[Daily Stock Calls 11/02/2019] Khuyến nghị MUA HVN, Khả quan PVD PLX PHR, Cập nhật KDH DXG, Nắm giữ FRT

VCSC khuyến nghị KHẢ QUAN PVD (TP: 18.3) và PLX (TP: 61.4), khuyến nghị MUA HVN (TP: 40.6);

VDSC cập nhật KDH, DXG;

HSC khuyến nghị NẮM GIỮ FRT (TP: 71.2), KÉM KHẢ QUAN NKG (TP: ), KHẢ QUAN PHR (TP: 41.6).

  • VCSC đánh giá khả quan PVD

    PVD: Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (HOSE)

    * Chúng tôi điều chỉnh tăng giá mục tiêu của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD) thêm 17,3% và nâng khuyến nghị từ PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG lên KHẢ QUAN nhờ mức giá thuê ngày dự kiến cao hơn 4% trong giai đoạn 2020-2021 và cập nhật mô hình định giá. Chúng tôi nâng LNST dự phóng 2019 thêm 51% chủ yếu do thay đổi chính sách khấu hao cho 3 giàn khoan tự nâng của PVD.

    * Chúng tôi dự báo LNST cốt lõi 2019 đạt 8,1 triệu USD so với khoản lỗ 1,9 triệu USD trước đây, giả định mức giá thuê ngày tăng 8% so với cùng kỳ năm trước (YoY) và hiệu suất hoạt động đạt 95% so với 85% trong năm 2018. Trong khi đó, LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo dự phóng 2019 cũng được hỗ trợ bởi LN bất thường (10,3 triệu USD từ thu hồi nợ xấu).

    * Chúng tôi dự báo EBITDA năm 2019 sẽ đạt 64% YoY, đến từ mảng khoan và dịch vụ giếng khoan.

    * Với dự phóng P/E đạt 13,2 lần và EV/EBIDTA đạt 6,1 lần, chúng tôi cho rằng giá cổ phiếu của PVD hiện đang có định giá hấp dẫn trong bổi cảnh triển vọng phục hồi mạnh mẽ của LNST 2019 và khả năng tài chính mạnh mẽ. Chúng tôi dự phóng PVD sẽ có vị thế tiền mặt ròng từ năm 2020 (tỷ lệ đòn bẩy -2,4%).

    * Rủi ro: tình hình dư thừa giàn khoan kéo dài; biên LN dịch vụ giếng khoan thấp hơn dự kiến.


    Các nguồn định giá tham khảo khác


    PVD chart. Nguồn: Admin


  • VCSC đánh giá Khả quan PLX

    PLX: Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam – CTCP

    Doanh thu 2018 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX) tăng 24,9% so với năm 2017 trong khi LNST sau lợi ích CĐTS tăng 7,1%. Doanh thu tăng trưởng chủ yếu nhờ giá xăng tăng (giá dầu diesel và xăng tăng lần lượt 12,2% và 22,6% so với năm 2017) và tổng sản lượng bán ra tăng 2%.

    Trong khi đó, LNST sau lợi ích CĐTS tăng nhờ (1) sản lượng bán ra của các trạm xăng sỡ hữu COCO tăng 5,4% nhờ mảng xăng dù kết quả Quý 4 kém do giá xăng liên tục giảm và (2) các mảng hóa dầu và nhiên liệu máy bay cũng đạt kết quả cao. Doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo 2018 hoàn tất lần lượt 98% và 97,9% dự báo của chúng tôi và nhìn chung phù hợp với dự báo của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng sẽ không điều chỉnh đáng kể dự báo lợi nhuận và giá mục tiêu.

    * Giá xăng liên tục giảm, ảnh hưởng đến lợi nhuận Quý 4 như dự báo.

    * Chi phí bán hàng vượt dự báo một chút.

    * Mảng hóa dầu và nhiên liệu máy bay đạt kết quả khả quan.

    * Đề xuất sáp nhập HDB-PGB vẫn còn đợi NHNN thông qua.


