* VCSC khuyến nghị MUA POW (TP: 19.6); VCB (TP: 64); đánh giá KHẢ QUAN KBC (TP: 14.2); PLX (TP: 61.9);
-
VCSC khuyến nghị MUA POW
>> POW: Cập nhật công ty – Sẽ sớm niêm yết trên HOSE tháng 10 hoặc 11/2018
POW: Tổng CT Điện lực Dầu khí
* Ông Lê Như Linh đã được bổ nhiệm vào vị trí Tổng Giám đốc (TGĐ) của Tổng CT Điện lực Dầu khí (POW). Ông Linh từng giữ vị trí Chủ tịch HĐQT của Tổng CT Khí Việt Nam (GAS) với hơn 25 năm kinh nghiệm trong ngành năng lượng của Việt Nam. Do đó, chúng tôi cho rằng kiến thức và kinh nghiệm của vị tân TGĐ có thể giúp POW trong việc đảm bảo nguồn cung khí ổn định cho hoạt động của công ty.
* Cổ đông đã thông qua việc cho phép Ban lãnh đạo của POW ký kết phụ lục điều chỉnh và bổ sung số 9 cho hợp động nguồn cung khí của nhà máy Cà Mau. Điều chỉnh bao gồm: (1) gia hạn hợp đồng nguồn cung khí tính theo sản lượng trong vòng 10 năm tiếp theo (2018-2027), (2) bổ sung thêm tiêu chuẩn về nhiệt lượng, sẽ giúp POW có mức giá khí chiết khấu nếu chất lượng khí thấp hơn cam kết của nhà cung cấp (mang lại lợi ích tốt hơn cho POW). Từ năm 2020 trở đi, chúng tôi lưu ý rằng cơ chế giá khí cho nhà máy Cà Mau có thể thay đổi từ công thức hiện tại “46% MFO + phí vận chuyển” sang “95-105% MFP + phí vận chuyển” cho 50% sản lượng do Việt Nam phải mua thêm khí từ Malaysia. Tuy nhiên, mức tăng giá khí sẽ được chuyển 100% sang cho người mua theo điều khoản hợp đồng mua bán điện.
* Ban lãnh đạo kỳ vọng sẽ nhận được quyết định chấp thuận niêm yết trên sàn HOSE vào ngày 07/12. Ngày 14/11/2018, HOSE (Sở GDCK TP. HCM) đã chính thức nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết. Ban lãnh đạo của POW hiện có kế hoạch hoàn tất thực hiện các thủ tục còn lại trong năm 2018, tương ứng với ngày niêm yết chính thức trên HOSE vào cuối tháng 12/2018.
* Chúng tôi giữ khuyến nghị MUA cho Tổng CT Điện lực Dầu khí (POW), nhưng điều chỉnh giảm giá mục tiêu 2,6% còn 19.100 đồng/CP vì chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận cốt lõi lần lượt 5,9% và 8,6% cho các năm 2018 và 2019, do mức tăng giả định giá dầu Brent 2018 từ 70 USD/thùng lên 75 USD/thùng, giả định sản lượng năm 2018 thấp hơn cho nhà máy Vũng Áng và giả định lãi suất cao hơn.
* Chúng tôi ước tính tăng trưởng EPS cốt lõi 2018 đạt 4,8% nhờ LNTT tăng mạnh từ nhà máy Nhơn Trạch 1, Cà Mau và Hủa Na giúp bù đắp cho mức giảm LNTT của nhà mày Vũng Áng. Chúng tôi ước tính LNTT của Nhơn Trạch 1 đạt 265 tỷ đồng so với LNTT 2017 là 11 tỷ đồng nhờ không có đại tu trong năm nay, LNTT của Cà Mau tăng 45,6% nhờ giảm khấu hao và LNTT của Hủa Na đạt 206 tỷ đồng so với LNTT 2017 là 8 tỷ đồng nhờ sản lượng tăng mạnh và giá bán điện hợp đồng được điều chỉnh. Trong khi đó, LNTT của nhà máy Vũng Áng giảm 68,9% do chi phí trung tu và không còn được hưởng lợi từ sản lượng không huy động.
* Chúng tôi dự phóng tăng trưởng EPS 2019 và 2020 đạt lần lượt 32,2% và 11,7% do tăng trưởng sản lượng điện thương phẩm mạnh mẽ trong bối cảnh khả năng thiếu hụt điện ngày càng nghiêm trọng, nhà máy Cà Mau và nhà máy Nhơn Trạch 1 hết khấu hao và LNTT của nhà máy Vũng Áng phục hồi tăng 138,1%.
* Rủi ro: Tăng giá khí cho nhá máy điện Cà Mau.
* P/E đạt 11,7 lần và EV/EBITDA đạt 6,4 lần theo dự phóng năm 2019, thấp hơn lần lượt 25% và 32% so với các công ty cùng ngành, POW hiện có định giá dấp dẫn dựa theo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS 2017-2020 đạt 15,7% và tỷ lệ PEG đạt 0,7.
