầu tư công mạnh mẽ hay NHNN thực hiện mua ngoại tệ sau khi áp lực tỷ giá kết thúc sẽ không thể diễn ra trong ngắn hạn khiến BID sẽ phần nào gặp khó khăn trong việc cân đối nguồn để giải ngân hết phần room tín dụng được cấp.

Dự phóng kết quả kinh doanh

Năm 2022:

Chúng tôi đưa ra dự phóng cho BID trong năm 2022 như sau:

  • Dự phóng tăng trưởng tín dụng đạt 11.9% trong năm 2022 với kì vọng BID sẽ đẩy mạnh giải ngân sau khi được nới room tín dụng.
  • Chúng tôi ước tính NIM 2022 giảm 2bps YoY, đạt 2.88%, giữ nguyên so với mức dự phóng cũ khi các yếu tố tăng lãi suất huy động chưa phản ánh hết vào chi phí đầu vào.
  • Dự phóng NPL đạt 1.40%, tăng 40bps QoQ do BID ghi nhận các khoản cơ cấu sau khi TT14/2021/TT-NHNN kết thúc.
  • Chi phí trích lập dự phòng dự kiến đạt 25,696 tỷ VND, giảm 12.8% YoY do BID đã chủ động trích lập hết nợ tái cơ cấu trong năm 2021.
  • Chúng tôi dự báo LNST của ngân hàng mẹ năm 2022 đạt 17,138 tỷ VND, tăng 62.6% YoY.

Năm 2023

Đối với năm 2023, chúng tôi dự phóng tăng trưởng tín dụng đạt 11.2%; NIM đạt 2.72%, giảm 16bps YoY do chi phí đầu vào tăng, chi phí trích lập dự phòng vẫn ở mức cao, tăng 4.7% YoY với quan điểm thận trọng về sức khỏe nền kinh tế trong năm 2023; LNST ngân hàng mẹ dự phóng đạt 19,603 tỷ VND, tăng 14.4% YoY.

Định giá

Chúng tôi kết hợp 2 phương pháp định giá là P/B và Chiết khấu lợi nhuận thặng dư để tìm ra mức giá hợp lý cho cổ phiếu BID.

Kết hợp hai phương pháp định giá trên với tỉ lệ 50-50 để ra được giá hợp lý cuối cùng của cổ phiếu BID cho năm 2023 là 44,800 đồng/cổ phiếu, cao hơn 14.9% so với giá ngày 08/12/2022.

Nguồn: KBSV


Các nguồn định giá tham khảo khác:


Đồ thị phân tích kỹ thuật theo Hệ thống Tín hiệu dòng tiền iBroker SIS 4.0

BID chart. Nguồn: phowall.vn


Link tham room zalo Tín hiệu dòng tiền để nhận được tư vấn trong phiên cổ phiếu có tín hiệu Mua/Bán: https://zalo.me/g/izmqqe638


 

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.