    Các nguồn định giá tham khảo khác


    PLX chart. Nguồn: Admin

  • VCSC khuyến nghị MUA HVN

    HVN: TCT Hàng Không Việt Nam – CTCP

    KQLN 2018 hợp nhất chưa kiểm toán của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (HVN) vượt dự báo của chúng tôi. Doanh thu tăng 16% so với năm 2017 lên 98 nghìn tỷ đồng, tương đương 86% dự báo của chúng tôi, trong khi LNST sau lợi ích CĐTS giảm 3,7% xuống 2,3 nghìn tỷ đồng, tương đương 120% dự báo của chúng tôi. Vietnam Airlines (VNA/ công ty mẹ) tính riêng đạt doanh thu 71 nghìn tỷ đồng, tăng 12%, đạt 99% dự báo của chúng tôi trong khi LNST đạt 2,1 nghìn tỷ đồng, tăng 15% và đạt 124% dự báo của chúng tôi.

    Chúng tôi cho rằng lý do khiến lợi nhuận của HVN tăng mạnh hơn so với dự báo là lợi nhuận từ các thương vụ bán và thuê lại (SALB) của công ty tăng mạnh trong Quý 4/2018 trong khi chúng tôi giả định công ty không có thương vụ SALB nào trong Quý 4 như mục tiêu công ty đề ra.

    Chúng tôi đang tìm kiếm thêm thông tin từ phía ban lãnh đạo về vấn đề này. Nếu không tính lợi nhuận Quý 4/2018 từ các thương vụ SALB, LNST sau lợi ích CĐTS 2018 của HVN giảm 21,5% xuống 1,9 nghìn tỷ đồng (95,4% dự báo của chúng tôi). Nếu không tính lợi nhuận cả năm từ các thương vụ SALB năm 2017 và 2018, LNST sau lợi ích CĐTS 2018 tăng 6,6% lên 1,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 100,5% dự báo của chúng tôi. Chúng tôi có thể sẽ điều chỉnh giảm dự báo dành cho hoạt động hàng không cốt lõi của HVN vì tiếp tục nhận thấy lượng khách quốc tế có xu hướng tăng trưởng chậm lại (chỉ 1,4% trong tháng 01/2019 so với cùng kỳ năm ngoái, theo Tổng cục Du lịch Việt Nam) và sự xuất hiện của đối thủ mới Bamboo Airways.

    Chúng tôi được biết hãng hàng không này liên tục đẩy mạnh tần suất, có đẩy mạnh tần suất trên cả tuyến TP. HCM – Hà Nội, là một tuyến chủ lực của HVN.


    Các nguồn định giá tham khảo khác


    HVN chart. Nguồn: Admin


  • VDSC cập nhật KDH

    KDH: CTCP Đầu tư kinh doanh Nhà Khang Điền

      Giá hiện tại % change (t-3) P/E P/B
    KDH 30.15 0.2% 14.92 1.82

    Trong năm 2018, Khang Điền (HSX: KDH) ghi nhận doanh thu 2.917 tỷ đồng (-11% YoY) và lợi nhuận sau thuế là 809 tỷ đồng (+ 60% YoY). Công ty đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm. Doanh thu bất động sản đến từ ghi nhận phần còn lại của các dự án Venica, Rosita, Lucasta, 50% của Jamila (hai tòa) và một phần đất nền Phong Phú 2. Năm 2019, KDH tiếp tục ghi nhận từ các dự án hiện hữu, bao gồm Jamila (hai tòa còn lại) và Phong Phú 2.

    Kế hoạch phát triển dự án. Năm 2019, dự án thấp tầng Phú Hữu tại quận 9, TP HCM, với diện tích đất 8ha sẽ là luận điểm đầu tư. Hiện tại, công ty đã hoàn thành việc bồi thường đất và đây sẽ là trọng tâm tiếp theo.

    Tích lũy quỹ đất. Năm 2018, KDH đã hoàn thành việc mua lại hai công ty là Bình Chánh (BCI) và Thủy Sinh. Các công ty bao gồm quỹ đất đáng chú ý, như Phong Phú 2, Tân Tạo (BCI) và một khu đất rộng 4,3ha tại Phú Hữu, quận 9, TP HCM (Thủy Sinh).

    Hiện tại, chúng tôi cho rằng KDH đang giao dịch tại mức giá hợp lý. Công ty thiếu một kế hoạch rõ ràng trong việc triển khai quỹ đất lớn trong ngắn hạn. Do đó, luận điểm đầu tư cho KDH sẽ phù hợp với các nhà đầu tư dài hạn. Trong năm 2019, chúng tôi dự báo doanh thu và NPAT sẽ lần lượt là 3.400 tỷ đồng (+ 17% YoY) và 910 tỷ đồng (+ 13% YoY). Theo đó, P/E và P/B cho năm 2019 lần lượt là 13,6 lần và 1,8 lần.


