Tổng hợp thông tin ĐHCĐ 2018: Ngành Xây Dựng HBC LCG FCN PC1

 

HBC – CTCP Tập đoàn xây dựng Hòa Bình – P/E FW 7.3x – P/B FW 2.2x

KQKD 2017 ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, LNST tăng 51% so với 2016. Doanh thu và lợi nhuận năm 2017 lần lượt ghi nhận đạt 16,037 tỷ đồng (+49% yoy) và 859 tỷ đồng (+51% yoy). Tổng giá trị trúng thầu năm 2017 đạt 20,480 tỷ đồng (+19.21% yoy). Giá trị hợp đồng chuyển tiếp sang các năm tới là 14,600 tỷ đồng.

LNST Q1/2018 giảm 25% so với cùng kỳ chủ yếu do ảnh hưởng từ việc tăng (1) chi phí lãi vay và (2). Doanh thu Q1/2018 của HBC tăng trưởng nhẹ đạt 3,345 tỷ đồng (+10.65% yoy) do Q1 thường là quý tăng trưởng thấp điểm của ngành xây dựng do trong tháng có đợt nghỉ lễ tết, nhu cầu xây dựng giảm. Biên lợi nhuận gộp cải thiện nhẹ từ mức 10.5% Q1/2017 lên mức ~ 11.0% Q1/2018. Lợi nhuận ròng Q1/2018 giảm 25.1% so với cùng kỳ, đạt 135.6 tỷ đồng chủ yếu do (1) Chi phí lãi vay tăng mạnh gấp 2.6 lần so với cùng kỳ, là 71.2 tỷ đồng, trong Q1/2017 có khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư 23.4 tỷ đồng, (2) Chi phí bán hàng và quản lý DN/ DTT tăng từ mức 3.6% Q1/2017 lên 4.2% Q1/2018.

HBC đặt kế hoạch kinh doanh 2018 với mức tăng trưởng mạnh. Doanh thu thuần đạt 20,680 tỷ đồng (+28.9% yoy) và lợi nhuận ròng đạt 1,068 tỷ đồng (+24.3% yoy). Tổng giá trị trúng thầu năm 2018 ước tính đạt 24,000 tỷ đồng (+17% yoy). Tính tới thời điểm cuối Q1/2018, tổng giá trị hợp đồng ký mới của HBC đạt xấp xỉ 3,800 tỷ đồng, tương đương thực hiện được 15.8% kế hoạch đặt ra.

Cổ tức năm 2017. HBC cũng trình chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 50% bằng cổ phiếu cho năm 2017. Ngoài ra mức cổ tức cho 2018 dự kiến là 15%.

Kế hoạch phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược. HBC cũng trình ĐHCĐ kế hoạch phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược với tỷ lệ tối đa là 25% sau khi tiến hành chia cổ tức năm 2017. Mức giá phát hành không thấp hơn 2 lần so với giá trị sổ sách tại thời điểm phát hành.

LCG – Công ty Cổ phần Licogi 16 – P/E FW 6.95x

Kế hoạch 2018: kế hoạch doanh thu thuần 2,501 tỷ đồng (+65%yoy) trong đó doanh thu Xây lắp chiếm 80% và BĐS là 20%. Lĩnh vực Xây lắp đóng góp chủ yếu bởi cao tốc Bắc Giang Lạng Sơn, nhà máy nước Phú Ninh, chung cư Nam An, chung cư Hiệp Thành, nhà máy nước Cần Thơ; lĩnh vực BĐS đóng góp chủ yếu từ Chung cư Hiệp Thành.

LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ 2018 kế hoạch là 123 tỷ đồng (+58%yoy), tương ứng EPS 2018 = 1,482 tỷ đồng (trích 6% quỹ khen thưởng phúc lợi). Ngày 08/05/2018, cổ phiếu LCG được giao dịch với giá 10,300 đồng, PE FW = 6.95x.

KQKD bán niên 2018 LCG ước tính: DT đạt 870 tỷ và LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ 56 tỷ đồng (trên kế hoạch 123 tỷ đồng).

LCG cho biết nguồn lực tài chính ổn định, 2018 sẽ không sử dụng trái phiếu.

Mảng Xây lắp, LCG mới ký dự án nhà máy nước Sông Đà giá trị 600 tỷ đồng vào 30/4/2018

Mảng Giao thông, dự án BT cầu Bình Tiên, có thể là dự án cuối cùng BT theo hình thức chỉ định thầu của tp HCM. Cuối tháng 4 đã có qđ của chủ tịch ubnd, tổng vốn đt trên 1000 tỷ đồng.

