VCSC khuyến nghị MUA cp NT2 (TP: 31.5); cp VJC (TP: 149.2); cập nhật VNM; KHẢ QUAN cp SAB (TP: 272);
VDSC khuyến nghị TÍCH LŨY cp AST (TP: 75);
HSC khuyến nghị KHẢ QUAN cp GAS (TP: 97.9); KÉM KHẢ QUAN cp CTD (TP: 129);
[Click để chọn tab muốn xem]
VCSC khuyến nghị MUA NT2 CTCP Nhiệt điện Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) CTCP Nhiệt điện Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) đã công bố kế hoạch kinh doanh thận trọng cho năm 2019 với LNST ước đạt 742 tỷ đồng (-5,0% YoY), thấp hơn 6,6% dự báo hiện tại của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng đây là kế hoạch tích cực khi lợi nhuận thực hiện của NT2 cao hơn trung bình 38% so với kế hoạch trong 4 năm qua. NT2 cũng trình cổ đông thông qua kế hoạch chia cổ tức tiển mặt 2.400 đồng/CP (lợi suất cổ tức 9%), so với dự báo của chúng tôi là 2.500 đồng/CP. Chúng tôi lưu ý rằng NT2 đã thanh toán trước cổ tức tạm ứng 1.500 đồng/CP (lợi suất cổ tức 4,6%) trong tháng 9/2018, trong khi ngày chốt danh sách cho đợt chia cổ tức tiền mặt thứ hai 900 đồng/CP (lợi suất cổ tức 3,4%) là ngày 28/12/2018, và công ty sẽ thanh toán vào ngày 17/06/2019. Ngoài ra, NT2 cũng đề xuất mức cổ tức 25% theo mệnh giá cho năm 2019 (nhiều khả năng bằng tiền mặt), phù hợp với dự báo của chúng tôi, Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị MUA dành cho NT2 với giá mục tiêu 31.500 đồng/CP (tổng mức sinh lời 27,6% bao gồm lợi suất cổ tức tiền mặt 9,4%). Các nguồn định giá tham khảo khác VCSC khuyến nghị mua CTCP Hàng không VietJet (VJC) CTCP Hàng không VietJet (VJC) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2018 với doanh thu đạt 54 nghìn tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2017 và cao hơn 2,3% so với số liệu chưa kiểm toán và LNST đạt 5,3 nghìn tỷ đồng, tăng 5,2% so với năm 2017, cao hơn 2,3% so với số liệu chưa kiểm toán. Chúng tôi cho rằng lý do chính khiến số liệu chưa kiểm toán và kiểm toán có sự chênh lệch là 227 tỷ đồng thuế hoãn lại năm 2018, tăng 249% so với năm 2017 và thấp hơn 34% so với số liệu chưa kiểm toán. Chúng tôi đang tìm kiếm thông tin từ phía ban lãnh đạo về vấn đề này. Tuy nhiên, chúng tôi xin lưu ý rằng VJC chịu thuế 10% đối với lợi nhuận cốt lõi năm 2018 trở về trước và năm 2019 mức thuế này dự kiến sẽ tăng lên 20%. LNST cốt lõi 2018 của VJC (chủ yếu không tính các thương vụ bán rồi thuê lại – SALB) đạt 2,6 nghìn tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2017 và cao hơn 6,6% so với số liệu chưa kiểm toán. Chúng tôi cho rằng có được tốc độ tăng trưởng này nhờ VJC tiếp tục mở rộng hoạt động bay quốc tế, vì hoạt động này không chỉ thúc đẩy lượng hành khách và doanh thu bán vé mà còn thúc đẩy tiết kiệm nhiên liệu máy bay và doanh thu phụ trợ, qua đó mang lại biên lợi nhuận gộp đến 80%-90%. Năm 2018, VJC đã mở thêm 22 tuyến bay quốc tế, qua đó nâng số tuyến bay quốc tế thêm 50% lên 66 tuyến, và vận chuyển 7,1 triệu lượt hành khách quốc tế, tăng 84% so với năm 2017. Lợi nhuận gộp 2018 từ các thương vụ SALB đạt 2,9 nghìn tỷ đồng, giảm 9% so với năm 2017 và cao hơn 5,7% so với số liệu chưa kiểm toán, chủ yếu nhờ ghi nhận thêm một giao dịch. Lợi nhuận từ mỗi máy bay năm 2018 