    Các nguồn định giá tham khảo khác


    KDH chart. Nguồn: Admin

  • VDSC cập nhật DXG

    DXG: CTCP Tập đoàn Đất Xanh

      Giá hiện tại % change (t-3) P/E P/B
    DXG 23.3 0.9% 6.76 1.62

    Đất Xanh (HSX: DXG) đã công bố kết quả năm 2018 với doanh thu thuần 4.645 tỷ đồng (+ 61% YoY) và NPAT là 1.178 tỷ đồng (+ 57% YoY). Nhờ đó, DXG đạt được 103% mục tiêu cả năm. Tổng sản phẩm bán hàng đạt khoảng 18.000 căn (-5% YoY), do mảng kinh doanh thứ cấp giảm mạnh, với gần 3.500 (-55% YoY). Điểm sáng là mảng kinh doanh môi giới, với số lượng 9.500 căn (+25% YoY). Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm nhẹ 4% YoY, do tỷ trọng đóng góp thấp hơn của mảng có biên lợi nhuận cao, môi giới và đầu tư thứ cấp.

    Phát triển bất động sản. Năm 2018, việc bàn giao hai dự án là Opal Riverside và Lux Garden đóng góp chính vào lợi nhuận. Bước sang năm 2019, công ty có kế hoạch ghi nhận doanh thu từ các dự án bất động sản hiện hữu, bao gồm cả Opal Garden và các dự án bất động sản đất nền và nhà phố tại các tỉnh thành loại 2.

    Môi giới và đầu tư thứ cấp mang lại nguồn lợi nhuận chính, với sự đóng góp vào doanh thu và lợi nhuận gộp lần lượt là 52% và 74%. Kết quả trên tốt hơn so với dự báo của chúng tôi. DXG đã tận dụng nhu cầu gia tăng về bất động sản tại các thành phố và tỉnh thành loại 2. Chúng tôi cho rằng, DXG sẽ tiếp tục hưởng lợi từ mảng kinh doanh này trong nửa đầu năm 2019 với xu thế đang tích cực và triển vọng cho nửa cuối năm có thể sẽ thận trọng hơn.

    Giá hiện tại của DXG tương đối hấp dẫn, tương ứng với P/E và P/B cho năm 2019 lần lượt là 6,6 lần và 1,0 lần. Rủi ro là các vấn đề pháp lý chưa được giải quyết.


    Các nguồn định giá tham khảo khác


    DXG chart. Nguồn: Admin

  • HSC khuyến nghị Nắm giữ FRT

    FRT: CTCP Bán lẻ kỹ thuật số FPT

      Giá hiện tại % change (t-3) P/E P/B
    FRT 66.1 -4.1% 13.37 4.10

    FPT Retail đã công bố KQKD năm 2018 với doanh thu đạt 15.298 tỷ đồng (tăng trưởng 16,4% so với cùng kỳ) và LNST đạt 347,7 tỷ đồng (tăng trưởng 20,0%). Động lực tăng trưởng lợi nhuận chính là tốc độ mở cửa hàng mới ổn định.

    HSC dự báo LNST năm 2019 tăng trưởng 14,5% với động lực tăng trưởng là chuỗi điện thoại di động nhờ (1) tăng trưởng doanh thu bình quân mỗi cửa hàng đạt 5%; và (2) mở rộng hệ thống với các cửa hàng mới. Chuỗi bán lẻ dược phẩm Long Châu dự báo lỗ 16 tỷ đồng. Mảng bán lẻ ĐTDĐ hiện đã bão hòa nên trong 3-5 năm tới, triển vọng tăng trưởng của FRT là hạn chế. Do vậy triển vọng các năm sau đó phụ thuộc vào việc mở rộng sang lĩnh vực bán lẻ dược phẩm (đã được lên kế hoạch) và chúng tôi cho rằng mảng kinh doanh mới này sẽ không dễ dàng.

