PNJ : Giành được thị phần khi toàn ngành khó khăn
Hậu quá trình giãn cách xã hội, ngành trang sức đang thu hẹp lại, tuy nhiên, doanh thu bán lẻ của PNJ vẫn hồi phục tốt từ mức doanh thu thấp cùng kỳ và thành công của những chương trình khuyến mãi và quảng cáo.
Tính từ đầu tháng 7, doanh thu bán lẻ của PNJ tiếp tục hồi phục tích cực như trong tháng 6. Tăng trưởng hiện tại đã là hai con số.
Chiến lược dài hạn của PNJ là duy trì tỷ suất lợi nhuận gộp và tiếp tục chuyển hóa số.
Đánh giá hiện tại của chúng tôi đối với cổ phiếu PNJ là Mua vào với giá mục tiêu là 67.700đ.
ACB : Dự phòng tăng mạnh khiến lợi nhuận giảm
ACB công bố KQKD Q2/2020 với LNTT là 1.895 tỷ đồng (giảm 1,1% so với cùng kỳ) chủ yếu do chi phí dự phòng bất thường đối với dư nợ liên ngân hàng. LNTT nửa đầu năm do đó đạt 3.820 tỷ đồng, hoàn thành 50% kế hoạch cả năm của Ngân hàng và sát với dự báo của chúng tôi.
Thu nhập từ phí trong Q2/2020 yếu do thay đổi chính sách kế toán trong khi đó hoạt động giao dịch trái phiếu tiếp tục lãi lớn là 313 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu đạt 0,68% (tăng 0,02% so với quý trước), thấp nhất trong toàn ngành. Chi phí dự phòng tăng mạnh 295% so với cùng kỳ do dự phòng cho dư nợ liên ngân hàng.
Chúng tôi duy trì đánh giá Mua vào với giá mục tiêu theo phương pháp thu nhập thặng dư là 31.000đ, tiềm năng tăng giá 28,1%.
CRE : Mảng môi giới hồi phục mạnh
CRE công bố KQKD Q2/2020 với lợi nhuận thuần là 90 tỷ đồng (giảm 29,8% so với cùng kỳ), cao hơn dự báo của chúng tôi trong bối cảnh tình hình pháp lý thắt chặt và tác động của dịch COVID-19.
CRE đã kinh doanh tốt trong 2 quý vừa qua – BLĐ công bố các giao dịch đã giảm mạnh trong tháng 4 nhưng đã hồi phục lại trong tháng 5 và tháng 6.
KQKD nửa đầu năm 2020 đạt lần lượt 45,0% và 48,0% dự báo doanh thu và lợi nhuận thuần của chúng tôi (hoàn thành lần lượt 28,7% và 33,3% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận thuần của Công ty).
Chúng tôi duy trì đánh giá Mua vào với giá mục tiêu theo phương pháp DCF là 21.300đ.
BMP : Lợi nhuận tăng mạnh trong Q2/2020
BMP đã công bố KQKD Q2/2020 với lợi nhuận thuần đạt 155 tỷ đồng (tăng 32% so với cùng kỳ) nhờ giá nhựa đầu vào giảm, theo sau sự sụt giảm mạnh của giá dầu thô trong Q2/2020.
Doanh thu thuần và lợi nhuận thuần trong nửa đầu năm 2020 lần lượt đạt 2.270 tỷ đồng (tăng 7,7% so với cùng kỳ) và 256 tỷ đồng (tăng 23,4% so với cùng kỳ). LNTT đạt 320 tỷ đồng (tăng 22,9% so với cùng kỳ).
Theo đó, BMP đã hoàn thành 55,1% kế hoạch và 58,1% dự báo LNTT năm 2020 của chúng tôi. Lợi nhuận nửa đầu năm 2020 cao hơn dự báo của chúng tôi 16,2%.
Chúng tôi đang xét xét lại dự báo. Chúng tôi hiện đánh giá Mua vào với giá mục tiêu là 59.500d. Tiềm năng tăng giá 17.7% so với thị giá.
PHR : Chuyển nhượng đất thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận
PHR công bố KQKD hợp nhất Q2/2020 rất tích cực với lợi nhuận thuần là 330 tỷ đồng (tăng 443,5% so với cùng kỳ). Tuy nhiên doanh thu giảm nhẹ còn 275 tỷ đồng (giảm 1,3% so với cùng kỳ).
KQKD nửa đầu năm 2020 có doanh thu là 495 tỷ đồng và lợi nhuận thuần là 537 tỷ đồng; lần lượt hoàn thành 52,1% và 55,6% dự báo năm 2020 của chúng tôi.
Lãi từ chuyển nhượng đất là yếu tố thúc đẩy lợi nhuận của Công ty, trong khi đó KQKD mảng cao su vẫn kém. Điều này sát với kỳ vọng của chúng tôi.
Chúng tôi duy trì đánh giá Nắm giữ với giá mục tiêu theo phương pháp SOTP là 52.400đ.
HPG : Mảng thép, nông nghiệp thúc đẩy lợi nhuận
HPG công bố KQKD Q2/2020 với doanh thu thuần là 20.422 tỷ đồng (tăng 35,2% so với cùng kỳ) và lợi nhuận thuần là 2.742 tỷ đồng (tăng 34,4% so với cùng kỳ).
Tăng trưởng lợi nhuận mạnh đạt được nhờ sản lượng tiêu thụ thép và lợi nhuận mảng nông nghiệp tăng mạnh.
Cùng với đó, doanh thu thuần và lợi nhuận thuần nửa đầu năm 2020 lần lượt đạt 39.654 tỷ đồng (tăng 29,6% so với cùng kỳ) và 5.060 tỷ đồng (tăng 31,1% so với cùng kỳ). Lợi nhuận nửa đầu năm 2020 cao hơn 5,3% so với dự báo của chúng tôi.
Chúng tôi duy trì đánh giá Mua vào với giá mục tiêu theo phương pháp DCF là 34.300đ, tiềm năng tăng giá là 21,6%.
Nguồn: HSC
Link tham room zalo Tín hiệu dòng tiền để nhận được tư vấn trong phiên cổ phiếu có tín hiệu Mua/Bán: https://zalo.me/g/mudsad194