>> Xu hướng thị trường đang tích cực dần lên – 8 cổ phiếu cho tháng 8: ACB POW FPT HPG TCM KSB MSN PLX
Thị trường chứng khoán Việt Nam có đợt sụt giảm mạnh trong tháng 10, khi VN- index giảm 13% từ mức đỉnh 1.020. Những quan ngại về tăng lãi suất, căng thẳng chiến tranh thương mại, dòng tiền đầu tư trực tiếp FII chậm lại, làm nhà đầu tư thận trọng hơn khi tham gia thị trường. Trong bối cảnh thị trường hiện tại, nhà đầu tư có thể xem xét những cổ phiếu có nền tảng cơ bản vững cho mục tiêu đầu tư dài hạn:
(1) Dẫn đầu ngành, có tăng trưởng tích cực;
(2) Hoạt động kinh doanh cốt lõi được duy trì nhờ vào nhu cầu nội địa và chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang;
(3) Định giá hấp dẫn.
Dựa trên các yếu tố trên, có thể lựa chọn môt số cổ phiếu sau: FPT, HPG, PNJ, GMD, KSB, CTI
Bảng 1. Danh mục các chứng khoán khuyến nghị đầu tư tháng 11
Bên cạnh đó, những cổ phiếu giảm sâu trong đợt này và có định giá hợp lý sẽ dẫn dắt cho nhịp phục hồi trong ngắn hạn. Do đó, nhà đầu tư tham khảo thêm danh mục cổ phiếu giảm sâu và định giá hấp dẫn.
Bảng 2. Danh mục cổ phiếu giảm sâu, định giá hấp dẫn
Sau đây là phân tích chi tiết các cổ phiếu trong danh mục đầu tư tháng 11
Công ty cổ phần FPT – FPT
Kết quả kinh doanh 9 tháng tăng trưởng tích cực. Doanh thu hợp nhất và lợi nhuận trước thuế (LNTT) trong 9M2018 lần lượt đạt 16.261 tỷ đồng (+21% yoy) và 2.738 tỷ đồng (+33% yoy). Trong đó, (1) Lợi nhuận khối công nghệ tăng trưởng 37% đên từ thị trường Nhật Bản tăng trưởng 31% và thị trường APAC tăng trưởng 62% do mở rộng thị trường Australia, đồng thời, hoạt động chuyển đổi số cũng tăng trưởng mạnh 40% từ các hợp đồng lớn như Carslberg và Shinhan Bank; (2) Tích hợp hệ thống, giải pháp phần mềm và dịch vụ CNTT, doanh thu đạt 2.932 tỷ đồng (+7% yoy), lợi nhuận đạt 107 tỷ đồng. Đồng thời, tổng giá trị hợp đồng ký kết đạt 2.932 tỷ đồng (-34%) do chậm ký các hợp đồng với chính phủ và ngân hàng; (3) Dịch vụ viễn thông có doanh thu và LNTT 9M2019 đạt 6.107 tỷ đồng (+17% yoy) và 907 tỷ đồng (+23% yoy) nhờ vào tăng trưởng tích cực lĩnh vực truyền hình trả tiền và giảm tỷ lệ trích quỹ viễn thông công ích; (4) Mảng giáo dục tăng 50% tổng số sinh viên.
Điểm nhấn đầu tư
- Triển vọng tăng trưởng tích cực từ mảng công nghệ 60% trong giai đoạn 2019-2020. Theo dự báo của FPT Soft, doanh thu mảng công nghệ dự báo đạt 600 triệu USD so với mức 350 triệu USD năm 2018. Đồng thời lợi nhuận trước thuế đạt 100 triệu USD tăng gấp đôi so với mức 2018. Trong đó: (1) Thị trường Nhật Bản, dự kiến tăng trưởng 56%-60% trong giai đoạn 2019-2020; (2) Thị trường Mỹ dự báo tăng trưởng 20%; (3) ) Thị trường Châu Á – Thái Bình Dương dự báo tăng trưởng 20%; (4) ) Biên lợi nhuận tăng lên mức 17% so với mức 15.9% năm 2016.
- Hoạt động viễn thông dự kiến lợi nhuận trước thuế tăng thêm 30 tỷ VND trong 6 tháng cuối năm 2018, nhờ vào giảm tỷ lệ đóng quỹ và dịch vụ viễn thông công ích từ mức 1.5% xuống 0.7%.
- Tình hình tài chính tích cực hơn sau khi thoái vốn tại FPT trading và FPT retail. Tỷ suất lợi nhuận tăng gấp đôi từ mức 7.6% lên mức 15.9%. Đồng thời, dòng tiền hoạt động sản xuất kinh doanh cao và ổn định ở mức 3.000 – 4.000 tỷ đồng.