    HSC dự báo LNST năm 2019 tăng trưởng 14,4% – Chúng tôi dự báo cho năm 2019 doanh thu thuần đạt 18.329 tỷ đồng (tăng trưởng 19,8%) và LNST đạt 397,7 tỷ đồng (tăng trưởng 14,4%). Các giả định chính của chúng tôi gồm;

    1. Đối với chuỗi ĐTDĐ, chúng tôi dự báo doanh thu đạt 17.575 tỷ đồng (tăng trưởng 14,9%) và LNTT đạt 513 tỷ đồng (tăng trưởng 18,0%).
    2. Đối với chuỗi bán lẻ dược phẩm, chúng tôi dự bao doanh thu đạt 754 tỷ đồng và LNTT lỗ 16 tỷ đồng

    Định giá – Theo mô hình DCF, chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu FRT là 71.200đ; tương đương P/E dự phóng năm 2019 là 12,5 lần.

    Trong định giá bằng phương pháp DCF của mình, chúng tôi giả định chi phí vốn bình quân WACC là 9,8% và tốc độ tăng trưởng dài hạn là 6%. Chúng tôi giả định doanh thu sẽ tăng trưởng với tốc độ gộp bình quân là 14,4% và tỷ suất EBIT tăng từ 3,3% lên 5,1% trong giai đoạn 2018-2028.

    Tốc độ tăng trưởng dài hạn 6% dựa trên:

    • Tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ ở 6% trong một số năm nhất định; và
    • Doanh thu và lợi nhuận của FRT có thể tăng trưởng trên 6% nhờ (1) thị trường ĐTDĐ đã bão hòa và sẽ tăng trưởng 9-10% (theo ước tính của chúng tôi), và (2) thị trường dược phẩm có thể dễ dàng tăng trưởng trên 10% hay thậm chí còn hơn thế do ngày càng có nhiều người dân chi tiền cho thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm.

    Quan điểm đầu tư – Giảm đánh giá từ Khả quan xuống Nắm giữ do triển vọng tăng trưởng trung hạn không đủ mạnh để hỗ trợ giá cổ phiếu tăng lên trên mặt bằng hiện tại (theo mô hình DCF của chúng tôi). Giá trị hợp lý dựa trên định giá DCF của HSC cho cổ phiếu FRT là 71.200đ. Trong 2-3 năm tới, tăng trưởng lợi nhuận của FRT sẽ hạn chế do thị trường điện thoại trong nước đã bão hòa và nhu cầu chủ yếu là từ thay thế sản phẩm cũ. Trong khi đó sự thành công khi mở rộng vào mảng bán lẻ dược phẩm là không dễ dàng và cũng không chắc chắn 100%.


    Các nguồn định giá tham khảo khác


    FRT chart. Nguồn: Admin

  • HSC đánh giá kém khả quan NKG

    NKG: CTCP Thép Nam Kim

      Giá hiện tại % change (t-3) P/E P/B
    NKG 6 -5.5% 19.39 0.37

    NKG hôm nay đã công bố KQKD gây thất vọng với doanh thu thuần đạt 14.812 tỷ đồng (tăng trưởng 17,4%), trong khi đó, LNST giảm xuống chỉ còn 57,3 tỷ đồng (giảm 91,9%) – Theo đó Công ty mới chỉ hoàn thành được 87,1% kế hoạch doanh thu và 7,6% kế hoạch lợi nhuận. Doanh thu tăng trưởng chủ yếu nhờ sản lượng tăng 7% cộng với giá bán bình quân tăng 9,7%. Tuy nhiên lợi nhuận giảm do tỷ suất lợi nhuận gộp giảm mạnh. Trên thực tế tỷ suất lợi nhuận gộp đã giảm mạnh xuống chỉ còn 5,4% trong năm 2018 từ 10,8% trong năm 2017 do Công ty có lượng lớn hàng tồn kho giá cao.