đạt 8 triệu USD, so với 8,8 triệu USD năm 2017. Chúng tôi cho rằng lợi nhuận từ mỗi máy bay năm 2018 giảm chủ yếu do lãi suất tăng khiến chi phí huy động vốn của bên cho thuê tăng. Năm 2018, VJC đã hoàn tất 16 thương vụ SALB (gồm 10 chiếc A321ceo và 6 chiếc A321neo) so với 17 thương vụ SALB (gồm 16 chiếc A321ceo và 1 chiếc A321neo) năm 2017. Các máy bay neo (new engine option) tiêu thụ nhiên liệu hiệu quả hơn khoảng 16% và nhìn chung có giá cao hơn 10%-15% so với các máy bay ceo (current engine option). Vì kết quả kiểm toán của hoạt động cốt lõi cao hơn so với kết quả chưa kiểm toán nên chúng tôi có thể sẽ điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận. Chúng tôi cho rằng VJC sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh năm 2019 với việc tiếp tục mở rộng hoạt động bay quốc tế. Đối với năm 2019, chúng tôi hiện dự báo doanh thu cốt lõi sẽ đạt 41,6 nghìn tỷ đồng (tăng 23% so với năm 2018), LNST sau lợi ích CĐTS đạt 3,1 nghìn tỷ đồng (tăng 20%), tổng doanh thu đạt 67 nghìn tỷ đồng (tăng 25%) và tổng LNST sau lợi ích CĐTS đạt 6,5 nghìn tỷ đồng (tăng 22%). VJC cũng vừa công bố tài liệu ĐHCĐ 2019 với kế hoạch trả cổ tức cho năm 2018 và 2019. Đối với năm 2018, VJC, sau khi tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt đợt đầu 2.000VND/cổ phiếu (lợi suất cổ tức 1,8%) hồi tháng 09/2018, sẽ tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt đợt 2 là 1.000VND/cổ phiếu (lợi suất cổ tức 0,9%) trong tháng 05/2019 và sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 100:25 (nắm giữ 100 cổ phiếu sẽ được 25 cổ phiếu mới), và ngày trả cổ tức (trong năm 2019) sẽ do HĐQT quyết định. Đối với năm 2019, VJC sẽ xin ý kiến cổ đông về việc trả cổ tức bằng 50% mệnh giá dù vẫn chưa công bố phân bổ cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu sẽ là bao nhiêu. Chúng tôi tiếp tục giữ quan điểm tích cực đối với triển vọng của VJC với thái độ lạc quan đối với ngành hàng không của Việt Nam nói chung, tiềm năng tăng trưởng mạnh của VJC, hiệu suất hoạt động vượt trội và quản lý chi phí hiệu quả. Chúng tôi hiện dự báo doanh thu 2018-2023 đạt tăng trưởng kép hàng năm 16% nhưng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn này sẽ đạt tăng trưởng kép hàng năm chậm hơn, 7,7% vì chúng tôi giả định lợi nhuận từ các thương vụ SALB sẽ giảm. Chúng tôi cho rằng định giá của VJC hấp dẫn với PEG 2018-2021 là 0,7. Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị MUA dành cho VJC với giá mục tiêu 149.200VND/cổ phiếu, tổng mức sinh lời 36,8%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,4%. Các nguồn định giá tham khảo khác
VCSC khuyến nghị KÉM KHẢ QUAN VNM CTCP Sữa Việt Nam (VNM) CTCP Sữa Việt Nam (VNM) vừa tổ chức họp mặt nhà đầu tư hôm nay với TGĐ và Giám đốc Tài chính chủ trì cuộc họp. Nhìn chung, KQLN sơ bộ quý 1/2019 phù hợp với dự báo cả năm của chúng tôi cho doanh thu và LNST tăng trưởng lần lượt 7% và 5% so với năm 2018. Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị KÉM KHẢ QUAN dành cho VNM với giá mục tiêu 113.700VND/cổ phiếu (tổng mức sinh lời -12,6%, bao gồm lợi suất cổ tức 3,3%). KQLN sơ bộ quý 1/2019: Doanh thu và LNST quý 1/2019 đạt lần lượt 13 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái và 2,8 nghìn tỷ đồng, tăng 3%. Công ty cho biết doanh thu trong quý 1/2019 được thúc đẩy chủ yếu nhờ nhu cầu trong nước phục hồi, trong đó các ngành hàng và kênh phân phối đều đạt tăng trưởng tốt. Trong khi đó, xuất khẩu đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái. VNM tiếp tục giành thị phần trong quý 1/2019 (ban lãnh đạo cho biết thị phần chung tăng 0,6-0,7 điểm % so với cuối năm 2018) Doanh thu từ sữa từ kênh hiện đại tăng mạnh hơn nhiều so với kênh truyền thống. Ban lãnh đạo cho biết chi phí chiết khấu và khuyến mãi cho các kênh phân phối hiện đại thường cao hơn nên có biên lợi nhuận thấp hơn so với kênh truyền thống. Ban lãnh đạo cho biết biên lợi nhuận thuần quý 1/2019 giảm do (1) giá bột sữa đầu vào tăng do nhu cầu từ Trung Quốc tăng cao và (2) thuế suất cao hơn do các ưu đãi thuế cho các nhà máy của VNM dần dần hết hiệu lực. Ngày 01/04/2019, VNM đã tăng giá bán một số sản phẩm sữa bột thêm 1%-2% để bù đắp cho chi phí sữa đầu vào tăng. Tỷ lệ chi phí tiếp thị / doanh thu giảm nhẹ trong quý 1/2019 so với cùng kỳ năm ngoái. Angkor Milk (công ty con của VNM tại Campuchia) tiếp tục tăng trưởng mạnh với doanh thu và lợi nhuận tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ mở rộng mạng lưới phân phối ngoài Phnom Penh. Mục tiêu kinh doanh 2019: Ban lãnh đạo đề ra mục tiêu doanh thu đạt 56 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2018 và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 10,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,5% cho năm 2019. Đến nay, VNM đã chốt được giá bột sữa cho sản xuất đến tháng 08/2019. Ban lãnh đạo kỳ vọng giá bột sữa trong thời gian tới sẽ giảm vì các báo cáo độc lập dự báo nguồn cung sữa trong mùa sản xuất tới sẽ cao. Tuy nhiên, ban lãnh đạo cũng nhìn nhận tác động đối với biên lợi nhuận từ việc giá sữa bột tăng sẽ rõ rệt hơn trong 6 tháng cuối năm 2019. Trong trung hạn, VNM đặt kế hoạch sẽ giữ được biên lợi nhuận trước thuế tối thiểu 20% so với 23% năm 2018. Tiến độ chào mua công khai cổ phiếu GTN: Công ty hôm nay cho biết đã được UBCKNN thông qua kế hoạch chào mua công khai 46,68% cổ phần GTN. TGĐ cho biết Mộc Châu Milk (MCM), một công ty con gián tiếp của GTN, là lý do chính khiến VNM mong muốn mua lại cổ phần GTN. MCM có chỗ đứng vững chắc tại miền Bắc và VNM dự kiến sẽ hỗ trợ MCM mở rộng quy mô, ví dụ như mở rộng mạng lưới phân phối. Ban lãnh đạo cho biết trước khi công bố kế hoạch chào mua công khai, VNM đã gửi ban lãnh đạo GTN thư bày tỏ lý do chào mua và mong muốn hợp tác với GTN để phát triển MCM. Các nguồn định giá tham khảo khác VCSC khuyến nghị KHẢ QUAN Tổng CTCP Bia – Rượu – NGK Sài Gòn (SAB) Chúng tôi công bố báo cáo lần đầu dành cho Tổng CTCP Bia – Rượu – NGK Sài Gòn (SAB) với khuyến nghị KHẢ QUAN. Chúng tôi tin rằng ThaiBev sẽ tái cơ cấu thành công SAB và dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS 20% trong giai đoạn 2018-2021 nhờ sự cải thiện về thị phần và biên LN. Giá mục tiêu của chúng tôi là 272.000 đồng, tương ứng với P/E mục tiêu 2019 là 37 lần cho SAB, cao hơn trung vị các công ty cùng ngành là 26 lần, trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng LN tích cực của SAB trong khi dự báo chung của Bloomberg cho thấy tăng trưởng EPS một chữ số đối với các công ty cùng ngành. Chúng tôi dự báo doanh thu thực mảng bia sẽ ghi nhận CAGR 9% trong giai đoạn 2018-2021, đến từ CAGR sản lượng 7% (so với giả định tăng trưởng của thị trường 5%/năm) và giá bán trung bình tăng 2%/năm. Chúng tôi dự báo SAB sẽ tăng thị phần nhờ chiến lược thương hiệu và hoạt động marketing hiệu quả hơn, độ mới của sản phẩm tại điểm bán lẻ tốt hơn và năng lực bán hàng được cải thiện. Chúng tôi kỳ vọng giá bán trung bình sẽ cải thiện nhờ gia tăng sự đóng góp của Saigon Special (phân khúc cận cao cấp) và tăng giá bán nhờ cải thiện sức mạnh thương hiệu. Chúng tôi dự phóng biên LN ròng sẽ tăng thêm 4,5 điểm % so với 2018 đạt 16,1% trong năm 2021 nhờ cải thiện giá bán trung bình cũng như các giải pháp tối ưu hiệu quả ở các khâu nguyên liệu thô, sản xuất, vận chuyển, phân phối, marketing cũng như chi phí quản lý. Rủi ro: gặp khó khăn trong cạnh tranh với diễn biến Heineken đang mở rộng sang các tỉnh/thành phố cấp 2/3; tăng trưởng thị trường chung chững lại; quá trình tái cơ cấu diễn ra chậm hơn dự phóng của chúng tôi. Các nguồn định giá tham khảo khác
VDSC khuyến nghị TÍCH LŨY Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Taseco Tóm tắt tình hình kinh doanh 2018 Hoạt động bán lẻ tại sân bay: Công ty đã tiến hành mở thêm 8 điểm kinh doanh mới tại các nhà ga hàng không tại Cam Ranh (5 điểm) và Vân Đồn (1 điểm), Nội Bài (2 điểm). Doanh thu mảng này của mảng này dạt 552 tỷ đồng (+42% yoy), tăng trưởng cao hơn so với lượt hành khách hàng không trung bình nhờ đóng góp từ các cửa hàng ở sân bay quốc tế Đà Nẵng. Có khoảng 15 cửa hàng được mở tại sân bay này (chiếm 22% tổng số cửa hàng) vào giữa 2017 nên đóng góp trong năm 2018 cao đột biến so với 2017. LN gộp đạt 355 tỷ đồng (+50% yoy), biên gộp tương ứng đạt 64.3% (+350bps yoy). Tại ĐHCĐ, công ty tự tin vào khả năng gia hạn các hợp đồng thuê mặt bằng của mình tại các sân bay hiện hữu. Theo chia sẻ của công ty, các hợp đồng có điều khoản gia hạn thời gian thuê với điều kiện đảm bảo các tiêu chí về an ninh an toàn hàng không, chất lượng dịch vụ và kinh nghiệm hoạt động. Về giá thuê, AST cũng cho biết sẽ không có sự tăng giá đột biến. Hoạt động kinh doanh khách sạn: Khách sạn A la carte tại Đà Nẵng bị áp lực cạnh tranh khốc liệt do một loạt khách sạn mới được đưa vào hoạt động. Lợi nhuận của khách sạn giảm sút đáng kể so với năm 2017. Doanh thu đạt 188 tỷ đồng (-2% yoy). LN gộp giảm còn 71 tỷ đồng (-25% yoy), biên gộp giảm từ 49% xuống 38%. Về dự án khách sạn A la Carte tại Hạ Long, Taseco Land đã điều chỉnh lại tổng mức đầu tư của dự án. Điều này sẽ dẫn đến việc AST sẽ phải đầu tư tăng thêm khoảng gần 200 tỷ đồng so với dự kiến ban đầu. Sau khi đánh giá về tiềm năng của dự án, AST đề xuất ĐHCĐ chấp thuận việc thanh lý hợp đồng và rút lại số tiền 150 tỷ đồng đã góp vào dự án này. Bên cạnh đó, công ty cũng dừng kế hoạch phát hành riêng lẻ 6 triệu cổ phần (tăng 17% VĐL) theo như Nghị quyết ĐHCĐ 2018 do liên quan tới việc triển khai dự án khách sạn này. Hoạt động kinh doanh biển quảng cáo: số vị trí quảng cáo tăng 49 