Chúng tôi nhận định trong năm 2022, doanh thu dự kiến của DGC ước đạt 12,528 tỷ VND (+31% YoY) và LNST đạt 4,141 tỷ VND (+64.7% YoY). Dựa vào triển vọng kinh doanh và kết quả định giá, chúng tôi đưa ra khuyến nghị NẮM GIỮ với cổ phiếu DGC, mức giá mục tiêu 254,000 VND/CP, cao hơn 9.09% mức giá đóng cửa ngày 13/04/2022.
Giá thị trường (21/07/2022): 100,500 đ/cp
Giá mục tiêu : 123,000 đ/cp
Lợi nhuận kỳ vọng: 22,8%
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Trong quý 2/2022, DGC ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế ở mức kỷ lục, đạt lần lượt 4,002.35 tỷ đồng (+96% YoY) và 1,894.44 tỷ đồng (+469% YoY). Như vậy, so với kế hoạch kinh doanh đã đề ra của quý II, DGC đã hoàn thành 96% kế hoạch về doanh thu và 158% kế hoạch về lợi nhuận. Giá phốt pho vàng và giá phân DAP tiếp tục duy trì mức nền cao so với năm 2021 trong khi giá quặng đầu vào chỉ tăng trung bình từ 20-22% YoY giúp cho biên lợi nhuận gộp tiếp tục bứt phá từ mức 46.95% lên 53.1%. Doanh thu thuần từ hoạt động xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 5.822 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ trong khi doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng trong nước cũng được cải thiện tích cực, tăng 54.31% YoY.
Giá phốt pho vàng sụt giảm gần 17% so với mức đỉnh trong tháng 5
Giá phốt pho vàng sau khi đạt đỉnh ở mức 137.5 triệu đồng/tấn trong tháng 5 đã trải qua một nhịp sụt giảm gần 17% xuống mức 115 triệu đồng/tấn trước một vài diễn biến tích cực của nguồn cung kết hợp với nhu cầu sụt giảm trước ngại về rủi ro suy thoái của nền kinh tế lớn nhất trên thế giới. Cụ thể, áp lực thiếu hụt nguồn cung phần nào được giải toả khi Tunisia, quốc gia từng đứng đầu về xuất khẩu phốt pho vàng, tiến hành nâng sản lượng khai thác quặng apatit trở lại. Sản lượng khai thác quặng apatit trong quý I của nước này tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, lên 1.3 triệu tấn. Theo kế hoạch đề ra, Tunisia sẽ hướng đến việc khai thác và xuất khẩu 5.5 triệu tấn trong năm 2022, +48.6% YoY, tận dụng đà tăng giá phốt pho vàng trên thế giới trước đó.
Nhu cầu tiêu thụ phốt pho vàng vẫn được đánh giá ở mức khả quan
Do đó, chúng tôi hạ dự phóng giá phốt pho vàng trước đó từ mức 125 triệu đồng/tấn xuống 120 triệu đồng/tấn cho năm 2022 nhằm phản ánh tác động của nguồn cung. Mặc dù vậy, nhu cầu tiêu thụ phốt pho vàng vẫn được đánh giá khả quan do tình trạng thiếu hụt chip và chất bán dẫn toàn cầu vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể khi chuỗi cung ứng của ngành này vẫn đang gặp nhiều thách thức. Quá trình khắc mạch vào các tấm silicon để sản xuất chip, hay quang khắc, sử dụng nguyên liệu đầu vào là hỗn hợp khí neon, krypton và xenon. Theo thống kê, Ukraine cung cấp hơn 70% sản lượng khí neon, 40% sản lượng khí krypton và 30% sản lượng khí xenon trên thế giới trong khi sản lượng xuất khẩu 3 loại khí trên của Nga lên đến 30%. Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine kéo dài khiến cho nguồn cung dự trữ các loại khí này hiện duy trì ở mức thấp.
Theo báo cáo của Hiệp hội chất bán dẫn thế giới, nhu cầu tiêu thụ chip trong năm 2022 được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng hai chữ số ở mức 16.3% (tăng 6.1% so với dự báo quý I do tốc độ xử lý các đơn hàng tồn đọng còn chậm). Tiêu thụ chip ở khu vực Châu Mỹ tăng mạnh nhất, +22.6% YoY, theo sau là khu vực Châu Âu và Nhật Bản, tăng lần lượt 20.8% và 12.6% YoY. Đà tăng trưởng được dự báo sẽ tiếp diễn trong năm 2023 ở mức 5%, tương đồng với kế hoạch mở rộng công suất của TSMC, nhà sản xuất chip lớn nhất của Đài Loan sau khi đã nâng công suất 20% vào tháng 8/2021 trước đó. Đây sẽ là yếu tố thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu đầu vào chất bán dẫn, đồng thời hỗ trợ giá phốt pho vàng trong giai đoạn nửa cuối năm.