BCCI đồng ý giao lại 5% vốn tại liên danh cho LCG, dự án sẽ là 100% vốn của LCG. Bên cạnh đó, quỹ đất đi qua dự án này là 70% do BCI quản lý, nhưng BCI cho LCG mượn đất trước để thi công trong khi chờ các thủ tục đền bù. Sau khi ký HĐ BT, đối tác BĐS đặt cọc 600 tỷ đồng vào tk ngân hàng là cơ sở thanh toán dần để lấy quỹ đất trong dự án. LCG tự tin là dự án Bình Tiên sẽ thành công lớn.

Mảng năng lượng, đang tham gia vào 2 dự án điện mặt trời, xuất phát từ công ty con CTCP điện lực LCG 16 đã chuẩn bị cách đây 2 năm.

Dự án Chư Ngọc Gia Lai gđ 1 là 15MW, dự án Nhơn Hải Ninh Thuận là 35MW. Tổng công suất triển khai 2 dự án là 50MW (những dự án dưới 50MW sẽ do bộ công thương quy hoạch). LCG đang đợi quyết định bổ sung quy hoạch, dự kiến 15/5 kết thúc FS. Việc giải phóng mặt bằng dự kiến kết thúc trong tháng 6. Tháng 8 sẽ khởi công để kịp đi vào hoạt động trước 30/06/2019 (Giá mua bán điện là 9.35 cent/kWh chỉ áp dụng đến thời hạn 30/6/2019).

Phương án triển khai thiên về đầu tư trọng vẹn phương án này, thời điểm đầu tư căn theo chu kỳ kinh tế, chu kỳ suy thoái sẽ có dòng tiền ổn định. Suất đầu tư là 1 triệu USD/MW.

Mảng BĐS Giá đất nền đã bán trong năm 2017 ở mức giá bình quân là 6tr3/m2 trc đây là 4.5tr/m2. Về chủ trường tỉnh Đồng Nai cũng đồng ý trong 10ha đất chung cư cao tầng cho phép chuyển đổi một phần sang đất liền kề thấp tầng, tương ứng có 5ha đất thấp tầng để chuyển nhượng nhanh. Bên cạnh đó, tập trung cho KĐT Điền Phước 95ha, đang đền bù gpmb cho từng hộ dân, hiện nay quỹ đất có 50% đã đền bù, công tác đền bù song hành triển khai sân bay Long Thành, dự kiến sẽ xây nhà bán, không bán đất nền.

FCN – CTCP Fecon – P/E fw 5.5x

Kế hoạch kinh doanh 2018

  • Doanh thu hợp nhất: 3,500 tỷ đồng (+51% YoY) dựa trên các luận điểm:
    • Backlog 2017 chuyển sang: 850 tỷ đồng.
    • Giá trị hợp đồng đã ký từ đầu năm: 1200 tỷ đồng.
    • Các dự án trong pipe line tiềm năng 2018 như: NM Hòa Phát Dung Quất, Nhiệt điện Nghi Sơn 2, Metro line 1 & 3, BT Tỉnh lộ 9, BT Cống Ngăn Triều Rạch Tra, Điện mặt trời Vĩnh Hảo (đã nộp hồ sơ năng lưc, đang xây dựng FS để thẩm tra và chuẩn bị góp vốn thực hiện dự án)…
  • LNST hợp nhất: 272 tỷ (+53% YoY), tương đương EPS 2018 = 3,027 đồng/CP (tính trên số CP hiện lưu hành, chưa tính số CP phát hành thêm cho CĐCL)
  • Tái cấu trúc một số đơn vị thành viên
  • Thoái vốn khỏi Viện nền móng & Công trình ngầm, Tedi (lợi nhuận tối thiểu 15-20%) để đảm bảo đủ điều kiện khách quan khi tham gia các đơn vị này tư vấn, thiết kế, khảo sát
  • Mua lại phần vốn của Shanghai tại FGH, chuyển phần vốn từ Miltec sang FGH
  • Mua lại phần vốn góp của FCM tại Fecon Hải Đăng để tận dụng cơ hội kinh doanh đá tại các công trình FECON thi công như NM Hòa Phát Dung Quất
  • Thực hiện M&A với 1-2 công ty xây dựng công nghiệp, nhằm mục đích hướng đến trở thành nhà thầu chính tại các dự án. Công ty sẽ thực hiện mua lại dần phần vốn góp tại các đơn vị này nếu đánh giá phù hợp.

Kết quả kinh doanh quý 1/2018

  • Doanh thu hợp nhất ước đạt 425 tỷ đồng (+43.86% YoY) chủ yếu nhờ đóng góp của các dự án: Vinfast Hải Phòng: 110 tỷ đồng; Empire City HCM: 70 tỷ; Transimex Hưng Yên: 33 tỷ đồng; Viettel Tôn Thất Thuyết: 22 tỷ đồ
  • Lợi nhuận sau thuế: 23 tỷ đồng(+40.62% YoY)

Phân phối lợi nhuận: Năm 2017, cổ tức 10% (5% tiền, 5% cổ phiếu- thực hiện trong quý 3/2018). Cổ tức năm 2018 dự kiến 10%.