điểm, nâng tổng số vị trí đã bán lên 196 vị trí. Doanh thu đạt 54 tỷ đồng (+206% yoy), LN gộp đạt 25 tỷ đồng (+157% yoy). Hoạt động của các công ty liên kết Công ty CP Suất ăn hàng không Việt Nam (VinaCS) đã đàm phán, ký kết hợp đồng mới và cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng tại Hà Nội và Cam Ranh giúp nâng tổng số khách hàng là các hãng hàng không VINACS đang phục vụ lên con số 18. Bên cạnh đó, VINACS còn tham gia phục vụ suất ăn đường sắt, phòng FC-SASCO và một số khách hàng phi hàng không khác. Công ty này lỗ 66 tỷ đồng trong năm 2018. Công ty kinh doanh hàng miễn thuế JDV: AST đã nắm giữ 51% vốn của JDV từ tháng 3 năm 2019 sau khi nhận chuyển nhượng 49% vào cuối năm 2018. JDV bán các sản phẩm Nhật Bản kết hợp với nhiều nhãn hàng nổi tiếng của nhiều quốc gia trên thế giới. JDV đóng góp 5 tỷ đồng vào LNST của AST trong năm 2018. Kế hoạch 2019: Doanh thu và LNTT tăng trưởng lần lượt 31% và 21% Hoạt động bán lẻ tại sân bay: Để tiếp tục tạo động lực tăng trưởng hoạt động kinh doanh cốt lõi, AST đã tham gia đấu thầu để mở mới thêm hệ thống điểm kinh doanh. Dự kiến, trong năm nay AST sẽ mở thêm 15 điểm kinh doanh, bao gồm 04 điểm tại sân bay Tân Sơn Nhất, 05 điểm tại sân bay Phú Quốc, 03 điểm tại sân bay Vân Đồn (sau khi đường bay quốc tế được mở tại đây vào tháng 6 năm nay), 01 CIP Lounge tại sân bay Nội Bài, 02 điểm tại ga quốc nội sân bay Cam Ranh. Hiện tại, AST chia sẻ hiện đã 8 điêm đã có kết quả đấu thầu là: 3 điểm tại ga T2 sân bay Tân Sơn Nhất và 5 điểm tại sân bay Phú Quốc. Hoạt động kinh doanh khách sạn: năm 2019 dự báo lượng khách sạn đi vào hoạt động sẽ tiếp tục tăng cao dẫn tới cạnh tranh khốc liêt. Doanh thu dự kiến 140 tỷ đồng (-22% yoy), LNTT khoảng 15 tỷ đồng. Hoạt động đầu tư bất động sản: AST còn sở hữu hơn 400m2 đất tại Đà Nẵng (đầu tư cùng tập đoàn mẹ), dự kiến năm nay ghi nhận lợi nhuận khoảng 2.5 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh biển quảng cáo: năm 2019 dự kiến doanh thu 102 tỷ, LNST 20 tỷ. Kế hoạch M&A: AST sẽ tìm kiếm các cơ hội đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn và các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng ngành dịch vụ hàng không. Trên thực tế, AST sở hữu cổ phần tại công ty chuyển giao nhận hàng không AAL. Công ty này cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh bằng đường hàng không (quốc tế và nội địa), vận chuyển đường bộ các tuyến vận tải từ Sân bay Nội Bài đến các vùng, các tỉnh miền Bắc. Dự phóng và khuyến nghị Cho năm 2019, chúng tôi dự phóng doanh thu tăng trưởng 27%, đạt 1,102 tỷ đồng; LNST tăng trưởng 12%, đạt 180 tỷ đồng. Giả định chính của chúng tôi là: – Đóng góp chính cho tăng trưởng của doanh thu đến từ hoạt động bán lẻ đạt 620 tỷ đồng (+12% yoy) và doanh thu của JDV đạt 186 tỷ đồng. JDV sẽ được không được hợp nhất trong quý 1, do AST nắm quyền chi phối JDV từ cuối tháng 3. – LN gộp đạt 565 tỷ đồng (+21% yoy), biên gộp giảm từ 53.9% xuống còn 51.3% do ảnh hưởng của (1) mảng khách sạn bị cạnh tranh và (2) đóng góp của mảng duty-free có biên gộp thấp hơn hoạt động bán lẻ. – Các công ty liên kết lỗ 9 tỷ. Trong đó, chúng tôi ước tính VinaCS sẽ lỗ khoảng 55 tỷ đồng, đóng góp lỗ 15 tỷ đồng. JDV đóng góp lãi 6 tỷ đồng (trong quý 1/2019). Tóm lại, chúng tôi dự phóng LNTT tăng trưởng 23% đạt 251 tỷ đồng, LNST tăng trưởng 12% đạt 180 tỷ đồng. Theo đó, EPS cơ bản đạt 5,005 đồng (chưa tính pha loãng do phát hành cổ phiếu trả cổ tức trong năm 2019). Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu AST là 75,000 đồng/cổ phiếu với P/E dự phóng là 15 lần, khuyến nghị TÍCH LŨY. Các nguồn định giá tham khảo khác
