* SSI khuyến nghị GIẢM TỶ TRỌNG VNM (TP: 129);
* VCSC cập nhật PVS; khuyến nghị KHẢ QUAN GAS (TP: 101.7);* VDSC khuyến nghị TÍCH LŨY cp AST (TP: 74.5); MUA cp GMD (TP: 30.8);
* BVSC khuyến nghị OUTPERFORM cp CTD (TP: 182.6);
-
SSI khuyến nghị GIẢM TỶ TRỌNG VNM (TP: 129)
VNM: CTCP Sữa Việt Nam
Giá hiện tại % chang (t-3) P/E P/B VNM 115 -0.9% 20.71 7.87 VNM vừa công bố kết quả hoạt động kinh doanh quý 3, trong đó doanh thu thuần đạt 13,74 nghìn tỷ đồng (+3,3% YoY) và lợi nhuận ròng đạt 2,56 nghìn tỷ đồng (-5.1% YoY). Doanh thu hợp nhất tăng nhẹ nhờ hợp nhất doanh thu mảng đường (kể từ tháng 11 năm 2017). Doanh thu từ sữa trong nước giảm nhẹ khoảng 3,9% YoY trong quý 3 do nhu cầu tiếp tục sụt giảm, trong khi doanh thu ngoài nước tăng trở lại khoảng 16% YoY nhờ vào sự hồi phục của doanh thu xuất khẩu và tăng trưởng mạnh doanh thudoanh thu của các công ty con (Driftwood và Angkor).
Lũy kế trong 9T2018, VNM đạt 39,56 nghìn tỷ đồng doanh thu thuần (+2,2% YoY) và 7,92 nghìn tỷ đồng lợi nhuận ròng (-7,4% YoY). Sau 3 quý đầu năm 2018, VNM hoàn thành 71,3% doanh thuKH doanh thu và 73,7% KH lợi nhuận ròng năm 2018. Ban lãnh đạo ước tính lợi nhuận ròng 2018 có thể giảm nhẹ, hoặc không đổi so với năm 2017.
Trong ngắn hạn, chúng tôi kỳ vọng doanh thu của VNM sẽ tăng nhẹ và lợi nhuận sau thuế sẽ tăng ~20% YoY trong quý 4 (trên cơ sở so sánh thấp trong quý 4/2017) dựa trên (1) doanh thuthu trong nước được kỳ vọng sẽ phục hồi trong quý 4; (2) Tỷ suất lợi nhuận gộp được cải thiện nhờ vào giá nguyên vật liệu giảm và (3) chi phí quản lý thấp hơn cùng kì (trong 4 quý năm 2017, VNM chi khoảng 240 tỷ đồng thưởng cho nhân viên vào mục chi phí quản lý, và chúng tôi cho rằng chi phí này sẽ không được chi trong năm nay).
Thị phần của VNM tăng thêm 0,8% trong 9T2018 kể từ cuối năm 2017 (tăng thêm 0,1% thị phần vào quý 3 năm 2018), đạt 59,4% vào cuối tháng 9 năm 2018. Ban lãnh đạo cho rằng việc có thêm thị phần cho thấy VNM tiếp tuc tăng vượt trội so với toàn ngành trong bối cảnh tiêu dùng sữa ước tính giảm khoảng 4.4% trong 9T2018 so với cùng kì năm ngoái.
Triển vọng năm 2019: Mặc dù cầu tiêu dùng trong năm nay suy giảm, nhưng ban lãnh đạo tin rằng hiện tượng này chỉ là ngắn hạn và kỳ vọng doanh thu thu sẽ hồi phục trong năm 2019. Về mục tiêu đạt 80 nghìn tỷ đồng năm 2021, VNM sẽ xem xét lại các kế hoạch để xem liệu có thể đạt được mục tiêu này hay không. Ban quản trị cũng đề cập đến 3 trường hợp về tăng trưởng doanh thu bán trong nước của VNM: (1) 10%-khả quan, (2) 7%-bình thường và (3) 5% -tăng trưởng thấp, và cho rằng năm 2018 có thể là biểu hiện của trường hợp tăng trưởng thấp. VNM đang lên kế hoạch chốt giá sữa cho năm sau vì thời điểm hiện tại đang là mùa thu hoạch ở bán cầu Nam
Trong dài hạn, ban lãnh đạo tin rằng thị trường sữa Việt Nam sẽ tiếp tục giữ tiềm năng cao, tăng từ mức sản lượng tiêu thụ sữa bình quân đầu người thấp. Trong khoảng thời gian sắp tới, VNM sẽ tăng cường chiến dịch marketing nhằm thúc đẩy tiêu thụ sữa từ các nhóm tiêu thụ khác (như nhóm tuổi teen và người lớn).