- Dự báo tăng trưởng toàn tập đoàn 20% trong giai đoạn 2019-2020. Trong đó, gia tăng tỷ trọng hoạt động xuất khẩu phần mềm, đặc biệt tăng trưởng tích cực từ thị trường Nhật Bản và biên lợi nhuận cải thiện sau khi M&A công ty tư vấn Mỹ sẽ giúp FPT tăng trưởng 20% trong giai đoạn 2019-2020.
Khuyến nghị đầu tư
Khuyến nghị MUA đối với FPT, với giá mục tiêu 1 năm không đổi theo phương pháp SOTP là 65.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 58% so với giá hiện tại. Dự báo EPS năm 2018 và 2019 lần lượt là 3.584 đồng và 4.008 đồng.
* Chi tiết Báo cáo phân tích FPT tại đây
CTCP Tập đoàn Hoà Phát – HPG
HPG công bố KQKD quý 3/2018, duy trì đà tăng trưởng tốt với doanh thu đạt 41.988 tỷ đồng và LNST đạt 2,408 tỷ đồng, cùng tăng trưởng 13% so với cùng kỳ. Theo đó, lũy kế 9 tháng 2018, HPG đã đạt 41.988 tỷ đồng doanh thu và 6.833 tỷ đồng LNST, tăng tương ứng 24% và 22% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời hoàn thành 85% kế hoạch đặt ra trong năm. Tăng trưởng sản lượng trong nửa cuối 2018 ước tính cao hơn trong nửa đầu năm nhờ vào việc tái khởi động lò cao số hai vào cuối tháng 5 và khởi công nhà máy cán đầu tiên tại Dung Quất vào tháng 8/2018.
Về thị phần, HPG vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu với thị phần 22,2% đối với thép xây dựng và 26,6% đối với ống thép tính đến cuối quý 2. HPG đang tập trung cho Khu liên hợp sản xuất gang thép tại Dung Quất nhằm đạt tổng công suất 4 triệu tấn thép xây dựng vào năm 2019 và 5 triệu tấn thép xây dựng từ 2020. Sau khi dự án hoạt động ổn định, thị phần thép xây dựng dự kiến sẽ chiếm ít nhất 30% toàn thị trường.
Ước tính lợi nhuận: Dự báo doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2018 ở mức 60,7 nghìn tỷ đồng (+ 31,5% YoY) và 9,2 nghìn tỷ đồng (+ 15% YoY). Giả định sản lượng thép xây dựng, thép ống và thép mạ kẽm của là 2,47 triệu tấn (+ 14% YoY), 720.000 tấn (+ 20% YoY) và 230.000 tấn (theo SSI Research).
Điểm nhấn đầu tư: (1) Sản lượng tiêu thụ duy trì tăng trưởng tích cực nhờ nhu cầu thị trường; (2) Vị thế dẫn đầu ngành sản xuất thép; (3) Giá thép xây dựng tăng khoảng 10% trong quý 3 vừa qua và được dự báo sẽ tiếp tục duy trì; (4) Không có tác động lớn từ chiến tranh thương mại. Theo đánh giá của SSI Research, HPG không bị ảnh hưởng nhiều từ chiến tranh thép vì chỉ xuất khẩu khoảng 8,8% tổng sản lượng thép xây dựng.
Định giá: Giá mục tiêu 1 năm cho HPG là 51.000 đồng/cp.
* Chi tiết báo cáo phân tích HPG tại đây
CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận – PNJ
Lợi thế cạnh tranh: Trong các doanh nghiệp nữ trang có thương hiệu, PNJ chiếm thị phần 28% – đứng số 1 trên thị trường. PNJ cũng là cổ phiếu niêm yết duy nhất trong lĩnh vực kinh doanh trang sức. Tính đến thời điểm hiện tại, công ty đang vận hành 308 cửa hàng bán lẻ, vượt trội so với các đối thủ như BTJ, Doji. PNJ cũng là đơn vị duy nhất ở Việt Nam có nhà máy chế tác kim hoàn và có tới 70% số nghệ nhân kim hoàn của Việt Nam làm việc cho PNJ.
Điểm nhấn đầu tư
- Kết quả kinh doanh tiếp tục tăng trưởng. Quý 3/2018, PNJ ghi nhận 3,150 tỷ đồng doanh thu thuần (+ 38.2% YoY) và 177.7 tỷ đồng (+ 40.9% YoY). Kết thúc 9T2018, DTT và LNST lần lượt đạt 10.5 nghìn tỷ đồng (+ 35.5% YoY) và 694.4 tỷ đồng (+ 37.8% YoY). Biên lợi nhuận gộp đạt 18.6% trong 9T2018, vượt trội so với mức 17.4% trong 9T2017.