    Duy trì đánh giá Kém khả quan. NKG đã có một năm 2018 đầy khó khăn do Công ty vướng vào việc trữ hàng tồn kho số lượng lớn trong khi giá nguyên liệu đang tăng mạnh và sau đó giảm mạnh. Do NKG áp dụng mô hình cộng chi phí đầu vào, trong đó Công ty không có nhiều quyền quyết định giá bán đối với khách hàng cuối cùng, nên cách duy nhất để có thể nâng cao tỷ suất lợi nhuận là tích cực quản trị hàng tồn kho nguyên liệu. Và điều này đã không có hiệu quả và năm ngoái NKG đã gặp khó khăn do tích trữ quá nhiều tồn kho nguyên liệu giá cao. Cho năm 2019, HSC dự báo lợi nhuận tăng trưởng 149,1% từ mức thấp của năm ngoái. Bên cạnh đó, Công ty cũng đang tái cơ cấu hoạt động bằng việc bán đất để cải thiện dòng tiền, giảm quy mô một số hoạt động sản xuất thông qua việc bán thanh lý một số máy móc, nhà xưởng cũ. Điều này sẽ đem lại lợi nhuận không thường xuyên cho NKG trong năm nay và có lẽ đây sẽ là động lực ngắn hạn cho giá cổ phiếu. Trong khi đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính sẽ hồi phục trong 6 tháng cuối năm nay do tồn kho nguyên liệu giá cao đã được giải phóng hết và nhu cầu đối với sản phẩm tôn mạ phục hồi.

    Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu NKG là 5.964đ; tương đương P/E 8 lần. Giá cổ phiếu NKG đã giảm 71,5% trong năm 2018 và giảm tiếp 20,4% từ đầu năm do Công ty lỗ lớn trong Q4. Triển vọng mảng thép dẹt ở cả thị trường xuất khẩu và nội địa là khó khăn do tình trạng dư cung. NKG cũng đang tập trung vào thị trường xuất khẩu có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn thị trường nội địa. Do vậy, chỉ cần giá nguyên liệu đầu vào biến động mạnh thì lợi nhuận của Công ty sẽ bị ảnh hưởng. Chúng tôi cũng lo ngại về công tác quản trị doanh nghiệp tại NKG trước phong cách tích cực quản trị hàng tồn kho. Động lực ngắn hạn duy nhất cho giá cổ phiếu là lợi nhuận không thường xuyên từ bán nhà máy và chuyển nhượng quyền sử dụng đất.


    Các nguồn định giá tham khảo khác


    NKG chart. Nguồn: Admin

  • HSC khuyến nghị khả quan PHR

    PHR: CTCP Cao su Phước Hòa

      Giá hiện tại % change (t-3) P/E P/B
    PHR 35.55 -1.0% 7.71 1.85

    PHR đã công bố KQKD khả quan hơn kỳ vọng – KQKD năm 2018 chưa kiểm toán không đồng đều về doanh thu và lợi nhuận nhưng vượt kỳ vọng của chúng tôi. Doanh thu thuần đạt 1.558 tỷ đồng, giảm 5,8% và thấp hơn 4,8% so với dự báo của chúng tôi. Trong khi đó LNST tăng mạnh 92,7% đạt 636,9 tỷ đồng và cao hơn 15,5% so với dự báo của chúng tôi. LNST của cổ đông công ty mẹ tăng trưởng 91% đạt 622 tỷ đồng. Với kết quả này, Công ty đã hoàn thành 80,6% kế hoạch doanh thu và 192,5% kế hoạch lợi nhuận.

    Cho năm 2019, HSC dự báo doanh thuần giảm 11,2% so với năm 2018, trong khi đó LNST tăng trưởng 27% với 280 tỷ đồng lợi nhuận không thường xuyên từ thoái vốn tại KCN Nam Tân Uyên. Chúng tôi dự báo doanh thu thuần đạt 1.383,8 tỷ đồng, giảm 11,2% và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 789,6 tỷ đồng, tăng trưởng 27%, theo đó EPS (sau trích quỹ khen thưởng và phúc lợi) là 5.827đ, giảm 1,6%, tương đương P/E dự phóng là 6,1 lần.

    Lợi nhuận từ các mảng kinh doanh chính dự báo giảm 17,4% so với năm 2018 – Các mảng kinh doanh chính của công ty gồm cao su, KCN và chế biến gỗ. Chúng tôi dự báo doanh thu thuần từ các mảng kinh doanh chính đạt 1.383,8 tỷ đồng, giảm 11,2% so với năm 2018 và LNTT đạt 627,9 tỷ đồng, giảm 17,4% so với năm 2018. Lợi nhuận khác dự báo là 366 tỷ đồng, chủ yếu từ thanh lý khoản 1.000 ha cây cao su già.

    Giá cao su trong năm 2019 dự báo vẫn ở mức thấp – Giá cao su trong nước đã tăng trở lại 5,7% so với tháng liền trước lên 31,3 triệu đồng/tấn vào đầu tháng 1 năm nay, nhưng vẫn thấp hơn 20% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chúng tôi dự báo giá cao su thế giới sẽ vẫn ở mức trong năm 2019 do nguồn cung dư thừa.