Tác động: Chúng tôi cập nhật ước tính trong đó phản ánh kết quả kinh doanh trong 9T2018. Theo đó, doanh thu và lợi nhuận ròng sẽ đạt lần lượt là 53 nghìn tỷ đồng (+3,8% YoY) và 10,05 nghìn tỷ đồng (-2,2% YoY). So với ước tính trước, chúng tôi đã điều chỉnh giảm ước tính doanh thu và lợi nhuận ròng 2018-2019 lần lượt là 0,6%/2,1% và 4,6%/2,4%, chủ yếu là do ước tính doanh thu trong nước giảm.
Trong năm 2019, chúng tôi ước tính VNM sẽ lần lượt đạt 8,1% tăng trưởng doanh thu và 8,4% tăng trưởng lợi nhuận ròng. Chúng tôi cho rằng thị trường xuất khẩu mới sẽ không bùng nổ vào năm 2019. Giả định chính của chúng tôi cho năm 2019 là (1) tăng trưởng doanh thu nội địa là 5,3% (tương tự trường hợp thấp của ban lãnh đạo), tăng trưởng doanh thu xuất khẩu là 10%; (2) giá nguyên vật liệu không đổi so với cùng kỳ trong năm 2019 và (3) và tỷ lệ giữa SG&A/ doanh thu là 25,1% (so với 25,5% năm 2018).
Khuyến nghị: Với mức giá hiện tại là 118.400 đồng/ cổ phiếu, cổ phiếu VNM đang giao dịch ở mức P/E 2018 là 22,8x và EV/EBITDA là 14,1x, trong khi đó năm 2019 được định giá lần lượt là 21,0x và 13,2x. Chúng tôi hạ mức giá mục tiêu 1 năm của VNM xuống 129.000 đồng/ cổ phiếu (mức giá mục tiêu trước là 141.000 đồng/ cổ phiếu), dựa trên P/E mục tiêu là 23x (từ mức 25x trước đó, tương đương với các công ty cùng ngành) dựa tên ước tính lợi nhuận năm 2019. Giá mục tiêu tăng 10% so với mức thị trường hiện tại. Do đó, chúng tôi khuyến nghị GIẢM TỶ TRỌNG cổ phiếu tại thời điểm hiện tại.
Triển vọng tăng trưởng của VNM đã trở nên kém hấp dẫn, với mức tăng trưởng lợi nhuận ròng ước tính chỉ đạt 8,4% trong năm 2019 (trên cơ sở so sánh thấp năm 2018). Với sự suy giảm của thị trường về nhu cầu tiêu thụ sữa, chúng tôi nhận thấy rằng VNM chỉ có thể tăng trưởng mạnh khi công ty thành công trong việc xuất khẩu sang thị trường khác như ASEAN (đặc biệt là Myanmar), Trung Quốc, hoặc thông qua các hoạt động M&A (mua bán và sát nhập).
Do đó, triển vọng tăng trưởng trong dài hạn của VNM đã trở nên khó ước tính, vì nó phụ thuộc vào thị trường nước ngoài trong khi hiện tại, chúng ta không có đủ thông tin đầu vào để ước tính chính xác (bao gồm cả quy mô lẫn thời điểm) để đánh giá tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.
Yếu tố tăng giá: Tăng trưởng doanh thu cao hơn dự kiến và giá nguyên vật liệu thấp hơn dự kiến sẽ là yếu tố làm tăng ước tính. Các tin tức về việc thoái vốn của SCIC cũng sẽ giúp hỗ trợ cho giá cổ phiếu, mặc dù chúng tôi không nghĩ việc này sẽ xảy ra trong năm 2018.