- Tỷ lệ SSSG của PNJ Gold duy trì ở mức cao. SSSG của PNJ Gold đạt mức 23%, tương đương 6T2018, cao hơn so với 21% trong năm 2017. SSSG được duy trì ở mức cao trong 9T2018 nhờ vào (1) doanh thu mỗi đơn đặt hàng tăng mạnh 14.7% YoY do các mặt hàng có giá trị cao như đá quý và kim cương tiêu thụ tốt; (2) số lượng khách hàng quay trở lại mua sản phẩm PNJ tăng thêm 20% YoY.
- NĐTNN được nới thêm room. PNJ dự kiến phát hành 4.86 triệu cổ phiếu ESOP với giá 20.000 VND/cổ phiếu trong tháng 12/2018, nâng số lượng cổ phiêu đang lưu hành lên 167 triệu cổ phiếu, làm tăng room sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài đối với PNJ.
- PNJ vừa được lựa chọn vào rổ VN30 trong kỳ review tháng 7 của chỉ số, điều này khẳng định chất lượng của doanh nghiệp, đặc biệt trước những lo ngại về rủi ro pháp lý liên quan đến Đông Á Bank.
Ước tính và định giá: Năm 2018, doanh thu và LNST ước đạt 14.4 nghìn tỷ đồng (+ 31% YoY) và 976.6 tỷ đồng (+ 35% YoY). Năm 2019, doanh thu và LNST ước đạt 17.6 nghìn tỷ đồng (+ 22.3% YoY) và 1.18 nghìn tỷ đồng (+ 20.7% YoY). Với P/E mục tiêu là 20x, giá trị hợp lý của PNJ là 128.000 VND/cp (upside 32% so với giá hiện tại)
Rủi ro: (1) Biến động giá vàng nguyên liệu; (2) Rủi ro cạnh tranh trong lĩnh vực vàng trang sức
* Chi tiết Báo cáo phân tích PNJ tại đây
Công ty Cổ phần Gemadept – GMD
Kết quả kinh doanh 9M2018 tích cực. Trong đó, doanh thu hoạt động khai thác cảng tăng 24% yoy; hoạt động khai logistic giảm mạnh 98% do thoái vốn tại các công ty con. Tuy nhiên, biên lợi nhuận hoạt động khai thác cảng tăng từ 15% 9M2017 lên mức 27% trong 9M2018. Đồng thời, lợi nhuận từ thoái vốn 1.519 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận sau thuế 9M2018 đạt 1.675 tỷ đồng (+438% yoy).
Điểm nhấn đầu tư
- Hoạt động Logistics dự kiến tăng trưởng gấp đôi trong giai đoạn 2018-2020. Kỳ vọng sẽ cải thiện đáng kể nhờ sự hỗ trợ từ đối tác CJ Logistics tạo động lực tăng trưởng mới thông qua việc đẩy mạnh hoạt động cung cấp dịch vụ logistics cho ô tô nhập khẩu K’Line Gemadept và logistics hàng không SCS. Đồng thời, nhu cầu vận chuyển hàng hoá thông qua cảng biển trong 6 tháng đầu năm 2018 tăng tích cực 17% so với cùng kỳ; trong đó hàng container đạt 8,7 triệu TEUs, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2017. Theo dự báo của GMD, lợi nhuận từ mảng Logistics sẽ tăng trưởng gấp đôi trong giai đoạn 2018-2020.
- Hoạt động khai thác cảng – kỳ vọng tăng trưởng mạnh từ Cảng Nam Đình Vũ và Gemalink. Đây là hoạt động trọng điểm của công ty trong thời gian tới. GMD dự kiến tăng tổng công suất khai thác các lên 5,2 triệu Teu vào năm 2022 với hai dự án chính là Cảng Nam Đình Vũ (1,8 triệu Teu ) và Gemalink (2,4 triệu Teu). Trong đó, Cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 1 đi vào hoạt động từ tháng 5/2018, dự kiến đạt 200.000 Teu trong năm 2018 và lấp đầy công suất năm 2019. Đồng thời, dự án Gemalink dự kiến sẽ hoàn thành giai đoạn 1 với công suất 1,2 triệu Teu trong năm 2019. Dự báo doanh thu hoạt động cảng biển trong năm 2018 đạt 2.077 tỷ đồng (+12%yoy) và lợi nhuận gộp đạt 747 tỷ đồng (+4% yoy).