————————————————
POW chart. Nguồn: Admin
-
VCSC khuyến nghị MUA VCB
VCB: NHTM CP Ngoại thương Việt Nam
* Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 12,5% đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) do mức giảm 12% P/B mục tiêu ngành và điều chỉnh tăng 100 điểm cơ bản đối với chi phí vốn CSH. Chúng tôi cũng giảm nhẹ lần lượt 4,5% và 3% đối với dự báo lợi nhuận năm 2018 và 2019. Tuy nhiên, chúng tôi giữ khuyến nghị MUA dành cho VCB.
* Dự báo lợi nhuận 2018 giảm chủ yếu là do giả định chi phí dự phòng tăng 5% và mức giảm trong năm 2019 là do gỉa định chi phí / thu nhập tăng 50 điểm cơ bản vì chúng tôi nhận thấy chi phí phát triển CNTT sẽ vẫn phát sinh nhiều vào năm tới.
* Chúng tôi dự báo tăng trưởng EPS năm 2018 đạt 47% và năm 2019 đạt 5%. ROAA và ROAE dự báo sẽ tăng lần lượt 1,29% và 23,8% đối với năm 2018, và 1,51% và 22,3% đối với năm 2019.
* Chúng tôi dự báo đợt phát hành riêng lẻ tỷ lệ 10% sẽ được hoàn tất trong khoảng thời gian từ tháng 12/2018 đến đầu năm 2019. Vì vậy, mọi hoạt động dự báo sau tăng vốn sẽ được phản ánh trong năm 2019.
————————————————-
VCB chart. Nguồn: Admin
-
VCSC khuyến nghị từ PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG lên KHẢ QUAN
PLX: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
* Chúng tôi gần như giữ nguyên giá mục tiêu khi hệ số P/E mục tiêu và lợi nhuận dự phóng 2018-2019 thấp hơn được bù đắp nhờ cập nhật mô hình Chiết khấu Dòng tiền. Tuy nhiên, mức giảm 9,3% của giá cổ phiếu kể từ báo cáo gần nhất của chúng tôi tạo ra tỷ lệ tăng cho giá cổ phiếu và khiến chúng tôi điều chỉnh khuyến nghị từ PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG lên KHẢ QUAN.
* Chúng tôi điều chỉnh giảm 4,5% EPS dự phóng 2018 so với dự báo trước đây do doanh số bán xăng từ các trạm xăng đại lý (DODO) thấp hơn và xu hướng giảm của giá xăng dầu trong tháng 10 và tháng 11 báo hiệu một quý 4 trầm lắng. Chúng tôi điều chỉnh giảm 3,3% EPS dự phóng 2019 khi chúng tôi giả định mức trượt giá 3% của đồng VND so với USD, so với 2% trong báo cáo trước của chúng tôi.
* Chúng tôi dự báo EPS 2018 sẽ tăng 8,5% nhờ tăng trưởng sản lượng bán trong nước 6,2% (từ các trạm COCO và DODO) và tăng trưởng biên lợi nhuận từ doanh số bán xăng E5 và RON95 cao hơn. * Tăng trưởng sản lượng bán COCO đạt 6,0%, cùng với lỗ tỷ giá thấp hơn nhờ nguồn cung trong nước từ nhà máy Nghi Sơn (NSR) thay thế cho sản phẩm nhập khẩu, sẽ dẫn dắt EPS 2019 tăng 7,1%.
* Chúng tôi dự phóng tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS 8,7% trong giai đoạn 2018-2023, được hỗ trợ từ tăng trưởng sản lượng bán 6,0%, cao hơn so với mức tăng trưởng chung của ngành là 4,7%, theo dự báo của BMI.
* P/E dự phóng 2019 của PLX 16,6 lần ghi nhận mức tăng 15,3% so với P/E trung vị 19,6 lần của các công ty cùng ngành trong khu vực.
* Yếu tố hỗ trợ: lợi nhuận bất thường từ thương vụ sáp nhập HDB – PGB; Thoái vốn giảm cổ phần sở hữu của Nhà nước từ 76% còn 51%.
* Rủi ro: biến động bất lợi của giá dầu thô dẫn đến biến động giá đầu vào.
Sản lượng bán từ các trạm COCO duy trì ở mức khá trong khi sản lượng từ các trạm DODO chững lại. Trong 9 tháng 2018, sản lượng bán tăng mạnh 5,8% YoY trong khi sản lượng từ DODO đi ngang. Đáng chú ý, sản lượng từ DODO chững lại trong quý 3 nhờ chính sách chiết khấu của PLX trong quý 3 có diễn biến không tích cực tương tự như trong 6 tháng 2018, trong bối cảnh giá xăng dầu biến động trong tháng 7 và tháng 8 so với mức tăng giá ổn định trong tháng 4 và 5. Chúng tôi điều chỉnh sản lượng bán dự phóng từ các trạm DODO từ 10% còn 7% nhưng duy trì sản lượng từ COCO đạt 6%.