Rủi ro giảm giá: 1) Nhu cầu yếu hơn ước tính, và 2) Chi phí đầu vào sữa bột cao hơn chúng tôi kỳ vọng sẽ làm giảm tỷ suất lợi nhuận gộp và là rủi ro giảm giá chính đối với khuyến nghị đầu tư của chúng tôi. Rủi ro giảm cho ước tính của chung tôi cũng bao gồm việc chi phí quảng cáo và tiếp thị cao hơn dự kiến để nắm giữ thị phần trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
————————————————
VNM chart. Nguồn: Admin
-
VCSC cập nhật PVS
PVS: Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dịch vụ Dầu khí Việt Nam
Giá hiện tại % chang (t-3) P/E P/B PVS 19.1 2.1% 10.93 0.84 Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dịch vụ Dầu khí Việt Nam (PVS) đã công bố công ty đã vượt qua các ứng cử viên khác từ Malaysia, Indonesia, Nhật Bản và Singapore để thắng được hợp đồng Cơ khí Dầu khí (M&C) từ dự án Al Shaheen tại Qatar. Dự án này do Công ty North Oil Company (Qatar) làm chủ đầu tư. Giá trị của hợp đồng M&C là 300 triệu USD. Thời gian thực hiện của hợp đồng là từ quý 2/2019 đến quý 1/2021.
Chúng tôi ước tính hợp đồng này sẽ đóng góp 5-10% LN ròng của PVS trong giai đoạn 2019-2021:
* Với hợp đồng này và hợp đồng Kho dầu nổi mới cho dự án Sao Vàng – Đại Nguyệt, chúng tôi có khả năng nâng giá mục tiêu hơn so với giá mục tiêu hiện tại là 20.200 đồng (tổng mức sinh lời dự kiến 9,4% bao gồm lợi suất cổ tức 3,7%).
* PVS hiện đang giao dịch với P/E trượt 12,4 lần và P/B 0,8 lần dựa theo giá đóng cửa hôm nay.
————————————————
PVS chart. Nguồn: Admin
-
VCSC khuyến nghị KHẢ QUAN GAS (TP: 101.7)
GAS: TCT Khí Việt Nam
Giá hiện tại % chang (t-3) P/E P/B GAS 95 1.2% 14.49 4.28 * Chúng tôi điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận cốt lõi năm 2018 dành cho Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS) thêm 3,8% nhờ Nhà máy Chế biến Khí Cà Mau đạt kết quả lợi nhuận cao và chi phí khấu hao thấp hơn so với dự kiến. Chúng tôi cũng điều chỉnh tăng lợi nhuận cốt lõi năm 2019 thêm 4,2% với giả định sản lượng sẽ tăng 3,5% thay vì 3% như trước đây.
* Tuy chúng tôi tăng nhẹ định giá chiết khấu dòng tiền với dự báo lợi nhuận cốt lõi cao hơn, chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 7% xuống 101.700VND/cổ phiếu (dự báo tổng mức sinh lời 11,3%) do P/E mục tiêu giảm. Mặc dù vậy, chúng tôi nâng khuyến nghị dành cho GAS từ PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG lên KHẢ QUAN vì chúng tôi cho rằng giá cổ phiếu từ ngày 03/10 đến nay đã giảm 22,1% là một phản ứng thái quá đối với việc giá dầu giảm mạnh trong thời gian qua.
* Chúng tôi dự báo EPS cốt lõi 2018 tăng trưởng 41% so với năm 2017 nhờ sản lượng tăng 3,7%, giá khí tăng 31% (46% giá dầu nhiên liệu / FO) và giá LPG tăng 11,9%.
* Chúng tôi dự báo EPS 2019 sẽ tăng 11% nhờ sản lượng tăng 3,5%, mỏ khí Phong Lan Dại đi vào hoạt động cuối năm nay và lợi nhuận từ nhà máy chế biến khí Cà Mau tăng trưởng mạnh, qua đó bù đắp cho việc giá đầu vào tại Lô 11.2 tăng mạnh và giá FO giảm 2%.
* Chúng tôi ước tính EPS giai đoạn 2018-2025 sẽ đạt tăng trưởng kép hàng năm 11,4% vì lợi nhuận từ mảng vận chuyển tăng (giả định lượng vận chuyển đến năm 2025 tăng 50%) bù đắp cho việc lợi nhuận từ mảng điện trên bao tiêu giảm khi các mỏ khí cũ, có giá thấp cạn kiện.
* Tiềm năng tăng: Giá đầu vào đối với Lô 11.2 được giữ nguyên. Vui lòng xem thông tin chi tiết tại đây.
* Rủi ro: Giá dầu, sản lượng các mỏ khí Lan Tây – Lan Đỏ thấp hơn so với dự kiến.