Khuyến nghị đầu tư. GMD dự kiến đạt doanh thu 2.405 tỷ đồng trong năm 2018 (- 40%yoy). LNTT kế hoạch là 2.130 tỷ đồng (+327% yoy) bao gồm 570 tỷ đồng từ các hoạt động kinh doanh chính của GMD và 1.560 tỷ đồng từ thoái vốn, EPS năm 2018 sau khi pha loãng là 5.750 VND/CP tương đương PE 2018 forward là 4.73x. Nếu tính trên hoạt động core, PE forward 2018 là 14x. Khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu GMD với mức giá kỳ vọng 35.000 đồng/CP dựa trên tăng trưởng tích cực hoạt động khai thác cảng sau khi 2 cảng mới là Nam Đình Vũ và Gemalink đi vào hoạt động, đồng thời hoạt động logistics tăng trưởng từ hỗ trợ của CJ Logistics. Đồng thời, khả năng GMD sẽ tiếp tục thoái vốn tại dự án BDS Saigon Gem.
Rủi ro: cạnh tranh ở khu vực cảng Hải Phòng có thể ảnh hưởng tỷ suất lợi nhuận.
CTCP Xây dựng và khoáng sản Bình Dương – KSB
Kết quả kinh doanh 9M2019 tăng trưởng nhờ hoạt động khu công nghiệp. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của KSB trong 9M2018 lần lượt đạt 776 tỷ đồng (+4% yoy) và 212 tỷ đồng (+10% yoy). Trong đó, doanh thu hoạt động khai thác sụt giảm do mỏ đá Tân Đông Hiệp – chiếm 50% tổng doanh thu, hạn chế khai thác chờ giấy phép mới. Tuy nhiên, hoạt động cho thuê khu công nghiệp tăng trưởng hơn 20% nhờ vào khách hàng mới từ Trung Quốc và Đài Loan.
Điểm nhấn đầu tư.
- Sở hữu mỏ đá hiệu quả nhất khu vực Đông Nam Bộ. KSB sở hữu mỏ Tân Đông Hiệp có trữ lượng còn lại đạt 4.2triệu m3 đá nguyên khai, đến năm 2019. Với lợi thế gần khu vực trung tâm TP HCM, Đồng Nai và Bình Dương và chất lượng đá, giá bán đá của Tân Đông Hiệp cao nhất trong khu vực, lợi nhuận gộp biên đạt 42%.
- Mỏ đá Phước Vĩnh và Tân Mỹ tăng trưởng tích cực nhờ vào khách hàng mới là các khu công nghiệp Nam Bình Dương và nhu cầu hạ tầng khu vực Miền Tây. Dự báo sản lượng tiêu thụ tại mỏ Phước và Tân Mỹ tăng trưởng trung bình 23% và 10% trong giai đoạn 2018-2019. Biên lợi nhuận gộp Phước Vỉnh và Tân Mỹ đạt 27% và 23% trong năm 2018.
- Kỳ vọng M&A các mỏ đá sẽ giúp tổng sản lượng khai thác có thể bù đắp được sau khi mỏ Tân Đông Hiệp đóng cửa sau 2019. Theo tính toán với việc mua 3 mỏ mới Gò Trường, Bãi Giang, Tân Cang 7 sẽ giúp tỗng trữ lượng của KBC tăng 41% và công suất khai thác tăng 21%. Bên cạnh đó, kỳ vọng việc M&A với các mỏ đá khu vực Tân Cang – gần hạ tầng sân bay Long Thành sẽ giúp KSB bù đắp hoàn toàn lượng đá tại Tân Đông Hiệp sau 2019.
- Triển vọng tích cực từ khu công nghiệp Đất Cuốc. Trong năm 2018, KCN Đất Cuốc đã cho thuê 50 ha- tăng mạnh so với mức 30,8ha năm 2017. Đồng thời, giá bán cũng tăng khá mạnh từ mức 65 USD/m2 lên mức 85 USD/m2. Đánh giá tích cực hoạt động khu công nghiệp khi nhu cầu gia tăng do vốn FDI khá tích cực và sự dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc.
Định giá và khuyến nghị. KSB hiện đang giao dịch tại mức P/E 4,9x và P/B tại mức 1,63x – thấp hơn mức trung bình ngành. Khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu KSB với mức giá kỳ vọng ở mức 45.080 đồng/CP, tập trung vào khai thác mỏ Tân Đông Hiệp trong 2 năm nữa và các thương vụ M&A các mỏ khu vực Tân Cang – khu vực chính cung cấp cho hạ tầng sân bay Long Thành. Đồng thời, hoạt động khu công nghiệp dự báo tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2018-2019.