Nhu cầu tiêu thụ phân bón đang có dấu hiệu chậm lại trước những lo ngại về suy thoái
Đối với phân MAP và DAP, nhu cầu tiêu thụ phân bón được đánh giá cũng sẽ tăng trưởng chậm lại trong giai đoạn nửa cuối năm.Theo báo cáo tháng 6 của Tổ Chức Lương Thực Và Nông Nghiệp Của Liên Hợp Quốc Giá, các loại nông sản như lúa mỳ, ngô và đường tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm trước khi sụt giảm trong tháng 6. Nguyên nhân chính của đợt giảm giá trên chủ yếu là do yếu tố mùa vụ, chất lượng của giống, cây trồng được cải thiện và triển vọng về sản lượng của mùa vụ tới khả quan. Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu nông sản của các quốc gia toàn cầu cũng đang có dấu hiệu chậm lại trước những lo ngại về suy thoái cũng gây áp lực lên cho giá các loại nông sản.
Nguồn cung phân DAP và MAP trong giai đoạn nửa cuối năm đang có tín hiệu dần được nới lỏng trở lại
Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan Trung Quốc, mặc dù vẫn đang trong giai đoạn hạn chế xuất khẩu phân bón, tổng giá trị xuất khẩu phân bón trong 6 tháng đầu năm 2022 của Trung Quốc đã đạt 81.7% giá trị của năm 2021. Bên cạnh đó, Nga cũng công bố mức hạn ngạch xuất khẩu phân bón mới cho nửa cuối năm 2022. Cụ thể, mức hạn ngạch đối với phân MAP được nâng từ mức 1430 nghìn tấn trong 2H2021 lên 1870 nghìn tấn trong 2H2022 và tiến hành gỡ bỏ hạn ngạch đối với phân DAP. Theo đó, nguồn cung phân DAP và MAP trong giai đoạn nửa cuối năm đang có tín hiệu dần được nới lỏng trở lại.
Mặc dù vậy, theo báo cáo của Agromonitor, sản lượng phân DAP nhập khẩu về Việt Nam từ Trung Quốc và các thị trường khác trên thực tế vẫn giảm dần từ đầu năm và sản lượng đạt mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Do đây là kịch bản đã được dự tính từ trước, chúng tôi vẫn duy trì mức giá dự phóng của phân MAP và DAP, lần lượt ở mức 16.5 triệu đồng/tấn và 19 triệu đồng/tấn cho năm 2022.
Dự phóng kết quả kinh doanh
Chúng tôi điều chỉnh giảm dự phóng doanh thu thuần của DGC trong năm 2022 từ mức 12,528 tỷ đồng trước đó xuống mức 12,252 tỷ đồng, nhằm phản ánh rủi ro giảm giá phốt pho vàng trong giai đoạn nửa cuối năm. Tuy nhiên, việc đưa khai trường 25 vào khai thác giúp cho chi phí quặng apatit đầu vào tăng thấp hơn so với dự kiến. Do đó, biên lợi nhuận gộp của DGC được điều chỉnh tăng từ mức 41% lên 44%. Việc tăng cường quản lý hoạt động bán hàng giúp cho chi phí giảm xuống 551 tỷ đồng so với dự phóng trước đó trong khi doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 44.11% so với năm 2021 lên 245 tỷ đồng, nhằm phản ánh giá trị đầu tư ngắn hạn tăng hơn 1000 tỷ đồng trong quý 2. Lợi nhuận sau thuế theo đó được điều chỉnh tăng 534 tỷ đồng lên 4,675 tỷ đồng trong năm 2022, tương đương với mức EPS 12,100 VND/cp.
Định giá
Sau khi đánh giá triển vọng cũng như rủi ro có thể phát sinh, kết hợp với phương pháp định giá EV/EBITDA, chúng tôi nâng khuyến nghị từ mức NẮM GIỮ lên MUA tích lũy đối với cổ phiếu DGC cho mục tiêu trung và dài hạn. Mức giá phù hợp năm 2022 là 123,000 VNĐ/cp, tương đương với mức EV/EBITDA 8.x (điều chỉnh giảm từ mức 8.5x trước đó về mặt bằng định giá chung của ngành), và cao hơn 22.8% so với mức giá đóng cửa ngày 21/07/2022.
Nguồn : KBSV
Các nguồn định giá tham khảo khác:
Đồ thị phân tích kỹ thuật theo Hệ thống Tín hiệu dòng tiền iBroker SIS 4.0
DGC chart. Nguồn: Admin
Link tham gia room zalo Tín hiệu dòng tiền để nhận được tư vấn trong phiên cổ phiếu có tín hiệu Mua/Bán: https://zalo.me/g/izmqqe638