CTCP Cao su Phước Hoà (PHR: HOSE): Tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022 [Mục tiêu 88,000 đ/cp]

Chúng tôi duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu 88.000đ/cp (+23% so với dự phóng trước đó) nhờ vào chuyển định giá sang năm 2022 và chúng tôi hạ tỷ lệ chiết khấu xuống 10% để phản ánh triển vọng tốt hơn ở tất cả các mảng kinh doanh.

Tóm tắt KQKD 2021: hưởng lợi từ đà tăng giá cao su, không ghi nhận khoản thu nhập một lần trong năm

Doanh thu 2021 tăng 19,3% svck đạt 1.950 tỷ đồng, chủ yếu nhờ vào doanh thu mảng cao su, gỗ (tăng 25,6% svck lên 1.693 tỷ đồng). Biên LN gộp 2021 tăng 2,7 điểm % svck nhờ mức tăng đột biến 24,4% svck của giá bán cao su. Mặc dù vậy, không có khoản thu nhập một lần nào được ghi nhận trong năm 2021 trong khi năm 2020 PHR đã ghi nhận 860 tỷ đồng tiền đền bù đất, từ đó LN ròng 2021 giảm 55,9% xuống 477 tỷ đồng, hoàn thành 118,5% dự phòng của chúng tôi.

Luận điểm đầu tư

CTCP Cao su Phước Hòa (PHR) tiếp tục duy trì vị thế là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành cao su với diện tích trồng hơn 400.000ha và sản lượng tiêu thụ đạt 35.120 tấn trong năm 2021. Chúng tôi đánh giá tích cực về PHR trong ngắn hạn và trung hạn, nhờ:

  • PHR sẽ tiếp tục được hưởng lợi nhờ giá cao su neo cao hơn kì vọng, được hỗ trợ bởi tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong khi nhu cầu hồi phục mạnh mẽ cho thị trường ô tô Mỹ, Trung Quốc và giá xăng dầu tăng cao do xung đột giữa Nga-Ukraine.
  • Chúng tôi kì vọng PHR ghi nhận khoản thu nhập một lần 898 tỷ đồng từ tiền đền bù đất dự án VSIP III trong năm 2022, giúp cho LN ròng năm 2022 tăng 125,8% svck.
  • PHR mục tiêu đưa 2.600ha từ 4 KCN đi vào hoạt động trong 3 năm tới. Chúng tôi kì vọng thủ tục pháp lý cho dự án KCN Tân Lập sẽ được thông qua sớm hơn so với dự kiến, sẽ thúc đẩy doanh thu KCN tăng lần lượt 34,5%/111,9% trong năm 2023/2024.

Triển vọng 2022: Tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ nhờ giá cao su cao đột biến và khoản thu nhập một lần từ đền bù đất

Mảng cao su thiên nhiên: theo đà tăng giá cao su

Giá cao su thiên nhiên thế giới tăng mạnh từ Q2/21 nhờ sự gia tăng nhu cầu từ thị trường ô tô Mỹ, Trung Quốc và nguồn cung thiếu hụt. Giá cao su tự nhiên đã tăng mạnh trong Q3/21 trước khi giảm nhẹ trong Q4/21.

Theo Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), giá cao su thế giới quay trở lại đà tăng trưởng kể từ đầu Q1/22. Tính tới đầu T3/22, giá tất cả các loại cao su dều ghi nhận tăng mạnh, đặc biệt như mủ Latex (+36% so với quý trước), RSS3 (+20,2% so với quý trước), STR20 (+10,3% so với quý trước).

Đà tăng của giá cao su thế giới trong Q1/22 tới từ:

  • Trung Quốc dự kiến sẽ nhập 2 triệu tấn cao su trong Q1/22 để bù đắp cho thiếu hụt trước cho thị trường ô tô. Doanh số bán ô tô năm 2022 của Trung Quốc được kì vọng tăng 5%-10%.
  • Giá dầu được duy trì ở mức cao và vượt ngưỡng 100USD/thùng, ảnh hưởng bởi xung đột Nga-Ukraine.

Chúng tôi dự giá cao su thế giới sẽ tiếp đà tăng giá và đạt kỉ lục mới, tăng 29,6% svck đạt mức 275 JPY/kg, nhờ vào:

  • Giá dầu Brent sẽ tiếp tục biến động mạnh trong ngắn hạn do các sự kiện bất ổn toàn cầu, sau đó dần tái cân bằng cho đến cuối năm 2022.
  • Tình trạng thiếu hụt nguồn cung cao su toàn cầu. Thời tiết tác động tiêu cực tới các nhà cung cấp cao su lớn tại khu vực Đông Nam Á (Thái Lan, Indonesia…), dẫn tới suy giảm nguồn cung mủ cao su.