    PHR sẽ thoái vốn khỏi NTC và ghi nhận 280 tỷ đồng lợi nhuận không thường xuyên trong năm nay – PHR dự kiến sẽ thoái 32,8% cổ phần tại KCN Nam Tân Uyên (NTC) cho Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VGR, cổ đông hiện sở hữu 69% cổ phần của PHR và 20,4% cổ phần của NTC) và theo đó ghi nhận khoảng 280 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2019.

    Sau khi thoái vốn khỏi NTC, PHR sẽ bán 350 ha đất cho NTC để xây dựng Giai đoạn 2, KCN Nam Tân Uyên – Giai đoạn 2 của KCN Nam Tân Uyên (NTC) có tổng diện tích 350 ha và do PHR đóng góp 100%. Giá đền bù đất dự kiến là 1 tỷ đồng/ha. Dự án KCN Nam Tân Uyên, Giai đoạn 2 đã bị trì hoãn trong năm ngoái do giá bán đất không được cổ đông PHR (gồm cổ đông lớn VGR) phê duyệt.

    Công ty cũng sẽ đóng góp thêm 691 ha đất cho KCN Việt Nam Singapo (VSIP 3) – VSIP là một trong những đơn vị lớn nhất về khai thác KCN và KĐT tổng hợp tại Việt Nam. VSIP hiện sở hữu hai KCN tại Bình Dương, gồm VSIP, với tổng diện tích đất là 500 ha, và VSIP 2 với tổng diện tích đất là 2.845 ha. Vào cuối năm 2016, Chính phủ đã phê duyệt cho VSIP phát triển VSIP 3 tại tỉnh Bình Dương, với tổng diện tích đất là 1.000 ha.Theo phương án trình Chính phủ, PHR sẽ đóng góp 691 ha đất trong tổng số 1.000 ha đất với giá ước tính là 1 tỷ đồng/ha. Đổi lại, PHR sẽ được nhận 691 tỷ đồng và sở hữu 20% cổ phần tại VSIP 3. Tương tự như với Nam Tân Uyên Giai đoạn 3, giá đền bù đất không được cổ động PHR (gồm VGR) phê duyệt.

    HSC dự báo lợi nhuận từ bán đất là 1.041 tỷ đồng và sẽ được phân bổ trong 3 năm từ 2020-2022 – Chúng tôi dự báo lãnh đạo PHR sẽ trình cổ đông hai phương án bán đất nêu trên tại ĐHCĐTN 2019 dự kiến diễn ra vào 26/3. Nếu cổ đông thông qua, PHR sẽ có thể ghi nhận 691 tỷ đồng lợi nhuận từ bán đất cho VSIP 3 và 350 tỷ đồng từ Nam Tân Uyên, sau đó phân bổ lợi nhuận trong 3 năm tới. Tuy nhiên, vẫn có khả năng VGR sẽ không đưa ra quyết định cuối cùng về giá đền bù đất cho đến năm sau. Do đó, HSC thận trọng giả định lợi nhuận bán đất sẽ được ghi nhận từ năm 2020 và phân bổ dần trong 3 năm từ 2020-2022.

    Định giá – Theo mô hình chiết khấu dòng tiền, giá trị hợp lý của cổ phiếu ước tính là 41.555đ, tương đương PE dự phóng 2019 là 7,1 lần. Chúng tôi giả định chi phí vốn bình quân gia quyền là 8.0% và tốc độ tăng trưởng bền vững là 5,5%.

    Quan điểm đầu tư – Tiếp tục đánh giá Khả quan. KQKD của mảng cao su kém khả quan do diện tích cao su cho thu hoạch giảm đồng thời giá cao su không tăng. Tuy nhiên, lợi nhuận từ thanh lý cây cao su già và từ thoái vốn tại NCT là những động lực tăng trưởng mới giúp bù đắp cho suy giảm lợi nhuận của mảng cao su. Bên cạnh đó là khả năng ghi nhận lợi nhuận đáng kể từ bán đất trong năm nay hoặc năm sau.


    Các nguồn định giá tham khảo khác


    PHR chart. Nguồn: Admin

Nguồn: VCSC, VDSC, HSC, chart bởi Admin

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.