HSC khuyến nghị Khả quan Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP GAS đặt kế hoạch kinh doanh thấp như thường lệ. Có rủi ro ngắn hạn nhưng triển vọng trung hạn vẫn tích cực. GAS (Khả quan) đã tổ chức ĐHCĐTN hôm nay. Cổ đông tham dự đông đủ và đã thông qua tất cả các tờ trình. Sau đây là những ghi nhận chính từ Đại hội. Công ty đặt kế hoạch LNST năm 2019 giảm 34,7% so với năm 2018 – GAS đã công bố kế hoạch kinh doanh thấp cho năm 2019, với doanh thu thuần ước đạt 63.908 tỷ đồng (giảm 15,5% so với năm 2018) và LNST của cổ đông công ty mẹ là 7.643 tỷ đồng (giảm 34,7% so với năm 2018). Kế hoạch của GAS dựa trên giả định về sản lượng tiêu thụ gồm: (1) sản lượng tiêu thụ khí thiên nhiên đạt 9.350 m3 khí khô (giảm 1,8% so với năm 2018), (2) sản lượng tiêu thụ khí hóa lỏng LPG đạt 1.220 nghìn tấn (giảm 10,7% so với năm 2018), và (3) sản lượng tiêu thụ khí ngưng tụ đạt 62.000 tấn (giảm 2,2% so với năm 2018). Công ty giả định giá dầu thô bình quân là 65 USD/thùng (giảm 9,5%). Cổ tưc tiền mặt năm 2018 là 5.300đ/cp – Cổ đông đã thông qua phương án trả cổ tức năm 2018 gồm cổ tức tiền mặt là 5.300đ/cp, trong đó công ty đã tạm ứng 4.000đ/cp trong tháng 8/2018 và tháng 3/2019, phần còn lại 1.300đ/cp sẽ được chi trả trong Q2 năm nay. Cổ tức tiền mặt nwam 2019 sẽ là 3.000đ/cp – Cổ đông cũng thông qua phương án trả cổ tức năm 2019 gồm cổ tức tiền mặt là 3.000đ/cp, tương đương tỷ lệ cổ tức/giá cổ phiếu hiện tại là 2,8%. Vốn đầu tư tăng mạnh do công ty có nhiều dự án đang trong quá trình triển khai – Công ty dự kiến mức đầu tư vốn trong năm nay là 3.332 tỷ đồng (so với chỉ 1.163 tỷ đồng đầu tư trong năm 2018) để tăng công suất vận chuyển khí khô. Trong năm 2019, GAS sẽ tập trung nguồn vốn đầu tư vào tăng công suất vận chuyển khí khô, với 3 dự án đáng lưu ý sau. Khi các dự án này hoàn thành, công suất đường ống của GAS sẽ tăng thêm 180% lên 25 tỷ m3 mỗi năm. Từ năm 2021 trở đi, một số nhà máy nhiệt điện chạy khí mới sẽ đi vào hoạt động, như nhà máy Kiên Giang 1 & 2 và Nhơn Trạch 3 & 4, theo đó dự báo nhu cầu khí kho sẽ tăng đáng kể, khoảng 25% lên khoảng 13,5 tỷ m3 trong năm 2022. Với thực tế các đường ống vận chuyển hiện đại đã đang hoạt động gần hết công suất, như đường ống Nam Côn Sơn hiện hoạt động với 95% công suất, việc nhanh chóng mở rộng công suất đường ống hiện tại là rất quan trọng đối với GAS. Lợi nhuận Q1/2019 giảm 12,0% so với cùng kỳ – Công ty cũng công bố ước tính KQKD Q1 với doanh thu thuần ước đạt 20 nghìn tỷ đồng (tăng 9,8% so với cùng kỳ) và LNTT là 2.950 tỷ đồng (giảm 12,0% so với cùng kỳ). KQKD Q1 kém khả quan chủ yếu là do giá dầu giảm hơn là do sản lượng tiêu thụ giảm. Trong Q1/2019, GAS đã phân phối 2.500 triệu m3 khí thiên nhiên (không đổi so với cùng