Với vị thế một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành cao su, PHR cũng được hưởng lợi nhờ giá cao su tăng cao hơn kì vọng. Mặc dù năng suất năm 2021 giảm 13,3% svck còn 1,53 tấn/ha do diện tích trồng cây non (với năng suất thấp hơn) chiếm tới 79,3% tổng diện tích trồng cao su, nhưng sản lượng tiêu thụ cao su năm 2021 vẫn tăng 10,6% đạt 35.115 tấn (cao nhất toàn ngành).

Nhờ giá cao su tăng cao, Biên LN gộp năm 2021 của tất cả các công ty cao su đều được cải thiện. So với các đối thủ cùng ngành, PHR có mức tăng biên LN gộp thấp nhất (+2,7% svck) do tiêu thụ mủ cao su của PHR chủ yếu là thị trường nội địa (trong khi giá cao su nội địa có mức tăng giá thấp hơn so với giá xuất khẩu) và PHR đã gia tăng thu mua lại mủ cao su từ tiểu điền 43,72% svck. Trong khi đó, biên LN gộp của các công ty xuất khẩu cao su có mức tăng mạnh mẽ như: RTB (+14,1% svck), DRI (+13,7% svck), DPR (+7,5% svck)…

Bất động sản KCN: Chúng tôi kì vọng PHR ghi nhận 898 tỷ đồng từ đền bù đất trong năm 2022

Dự án Khu công nghiệp Việt Nam Singapore 3 (KCN VSIP III) có tổng diện tích 1.000ha được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào T11/2022. Dự án nằm tại phường Hội Nghĩa, thị xã Tân Uyên, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Vào ngày 18/01/2022, PHR đã nhận được quyết định của Ủy ban nhân dân thị xã Tân Uyên về việc thu hồi đất của công ty để thực hiện dự án KCN VSIP III. Quyết định này làm cơ sở để công ty hạch toán và ghi nhận khoản thu nhập một lần 898 tỷ đồng từ đền bù đất. Trong bối cảnh quỹ đất khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương còn hạn chế, Bình Dương sẽ đẩy nhanh tiến độ dự án VSIP III để thu hút dòng vốn FDI. Từ năm 2023, PHR sẽ ghi nhận thêm 20% thu nhập được chia từ việc bán đất KCN VSIP III và 20% lợi nhuận được chia từ cổ phần PHR tại dự án này.

Điều chỉnh dự phóng 2022-2024

  • Chúng tôi hạ doanh thu doanh thu mảng cao su năm 2022/2023 lần lượt 8,3%/8,3% bởi những lo ngại về khả năng hồi phục nguồn cung nhanh hơn so với kì vọng của các nhà cung cấp cao su lớn như Thái Lan, Indonesia, dẫn tới sản lượng tiêu thụ/giá bán bình quân cao su năm 2022-2023 giảm lần lượt 5,9%/2,6% so với dự phóng trước đó của chúng tôi.
  • Chúng tôi nâng doanh thu KCN 495% so với dự phóng trước đó, để phản ánh sự hồi phục hoạt động tại các KCN khi tỷ lệ phủ vaccine ở mức cao.
  • Chúng tôi hạ doanh thu mảng cao su năm 2023 8,3% bởi lo ngại nhu cầu của Trung Quốc sẽ tăng chậm lại sau mức tăng mạnh năm 2022 để bù đắp thiếu hụt năm 2021.
  • Chúng tôi không thay đổi dự phóng doanh thu KCN năm 2023. Chúng tôi kì vọng KCN Tân Lập sẽ được đưa vào hoạt động năm 2023 và sẽ đóng góp cho doanh thu KCN từ năm 2023.
  • Chúng tôi tiếp tục hạ dự phóng doanh thu mảng cao su và gỗ năm 2024. Chúng tôi kì vọng dự án KCN Tân Bình mở rộng được đưa vào hoạt động trong năm 2024.

Định Giá

Chúng tôi duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu 88.000đ/cp (+23% so với dự phóng trước đó) nhờ vào chuyển định giá sang năm 2022 và chúng tôi hạ tỷ lệ chiết khấu xuống 10% để phản ánh triển vọng tốt hơn ở tất cả các mảng kinh doanh.

Động lực tăng giá bao gồm:

  • Giá cao su tăng cao đột phá so với kì vọng.
  • Đền bù đất lớn hơn so với kì vọng.

Rủi ro giảm giá bao gồm:

  • Giá cao su có thể giảm do nguồn cung phục hồi.
  • Nhu cầu từ Trung Quốc tăng chậm.

 

Nguồn: VND


Các nguồn định giá tham khảo khác


Đồ thị phân tích kỹ thuật theo Hệ thống Tín hiệu dòng tiền iBroker SIS 4.0

PHR chart. Nguồn: Admin


 

Link tham room zalo Tín hiệu dòng tiền để nhận được tư vấn trong phiên cổ phiếu có tín hiệu Mua/Bán: https://zalo.me/g/izmqqe638


 

 

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.