Phát hành cho nhà đầu tư chiến lược: số lượng 25 triệu CP (đã được thông qua tại ĐHCĐ bất thường 2017); giá tối thiểu 22,000 đồng (Ban lãnh đạo dự kiến sẽ đàm phán giá với đối tác là 30,000 đồng/CP), hiện đã tiếp xúc với 5 đối tác nước ngoài, short list còn 2 đối tác Nhật Bản.

Nới room ngoại 100% nhằm mục đích phát hành cho cổ đông chiến lược.

 

PC1 – CTCP Xây lắp điện 1 – P/E fw 8.1x – P/B fw 1.2x

Kết quả kinh doanh 2017:

  • Doanh thu 3,160.5 tỷ đồng đạt 88% kế hoạch (+5% yoy); lợi nhuận sau thuế đạt 236.6 tỷ đồng (-16% yoy), đạt 77% kế hoạch.
  • Năm 2017, PC1 không hoàn thành kế hoạch doanh thu và lợi nhuận chủ yếu do mảng xây lắp và sản xuất công nghiệp (hoàn thành lần lượt 77% và 63%, thấp hơn 518 và 225 tỷ đồng so với kế hoạch) do:
  • Bộ công thương tiến hành giải thể Tổng cục Năng lượng, dẫn đến việc thẩm duyệt đầu tư dự án điện bị lùi thời hạ
  • Chinh sách điều chỉnh về đơn giá xây dựng thiếu sát thực khiến nhiều dự án mới chậm khởi công.

Kế hoạch kinh doanh 2018: doanh thu 5,643.4 tỷ đồng (+79%yoy), lợi nhuận sau thuế 458.7 tỷ đồng (94% yoy). Cụ thể:

  • Mảng xây lắp: Doanh thu 2,581 tỷ đồng (+52% yoy), tập trung tăng tỉ trọng vào các hợp đồng EPC, PC; tiếp tục khẳng định vị trí số 1 ở mảng xây lắp truyền tải khi hợp tác với các đối tác nước ngoài, Hà Nội TP Hồ Chí Minh với các gói thầu khó như điện mặt trời, điện gió, các dự án trong thành phố (tuyến cáp ngầm phục vụ Metro ở HCM). Riêng quý 1 đã kí thêm khoảng 1,000 tỷ đồng chủ yếu với các đối tác nước ngoài. Với dự án 500 KW mạch 3: doanh thu tổng của xây lắp và sản xuất của mạch 3 khoảng 5,000 tỷ đồng, phần sản xuất: dự kiến tỉ trọng khoảng 35% (trong 2 năm); phần xây lắp: gồm 24 gói thầu, PCI dự kiến có thể đấu thầu khoảng 600- 700 tỷ đồng.
  • Mảng sản xuất công nghiệp: doanh thu kế hoạch 510 tỷ đồng (+36% yoy) với 24 gói thầu, tổng sản lượng khoảng 100 nghìn tấ Ngoài ra, gói thầu ở Indonesia khoảng 1,000 tỷ đã đàm phán xong các điều khoản, hiện Chính phủ Indonesia đang đánh giá lại toàn bộ dự án.
  • Mảng đầu tư năng lượng: LNST dự kiến khoảng 110 tỷ (năm 2017 là 60 tỷ). Năm 2018, PC1 sẽ chuyển nhượng 1 phần dự án thủy điện Mông Ân (chuyển sở hữu sang cho công ty con; chuyển nhượng 1 phần vốn nhưng vẫn nắm giữ trên 51% vốn điều lệ) để đủ điều kiện bán điện cả 3 nhà máy trên Sông Gâm theo biểu giá chi phí tránh được (cao hơn giá điện cạnh tranh khoảng 20%). PC1 đang có kế hoạch triển khai các nhà máy Nậm Pô 4-5 (ngoài ra còn 3-4 dự án khác ở Điện Biên). Lãi suất vay bằng lãi suất huy động +2.6%, nếu vay WB thì thấp hơn 5%.
  • Đầu tư BĐS: Dự án Mỹ Đình 2 Plaza đang được hoàn thiện trong tháng 5, việc bàn giao sẽ được triển khai từ 15/5 đến tháng 8/2017. Lợi nhuận dự kiến là 136 tỷ, doanh thu 1,200 tỷ. Dự án Thanh Xuân, kì vọng bàn giao vào đầu năm 2020, thiết kế 27 tầng với khoảng 500 căn hộ.

Phân phối lợi nhuận: Cổ tức 2017 là 15% bằng cổ phiếu, dự kiến cổ tức 2018 là 20%

Nguồn BSC

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.