kỳ). trong khi đó, giá dầu Brent bình quân là 61,1 USD/thùng (giảm 8,5%), theo đó giá bán khí cho các nhà máy điện, khách hàng công nghiệp và đơn vị phân phối khí LPG cũng giảm. Với kết quả này, Công ty đã lần lượt hoàn thành 31,3% và 30,9% kế hoạch doanh thu (là 63.908 tỷ đồng) và LNTT cả năm (là 9.546 tỷ đồng). Kế hoạch giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước từ 95,8% xuống còn 65% sẽ chưa được thực hiện trong 2 năm tới – Tại ĐHCĐTN, ban lãnh đạo đã xác nhận kế hoạch thoái vốn nhà nước sẽ chưa được thực hiện trước khi chính phủ xây dựng xong chiến lược tổng thể cho ngành khí. GAS kỳ vọng chiến lược cho ngành khí sẽ thiết lập mô hình cho ngành khí nội địa và sự phát triển của doanh nghiệp, sau đó mới có quyết định về phần vốn nhà nước tại GAS. Quan điểm đầu tư – Tiếp tục đánh giá Khả quan. Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 97.900đ dựa trên phương pháp so sánh P/E với các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực. Chúng tôi cho rằng triển vọng tăng trưởng của GAS trong giai đoạn 2019-2020 là hạn chế do sản lượng từ các mỏ khí hiện tại thấp. Tuy nhiên mỏ Sư Tử Trắng giai đoạn 2 và Sao Vàng – Đại Nguyệt sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2020 nên triển vọng trung hạn của GAS vẫn tích cực. Các nguồn định giá tham khảo khác HSC khuyến nghị Kém khả quan Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons Cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2019 với doanh thu và lợi nhuận giảm – Kế hoạch doanh thu thuần là 27.000 tỷ đồng (giảm 5,5%) và LNST của cổ đông công ty mẹ là 1.300 tỷ đồng (giảm 13,9%). Lý do Công ty đặt kế hoạch kinh doanh thấp là: tình hình thị trường BĐS khó khăn và mức độ cạnh tranh ngày càng cao sẽ tiếp tục làm tăng áp lực trong việc ký hợp đồng mới và duy trì được biên lợi nhuận. Kế hoạch sáp nhập Ricons thông qua hoán đổi cổ phiếu đã bị loại khỏi nội dung biểu quyết – Theo như tài liệu công bố trước đại hội, ban lãnh đạo đề suất sáp nhập Ricons vào CTD. Theo kế hoạch này Coteccons sẽ phát hành cổ phiếu mới cho cổ đông Ricons để đổi lấy toàn bộ phần sở hữu của các cổ đông này trong Ricons. Sau sáp nhập Coteccons sẽ sở hữu 100% Ricons .Thời gian thực hiện cụ thể sẽ do HĐQT quyết định và dự kiến trong khoảng 2019-2020. Đã có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh lợi ích và rủi ro của thương vụ sáp nhập này được đưa ra thảo luận tại ĐHCĐTN nhưng do không được sự ủng hộ của cổ đông lớn nhất là Kusto, về nội dung này sau đó đã bị loại ra khỏi các nội dung biểu quyết. Chúng tôi cũng lưu ý rằng trước ĐHCĐTN, Kusto đã thông báo chính thức trên website của mình là sẽ không ủng hỗ kế hoạch sáp nhập Ricons vào Coteccons do quỹ này cho rằng không tìm được các lý do thuyết phục cho việc sáp nhập này. Có vẻ như đã không có sự trao đổi một cách cặn kẽ giữa các thành viên HĐQT trước khi diễn ra ĐHCĐTN, dẫn đến những tuyên bố khá bất ngờ từ cả hai phía tại ĐHCĐTN diễn ra hôm qua. Một số nội dung khác cũng không được thông qua gồm: (1) giá trị khuyến khích cho Ban điều hành dựa trên KQKD năm 2018 với tỷ lệ thưởng là 4% LNST, và (2) tờ trình phát hành 572.000 cổ phiếu ESOP. Tờ trình phát hành 572.500 cổ phiếu ESOP cho KQKD năm 2019, tương đương 0,75% số lượng cổ phiếu lưu hành với giá 64.000đ (bằng 60% giá trị sổ sách tại thời điểm cuối năm 2018) cũng không được thông qua. Thông qua kế hoạch cổ tức tiên mặt năm 2019 là 3.000đ, bằng với mức chi trả năm 2018 và tương đương tỷ lệ cổ tức/giá là 2,3%. Cho năm 2019, chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo doanh thu từ 32.196 tỷ đồng (tăng trưởng 12,7%) xuống còn 27.273 tỷ đồng (giảm 4,5%) và LNST của cổ đông công ty mẹ từ 1.586 tỷ đồng (tăng trưởng 5%) xuống còn 1.323 tỷ đồng (giảm 12,4%). Theo đó, EPS pha loãng 2019 là 16.658đ và ở thị giá hiện tại, cổ phiếu đang giao dịch với P/E dự phóng năm 2019 là 7,9 lần. Định giá – Chúng tôi đã thay đổi phương pháp định giá cổ phiếu CTD vì cho rằng triển vọng tăng trưởng của công ty trong thời gian tới trở nên không rõ ràng. Do vậy phương pháp so sánh P/E với các doanh nghiệp cùng ngành sẽ hợp lý hơn phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF. Chúng tôi sử dụng P/E bình quân của các doanh nghiệp cùng ngành trong nước là 7,7 lần. Theo dự báo của chúng tôi, EPS năm 2019 là 16.658đ, theo đó giá trị hợp lý của cổ phiếu CTD là 129.000đ. Giảm đánh giá xuống Kém khả quan. Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 129.000đ, tương đương P/E dự phóng là 7,7 lần. Chúng tôi hiện dự báo LNST của cổ đông công ty mẹ năm 2019 giảm 12,4%, tương đương P/E dự phóng tại thị giá hiện tại là 7,9 lần. Mặc dù giá trị hợp lý theo ước tính của chúng tôi chỉ thấp hơn thị giá hiện tại 2,5% nhưng chúng tôi thấy (i) thị trường BĐS khó khăn hơn sẽ không thuận lợi cho tăng trưởng doanh thu, (ii) tỷ suất lợi nhuận gộp giảm do cạnh tranh gay gắt hơn và chi phí đầu vào tăng, và (iii) sự mâu thuẫn giữa cổ đông lớn nhất và lãnh đạo công ty nhiều khả năng sẽ khiến Công ty khó duy trì được tăng trưởng trong tương lai (thể hiện ở việc không thể thống nhất đối với kế hoạch sáp nhập Ricons và ở một số nội dung trình ĐHCĐTN). Và điều này sẽ gây ra những lo ngại tiêu cực đối với cổ phiếu CTD. Do vậy, chúng tôi giảm đánh giá đối với cổ phiếu CTD từ Nắm giữ xuống Kém khả quan. Các nguồn định giá tham khảo khác.
Giá hiện tại
% change (t-3)
P/E
P/B
NT2
26.65
-2.0%
9.97
2.12
Giá hiện tại
% change (t-3)
P/E
P/B
VJC
112.9
0.1%
11.68
4.38
Giá hiện tại
% change (t-3)
P/E
P/B
VNM
135.3
-0.7%
23.06
9.15
Giá hiện tại
% change (t-3)
P/E
P/B
SAB
247
-0.4%
37.63
10.45
Giá hiện tại
% change (t-3)
P/E
P/B
AST
70.4
-0.3%
15.61
4.58
Giá hiện tại
% change (t-3)
P/E
P/B
GAS
105.2
1.3%
17.55
4.46
Tuy nhiên, tiến độ triển khai một số dự án khác vẫn chậm hơn kế hoạch – Nhiều dự án khác theo kế hoạch của GAS, như lưu ý dưới đây, bị trì hoãn hoặc vẫn đang trong quá trình xem xét.
HSC dự báo LNST của cổ đông công ty mẹ trong năm 2019 sẽ giảm 5,3% – Cho năm 2019, chúng tôi dự báo doanh thu của GAS sẽ đạt 74.318 tỷ đồng (giảm 1,7%) và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 10.846 tỷ đồng (tăng trưởng 24,8%). Với những giả định trên, chúng tôi dự báo EPS năm 2018 là 5.595đ, tương đương P/E dự phóng là 19 lần ở thị giá hiện tại.
Giá hiện tại
% change (t-3)
P/E
P/B
CTD
121.8
-13.4%
6.56
1.25
Nguồn: VCSC, VDSC, HSC, chart bởi Admin