FPT: Ở mức giá hiện tại là 44.600 đồng/ cổ phiếu, cổ phiếu FPT đang giao dịch mức PE 2019 là 9,5x, một mức hấp dẫn theo quan điểm của chúng tôi. Chúng tôi nhắc lại khuyến nghị MUA cổ phiếu FPT với mức giá mục tiêu 1 năm là 63.000 đồng/ cổ phiếu (giảm so với giá mục tiêu trước đây của chúng tôi là 65.000 đồng/ cổ phiếu dựa trên số dư tiền mặt giảm và PE mục tiêu thấp hơn cho mảng kinh doanh bán lẻ), + 41% so với giá hiện tại.
Kết quả kinh doanh quý 4/2018: So sánh cùng cơ sở, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế trong quý 4/2018 tăng 16% và 24% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng này thấp hơn 1 chút so với tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế trong 9T2018 là 21% và 33% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng thấp hơn trong quý 4 là do doanh thu từ dịch vụ CNTT trong nước giảm (-4% so với cùng kỳ năm ngoái) và tăng trưởng lợi nhuận trước thuế từ gia công phần mềm thấp hơn do ghi nhận lợi thế thương mại và chi phí liên quan đến M&A trong quý 4.
Kết quả kinh doanh cả năm 2018: Doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của FPT trong năm 2018 giảm 47% và 9% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù vậy, mảng kinh doanh cốt lõi đạt kết quả đáng khích lệ với tăng trưởng doanh thu là 19,4% và tăng trưởng lợi nhuận trước thuế là 30,3% trên cơ sở so sánh tương đương.
Khả năng thay đổi ban lãnh đạo chủ chốt: Ông Bùi Quang Ngọc, Giám đốc điều hành của FPT, một trong 13 thành viên sáng lập chính của FPT, giữ vị trí này kể từ năm 2013, có khả năng từ nhiệm và chuyển quyền lãnh đạo cho thế hệ mới trong năm 2019. Nếu FPT có giám đốc điều hành thuộc thế hệ trẻ, chúng tôi tin rằng điều này có thể là một làn gió mới cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Ước tính năm 2019: Chúng tôi dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của FPT đạt 27,2 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 17% so với cùng kỳ năm ngoái) và 4,55 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 18%) trong năm 2019. Chúng tôi dự báo EPS năm 2019 là khoảng 4.700 đồng (tăng trưởng 20%).
Đối với dịch vụ CNTT, chúng tôi dự báo doanh thu có thể tăng trưởng ở mức bình quân là 15%, nhờ tăng trưởng mạnh về dịch vụ gia công phần mềm trên thị trường quốc tế (ở mức 22%). Biên lợi nhuận của mảng gia công phần mềm sẽ cải thiện nhờ đóng góp cao hơn của dịch vụ chuyển đổi số với tỷ suất lợi nhuận cao hơn, tăng lợi thế về quy mô, năng suất cao hơn và các kế hoạch M&A với các công ty CNTT nước ngoài có năng lực công nghệ cao hơn. Tuy nhiên, chi phí lương cho kỹ sư CNTT tại Việt Nam đang tăng.
Đối với mảng viễn thông, tăng trưởng doanh thu ở mức 14%, nhờ vào mức tăng trưởng doanh thu băng thông rộng ổn định cũng như tăng trưởng của dịch vụ viễn thông cho các doanh nghiệp và phân khúc IPTV (truyền hình Internet) ở mức cao. Biên lợi nhuận từ dịch vụ viễn thông dự báo tăng nhờ phí Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích giảm trong năm 2019 và giảm lỗ từ phân khúc IPTV. Rủi ro là doanh thu trung bình mỗi khách hàng (ARPU) tiếp tục xu hướng giảm.
Quan điểm đầu tư: Ở mức giá hiện tại là 44.600 đồng/ cổ phiếu, cổ phiếu FPT đang giao dịch mức PE 2019 là 9,5x, một mức hấp dẫn theo quan điểm của chúng tôi. Chúng tôi nhắc lại khuyến nghị MUA cổ phiếu FPT với mức giá mục tiêu 1 năm là 63.000 đồng/ cổ phiếu (giảm so với giá mục tiêu trước đây của chúng tôi là
65.000 đồng/ cổ phiếu dựa trên số dư tiền mặt giảm và PE mục tiêu thấp hơn cho mảng kinh doanh bán lẻ), + 41% so với giá hiện tại.
Rủi ro: Các công ty liện kết của FPT (FPT Synnex và FPT Retail – FRT: UPCOM) có thể có mức tăng trưởng thấp hơn do thị trường các sản phẩm CNTT của Việt nam có dấu hiệu chậm lại. Chi phí lương cho kỹ sư CNTT cũng đang tăng ở Việt Nam. FPT sẽ không nới lỏng giới hạn sở hữu nước ngoài trong 1 năm so với mức hiện tại là 49% (không còn room cho NĐTNN), điều này có thể khiến cho giá cổ phiếu bị định giá thấp so với giá mục tiêu của chúng tôi.
Yếu tố giúp cổ phiếu tăng giá: Thuế thu nhập doanh nghiệp có thể giảm kể từ năm 2019 theo quy định mới. Chúng tôi chưa xem xét đến sự kiện này khi ước tính lợi nhuận trong năm 2019 và 2020.
Các nguồn định giá tham khảo khác
FPT chart. Nguồn: Admin