* GAS hiện đang giao dịch tại mức P/E dự phóng 2019 chúng tôi đưa ra là 14 lần, thấp hơn 8,5% so với các công ty khác trong ngành trong khi công ty nắm giữ lượng tiền mặt dồi dào (tỷ lệ đòn bẩy -52,2%) và ROE 30,1% cao gấp đôi so với các công ty khác trong ngành.
————————————————-
GAS chart. Nguồn: Admin
-
VDSC khuyến nghị TÍCH LŨY AST
AST: CTCP Dịch vụ Hàng Không TASECO
Giá hiện tại % chang (t-3) P/E P/B AST 63.5 -2.3% 14.61 4.51 9T2018: Mảng bán lẻ hàng không tiếp tục duy trì tăng trưởng
• Tăng trưởng mạnh mẽ từ mảng bán lẻ hàng không; doanh thu và lợi nhuận gộp tăng lần lượt 45% và 50% YoY.
• Biên lợi nhuận cải thiện và cơ cấu tài chính lành mạnh
• VINACS cần thêm thời gian để hòa vốn
Triển vọng 2018-2019: Mảng bán lẻ tiếp tục là động lực chính, nhưng lỗ từ Công ty liên kết VINACS, có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận
Chúng tôi giữ quan điểm tích cực về mảng bán lẻ hàng không của AST. Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ của lượng hành khách hàng không tại Việt Nam, kế hoạch mở các cửa hàng mới tại sân bay quốc tế Vân Đồn sẽ là yếu tố thúc đẩy của mảng này. Ngoài ra, AST cũng đang chờ để có thể tham gia đấu thầu mở thêm POS tại Phú Quốc và tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Tuy nhiên, lỗ từ công ty sản xuất suất ăn hàng không VINACS, có thể làm giảm khả năng sinh lời của AST. Trong 9T2018, VINACS lỗ 39 tỷ đồng. Phần lớn lỗ đến từ chi nhánh Nội Bài, vì công ty vẫn đang trong giai đoạn thiết lập cơ sở khách hàng. Chúng tôi cho rằng chi nhánh này sẽ làm giảm LNST của AST giảm 17 tỷ đồng trong năm nay và vẫn chưa thể đóng góp lợi nhuận cho đến năm 2021, trong kịch bản cơ sở của chúng tôi. Trong quý IV, AST sẽ mua 49% JDV, một nhà bán lẻ sân bay miễn thuế. Chúng tôi cho rằng thu nhập từ JDV có thể bù đắp phần lỗ từ VINACS.
Kế hoạch phát hành riêng lẻ để tăng vốn phát triển dự án condotel ở Quảng Ninh sẽ làm loãng quyền sở hữu của cổ đông và cũng là một rủi ro khác của AST
Định giá và khuyến nghị: Chúng tôi vẫn ưa thích cổ phiếu này, đặc biệt là hoạt động cốt lõi là bán lẻ vẫn đang tăng trưởng. Tuy nhiên, lỗ từ VINACS có thể làm giảm lợi nhuận cho đến khi đạt điểm hòa vốn vào năm 2021.
Chúng tôi sử dụng phương pháp tổng thành phần để định giá công ty, bao gồm giá trị kinh doanh cốt lõi của AST cộng với giá trị của phần sở hữu của AST tại các công ty liên kết, JDV và VINACS. Chúng tôi áp dụng mức PE mục tiêu cho 2018 là 15 lần và mô hình DCF cho hoạt động kinh doanh cốt lõi của AST. Chúng tôi giả định giá trị phần sở hữu của AST tại JDV bằng với giá trị mà AST phải trả để sở hữu 49% tại đây. Chúng tôi áp dụng mức P/B mục tiêu là 1 lần để định giá VINACS. Giá mục tiêu của AST là 74.500 đồng/cổ phiếu. Chúng tôi đã điều chỉnh giá mục tiêu để phản ánh các khoản lỗ lớn hơn dự kiến từ VINACS và rủi ro pha loãng có thể xảy ra từ việc phát hành riêng lẻ vào cuối năm nay. Với mức cổ tức bằng tiền mặt dự kiến là 2.000 đồng/cổ phiếu, tổng mức sinh lời tiềm năng là 19%, do đó chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư TÍCH LŨY cổ phiếu.
————————————————-
AST chart. Nguồn: Admin
-
VDSC khuyến nghị MUA GMD
GMD:CTCP Gemadept
Giá hiện tại % chang (t-3) P/E P/B GMD 28.75 -1.5% 4.45 1.50 KQKD 9 tháng đầu năm, sau khi loại trừ các khoản lợi nhuận bất thường, đi ngang so với cùng kì. Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch doanh thu và LNTT lần lượt đạt 83% và 94%.