Rủi ro. (1) Rủi ro chính sách liên quan đến quyền khai thác mỏ, phí và lệ phí khai thác; (2) Chi phí và thời gian đền bù giải phóng mặt bằng; (3) Rủi ro khi khai thác sâu; (4) Rủi ro M&A mỏ mới.
CTCP Cường Thuận Idico – CTI
Giá cổ phiếu CTI đã giảm đáng kể gần -40% kể từ mức đỉnh 40.400 đồng/cp thiết lập vào đầu tháng 2/2018 do bị ảnh hưởng bởi nhiều thông tin tiêu cực từ mảng chính là thu phí BOT và các mảng khác cũng bị chậm lại. Do áp lực từ dư luận và sau khi thanh tra rà soát, các trạm thu phí trên tuyến QL1A và QL91 của CTI đã phải giảm phí thu 10-20% và điều này phản ánh trực tiếp vào KQKD của công ty trong 6T2018, doanh thu và LNST giảm lần lượt 26% và 21% so với 6T2017.
Bước sang quý 3/2018, KQKD của CTI có sự hồi phục tích cực ở tất cả các mảng, đặc biệt là đá xây dựng nhờ đẩy mạnh và bắt đầu khai thác ở mỏ Thiện Tân 10. Theo đó, doanh thu quý 3/2018 ước tính đạt 303 tỷ, giảm nhẹ nhưng LNST đạt gần 52 tỷ đồng, tăng trưởng đến 54% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, CTI đã hoàn thành được 75% chỉ tiêu lợi nhuận. Kỳ vọng cho cả năm 2018, ban lãnh đạo công ty kỳ vọng vượt khoảng 20 tỷ đồng so với kế hoạch đề ra.
Triển vọng ở các mảng kinh doanh
- Mảng BOT phục hồi trở lại sau thời gian giảm mạnh do giảm phí. Sau khi giảm phí, CTI đã đề xuất để tăng thời gian thu phí ở trạm trên QL1A Đoạn tránh TP Biên Hoà từ 13,5 năm lên 16 năm và QL91 từ 14 năm lên 17 năm. Bên cạnh đó, CTI vừa thỏa thuận mua lại dự án BOT Đồng Nai – Phan Thiết mới (IRR của dự án 12,5%), dự kiến đóng góp 300 tỷ doanh thu từ năm 2019, lợi nhuận hằng năm hơn 30 tỷ đồng. Lưu lượng xe qua các trạm của công ty dự kiến tăng trưởng 6-8%/năm.
- Mảng xây lắp dự báo trong năm 2019 ghi nhận 690 tỷ đồng, trong đó dự án BOT nút giao 319 (khoảng 500 tỷ đồng xây lắp) và dự án BOT Đồng Nai – Phan Thiết ( khoảng 190 tỷ)
- Mảng đá xây dựng được đẩy mạnh. Mỏ đá Tân Cang 8 được đầu tư thêm máy móc trong nửa cuối năm 2018 và mỏ đá Thiện Tân 10 cũng bắt đã bắt đầu đi vào khai thác kể từ tháng 8/2018. Theo chia sẻ lãnh đạo công ty, doanh thu từ hoạt động khai thác đá dự kiến tăng trưởng ít nhất 20% đạt 160 tỷ trong năm 2018 và 250 tỷ trong năm 2019. Biên lợi gộp hoạt động khai thác đá dự kiến đạt khoảng 37%.
- Hoạt động sản xuất ống cống bê tông vẫn tăng trưởng tốt nhờ nhu cầu xây dựng và nâng cấp hạ tầng khu vực tỉnh. Mảng này được ban lãnh đạo kỳ vọng có thể tăng trưởng mạnh nếu dự án thoát nước TP Biên Hoà được triển khai, với tổng giá trị 7.000 tỷ.
Quan điểm đầu tư: Đánh giá khả quan đối với cổ phiếu CTI sau thời gian giảm mạnh do việc giảm phí tại các BOT hiện hữu sẽ hồi phục trở lại dựa trên tiềm năng tăng trưởng trong Q4/2018 và 2 năm sắp tới nhờ hoạt động xây dựng, khai thác đá xây dựng và dự án BOT mới.
Rủi ro: (1) Giá trị xây lắp ghi nhận chậm hơn dự kiến; (2) Trích lập các chi phí đại tu của các dự án BOT; (3) Rủi ro pháp lý ảnh hưởng hoạt động thu phí BOT
Thành Công
3 thoughts on “Cơ hội mua cổ phiếu tốt với giá chiết khấu – Danh mục đầu tư tháng 11: FPT HPG PNJ GMD KSB CTI”