Nhà máy Nghi Sơn vận hành full công suất giúp giảm hàng tồn kho và rủi ro tỷ giá từ năm 2019. Khi nhà máy NSR vận hành ổn định trong năm 2019, nhà máy này sẽ giúp ổn định nguồn cung cho PLX với thời gian giao hàng và khoản cách vận chuyển ngắn hơn xăng dầu nhập khẩu. Diễn biến này có thể hỗ trợ PLX đáng kể trong giá đầu vào và làm giảm rủi ro tỷ giá nhằm để được hưởng lợi nhuận cao hơn từ sản lượng bán cao hơn.
Đề xuất sáp nhập giữa HDB-PGB hiện vẫn đang chờ phê duyệt chính thức từ NHNN. PLX hiện đang sở hữu 40% cổ phần tại PGBank (PGB) và sẽ sỡ hữu khoảng 5,8% HDBank (HDB) sau khi quá trình sáp nhập hoàn tất. Nếu thành công, PLX có thể ghi nhận lợi nhuận bất thường, vốn có thể hỗ trợ LNST 2019 tăng thêm 21%, với cơ sở tính theo giá cổ phiếu HDB hiện tại là 30.300 đồng/CP. Nếu PLX bán hết cổ phần tại HDB sau khi giai đoạn hạn chế chuyển nhượng kết thúc, PLX có thể có thêm dòng tiền (2,3 nghìn tỷ đồng) nhằm cải thiện khả năng tài chính cao hơn (tỷ lệ nợ ròng/vốn CSH hiện tại là -5%).
Hợp tác với VinFast nhiều khả năng sẽ chỉ có tác động trung tính. PLX và VinFast (nhà sản xuất ôtô và xe máy điện mới tại Việt Nam) đã ký kết thỏa thuận phát triển các trạm sạc xe điện, trạm dừng chân trên đường và cửa hàng tiện lợi. Diễn biến này có thể ảnh hưởng đến PLX theo 2 cách: 1) có thể thúc đẩy mảng dịch vụ ngoài xăng dầu của của PLX trong dài hạn, nhưng 2) có thể làm giảm nhu cầu xăng/dầu diesel tại Việt Nam. Chúng tôi cần theo dõi thêm kế hoạch thực hiện chi tiết cho thỏa thuận này và doanh số bán ban đầu của VinFast để ghi nhận tác động của diễn biến này trong mô hình định giá của chúng tôi.
————————————————
PLX chart. Nguồn: Admin
-
VCSC khuyến nghị KHẢ QUAN KBC
KBC: CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc
* Chúng tôi điều chỉnh tăng giá mục tiêu chủ yếu để phản ánh tốc độ bán đất tại KCN Quế Võ 2 được đẩy nhanh hơn nhưng điều chỉnh giảm giả định doanh thu 2019 đối với Khu đô thị Phúc Ninh. Chúng tôi hiện giả định KCN Quế Võ 2 sẽ đạt tỷ lệ lấp đầy 100% vào cuối năm 2021 thay vì 2022 như giả định trước đây. Định giá của chúng tôi còn được hỗ trợ nhờ chỉ sử dụng mô hình định giá chiết khấu dòng tiền thay vì áp dụng tỷ lệ 90% dành cho mô hình này như trước đây.
* Chúng tôi dự báo doanh thu 2019 sẽ tăng 4,3% so với năm 2018 lên 2,4 nghìn tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS tăng 12,4% lên 721 tỷ đồng. Chúng tôi giả định mảng kinh doanh bán đất khu đô thị (có biên lợi nhuận cao hơn) sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn (dự báo 2019: 34%, dự báo 2018: 21%) sẽ thúc đẩy biên lợi nhuận 2019 của KBC.
* Chúng tôi dự báo KBC sẽ hưởng lợi nhờ dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam và các hoạt động sản xuất sôi động hơn với quỹ đất hơn 2.000 ha tại các trung tâm công nghiệp tại miền Bắc.
* Tiềm năng tăng: tốc độ ghi nhận doanh thu nhanh hơn, KCN Tràng Duệ 3 được phê duyệt đưa vào khu kinh tế đặc biệt và KCN Bình Giang được cấp phép.
Rủi ro: Chậm trễ trong việc phát triển KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh, vốn lưu động biến động do hoạt động ngoài hoạt động kinh doanh chính của KBC, trì hoãn hoặc hủy kế hoạch phát hành cổ tức tỷ lệ 30% cho năm 2018 vì còn tùy thuộc vào thu tiền mặt từ kinh doanh bán đất tại Khu đô thị Phúc Ninh.
————————————————-
KBC chart. Nguồn: Admin
Nguồn: VCSC, chart bởi Admin