Mảng cảng biển tăng trưởng tích cực với sự đóng góp đến từ cảng mới Nam Đình Vũ tại Hải Phòng. Chúng tôi cũng nhận thấy xu hướng các tàu dịch chuyển từ Nam Hải và Nam Hải Đình Vũ sang Nam Đình Vũ ở hạ lưu. Theo đó, trên thượng lưu, cảng Nam Hải hiện tiếp nhận trung bình 3-4 chuyến 1 tuần, hiện tại gần như chỉ phục vụ đội tàu nội địa của chính GMD, tàu quốc tế vào khá ít, trung bình 2 tuần 1 chuyến. Nam Hải Đình Vũ tiếp tục hoạt động ổn định với 9 chuyến mỗi tuần. Nhờ có vị trí thuận lợi ở hạ lưu, Cảng Nam Đình Vũ sau khi chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5 đã nhanh chóng hoạt động ổn định, trung bình đạt 4 chuyến/tuần. Bên cạnh đó, mặc dù cảng này với đi vào hoạt động nhưng biên lợi nhuận gộp của hoạt động cảng nói chung chỉ giảm nhẹ so với cùng kì năm ngoái cũng là một điểm khá tích cực.
Doanh thu của mảng logistics giảm do hoạt động vận tải biển và logistics (chủ yếu khai thác kho và DC) được chuyển sang ghi nhận là công ty liên kết và không hợp nhất doanh thu. Doanh thu của mảng này trong quý 2 và quý 3 chủ yếu đến từ hoạt động đại lý tàu biển. Tỉ suất lợi nhuận gộp cao hơn đáng kể do không còn tính hoạt động logistics như vận tải biển (từ GSH), vốn có biên lợi nhuận mỏng do chịu ảnh hưởng từ cạnh tranh gay gắt trong ngành và giá nhiên liệu tăng.
Lợi nhuận từ các công ty liên kết tăng nhẹ so với cùng kì. SCSC đóng góp lãi: 100 tỷ đồng. Sau khi chuyển sang ghi nhận theo công ty liên kết, GLH đóng góp lãi: 18 tỷ đồng, GSH đóng góp lỗ : 15 tỷ đồng.
Khoản mục xây dựng cơ bản dở dang giảm 814 tỷ, chủ yếu liên quan đến kết chuyển dự án Cảng Nam Đình Vũ, Nam Hải ICD và Mekong Logistics. Số dư của mảng cao su không đổi so với đầu kì, ở mức 1,537 tỷ. Liên quan đến mảng này, trong 9T2018, GMD đã ghi nhận 102 tỷ đồng lỗ từ hoạt động đầu tư không hiệu quả, so với mức lỗ 60 tỷ cùng kì năm ngoái.
Sau khi loại bỏ các khoản ghi nhận không thường xuyên (chuyển nhượng vốn, lãi/lỗ tỷ giá, dự phòng đầu tư tài chính) và lỗ khác, LNTT từ hoạt động cốt lõi trong 9T2018 đạt 471 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kì.
Quan điểm: Chúng tôi lặp lại khuyến nghị mua GMD với giá mục tiêu là 30,800 VNĐ. với mức cổ tức dự kiến trong năm tới là 2,000 VNĐ, tổng mức sinh lời là 13%. Chúng tôi duy trì quan điểm tích cực đối với GMD trong 3 năm tới với động lực chính đến từ cảng Nam Đình Vũ. Nhiều khả năng cuối năm nay GMD sẽ khởi công giai đoạn 2 của cảng Nam Đình Vũ theo đúng như cam kết với UBND thành phố Hải Phòng và Thủ tướng Chính Phủ. Theo đó, đến 2021, tổng công suất của cụm cảng tại Hải Phòng sẽ tăng thêm 400,000 TEU/năm nữa, đạt 1.7 triệu TEU/năm. Triển vọng ngành tiếp tục khả quan và được hỗ trợ bởi các FTA và dòng vốn FDI tăng trưởng ổn định. Về mặt rủi ro, lỗ từ mảng cao su và cạnh tranh từ Lạch Huyện là yếu tố chính cần phải theo dõi.
————————————————
GMD chart. Nguồn: Admin
-
BVSC khuyến nghị OUTPERFORM CTD
CTD:CTCP Coteccons
Giá hiện tại % chang (t-3) P/E P/B CTD 147.9 2.0% 6.95 1.43 Doanh thu: Doanh thu quý 3 năm 2018 đạt 8.124 tỷ đồng (+6,2% yoy), nên doanh thu 9T 2018 ghi nhận ở mức 20.737 tỷ đồng (+ 13,9% yoy), khá tương đồng với dự báo của chúng tôi. Mặc dù phân khúc dân dụng tiếp tục là phân khúc đóng góp doanh thu chính (chiếm 47%tổng doanh thu, -27% yoy), tăng trưởng doanh thu 9T 2018 chủ yếu đến từ 1) tăng trưởng ấn tượng của phân khúc công nghiệp với doanh thu 5.806 tỷ đồng (chiếm 28% tổng doanh thu, +254% yoy) và 2) mảng khách sạn và nghỉ dưỡng tăng trưởng khả quan với doanh thu 2.488 tỷ đồng (chiếm 12% tổng doanh thu, + 128% yoy). Trong đó, tăng trưởng doanh thu chủ yếu đến từ 1) các dự án công nghiệp trọng điểm: khu phức hợp Dung Quất và nhà máy VinFast, và 2) các dự án khách sạn và khu nghỉ dưỡng quy mô lớn: Pullman Hải Phòng (1.600 tỷ), Hilton Sài Gòn (2.000 tỷ).
Các hợp đồng mới: Giá trị hợp đồng ký mới đã giảm 6%, nên giá trị hợp đồng mới vào cuối tháng 9 đạt 20.000 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ book-to-bill là 0,96 lần, thấp hơn so với tỷ lệ 1,17 lần của 9T 2017. Tỷ lệ book-to-bill giảm cho thấy ngành xây dựng trong nước có lẽ đã tiến gần đến giai đoạn tăng trưởng ổn định, khi tăng trưởng toàn ngành đang có dấu hiệu hạ nhiệt. Tổng backlog chuyển sang thời gian còn lại của năm 2018 và 2019 là 22.065 tỷ đồng (-13,7% yoy). Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu ý rằng giá trị hợp đồng ký mới chưa bao gồm các hợp đồng lớn như VinCity vì tính bảo mật của các dự án này.
Chi phí QLKD trên doanh thu: là 1,9% cho 9T 2018, khá tương đồng với dự báo cả năm của chúng tôi, được đưa ra dựa trên những thay đổi trong chính sách bảo hiểm xã hội. Trong 9T.2018, mọi chi phí QLKD đều tăng, chi phí nhân công thậm chí đã tăng 20% yoy trong khi công ty không hoàn nhập bất kỳ khoản dự phòng phải thu khó đòi nào trong kỳ trong khi 9T2017 công ty có khoản hoàn nhập là 40 tỷ VND.
Tình hình tài chính vào cuối tháng 9 năm 2018: vẫn ổn định khi tiền và các khoản tương đương tiền thực sự cải thiện lên mức 960 tỷ, (chiếm 7% tổng tài sản), như chúng tôi đã kỳ vọng trong báo cáo trước. CTD hiện vẫn không có khoản nợ ngắn hay dài hạn nào.
Triển vọng dài hạn: được đảm bảo với các dự án VinCity và các tham vọng M&A. CTD cho biết trong các dự án VinCity sắp tới, công ty sẽ đóng vai trò là tổng thầu và chịu trách nhiệm cho khoảng 35% tổng số công trình. Công ty cũng nhấn mạnh rằng một ít doanh thu từ các dự án này sẽ được ghi nhận trong Q4 2018. Trong khi đó, công ty có kế hoạch M&A mua 5 công ty liên kết bao gồm Ricons (một công ty xây dựng quy mô trung bình mà CTD hiện đang sở hữu 15%), và bốn công ty nhỏ và vừa khác hoạt động trong lĩnh vực thiết kế nội thất và vật liệu xây dựng. Theo Ban Giám đốc, Công ty sẽ thảo luận thêm về các thương vụ M&A này trong đợt ĐHCĐ thường niên sắp tới vào tháng 3 năm 2019. Chúng tôi vẫn giữ quan điểm rằng các thương vụ M&A thành công có thể là một ẩn số cho triển vọng tăng trưởng của Công ty khi giúp công ty củng cố chuỗi cung ứng, tăng tính minh bạch và thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
————————————————-
CTD chart. Nguồn: Admin
Nguồn: SSI, VDSC, BSC, VCSC, chart bởi Admin