BVSC vẫn duy trì quan điểm lạc quan đối với triển vọng dài hạn của IMP khi đây là một trong số ít công ty dược trong ngành vẫn còn câu chuyện tăng trưởng, thông qua việc khai thác các nhà máy EU-GMP tiêu chuẩn cao, đấu thầu vào kênh ETC. Ngoài ra, chúng tôi cho rằng câu chuyện hợp tác với cổ đông lớn SK sẽ nâng cao hơn vị thế và tiềm năng tăng trưởng của IMP trong tương lai. BVSC duy trì khuyến nghị OUTPERFORM với IMP, mức giá mục tiêu theo DCF là 52.400 đồng/cổ phiếu, tương ứng với P/E forward theo kế hoạch 95% LNTT của IMP là 14x lần, +32% so với mức giá đóng cửa 39.650 đồng/cổ phiếu vào ngày 27/07/2020.
Cập nhật một số thông tin của IMP sau buổi AM (Analyst Meeting) ngày 28/07 như sau:
– KQKD Q2/2020 tiếp tục ghi nhận tăng trưởng với doanh thu và lợi nhuận đạt lần lượt 289 tỷ đồng (+1% yoy) và 47 tỷ đồng (+45% yoy). Mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng đến chủ yếu từ việc tiết giảm chi phí bán hàng, khi IMP không tổ chức được nhiều chiến dịch và sự kiện trong thời điểm giãn cách xã hội. Imexpharm cho biết sẽ tiết giảm nhiều nhất các chi phí có thể, và ước tính sẽ thực hiện được 95% mục tiêu doanh thu và 100% mục tiêu LNTT (+28% yoy), tương ứng với mức 1.663 tỷ đồng doanh thu (+18.5% yoy) và 260 tỷ đồng LNTT (+28% yoy). IMP không trích dẫn 20 tỷ đồng quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ năm nay.
– Như BVSC đã cập nhật, kênh ETC ghi nhận sụt giảm ngắn hạn kể từ đầu Q2/2020, do tâm lý e ngại bệnh viện, cũng như sức khỏe người dân trở nên tốt hơn trong thời gian cách ly xã hội. Tuy nhiên, nhờ công tác chống dịch hiệu quả, kênh ETC phục hồi vào Tháng Sáu, khi nhu cầu đi điều trị tăng trở lại sau thời gian dài phải trì hoãn do giản cách xã hội. Theo đó, Imexpharm ghi nhận mức tăng trưởng kênh ETC đạt 198% yoy chỉ vào tháng 06/2020 khi bệnh viện nhập trở lại thuốc đã trúng thầu. Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu ý đến trường hợp dịch bùng phát trở lại ở Đà Nẵng trong thời gian vừa qua có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng ngắn hạn đến nhu cầu kênh ETC trong thời gian tới.
– Triển vọng kênh ETC 6 tháng cuối năm và năm 2021 duy trì khả quan nhờ kết quả trúng thầu đầu năm khá thuận lợi. Theo số liệu thống kê từ DAV tính đến ngày 07/07/2020 , IMP đã ghi nhận trúng thầu 451 tỷ đồng ở Nhóm 2, cho 6 tháng đầu năm 2020, so với con số 695 tỷ đồng của cả năm 2019. Sản phẩm trúng thầu chủ yếu ở các dòng thuốc kháng sinh tiêm IMP3 có giá trị cao, cũng như sản phẩm kháng sinh Penicilin dưới dạng viên phân tán của nhà máy IMP2. Cần lưu ý thêm là doanh thu IMP có thể ghi nhận được sẽ phụ thuộc vào tiến độ lấy thuốc của các bệnh viện, thường mất từ 6-12 tháng.
– IMP cho biết đã được duyệt qua quy định không chào thầu thuốc nhập khẩu khi có 3 doanh nghiệp trong nước có cùng tiêu chí kỹ thuật và đủ khả năng cung cấp thuốc, cùng với Pymepharco và Tenamyd ở các dạng hoạt chất Cephalosporin. Quy định này sẽ tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của IMP và được áp dụng trong tương lai gần ở các kỳ đấu thầu quốc gia sắp tới.
– Giá nguyên dược liệu (API) hiện đang tăng cao do gián đoạn nguồn cung từ Trung Quốc như BVSC đã cập nhật vào đầu năm nay. Tuy nhiên, Imexpharm cho biết hiện tại đã nhập API đầy kho, và chủ động được hoàn toàn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất từ đây đến hết cuối năm. Các doanh nghiệp dược có nền tảng tài chính tốt và uy tín như Imexpharm sẽ ít bị ảnh hưởng bởi biến động giá của nguồn nguyên liệu như một số doanh nghiệp nhỏ khác, do có nhiều nhà cung cấp, cũng như khả năng nhập và tích trữ từ sớm.
– Nhà máy IMP4 với dây chuyền sản xuất hiện đại vẫn nằm trong kế hoạch hoàn thành xét duyệt lên tiêu chuẩn EU-GMP trong năm nay. IMP ước tính nhà máy có thể đạt mức full công suất từ 4-5 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động. Các sản phẩm của IMP4 dự tính sẽ có mức biên lợi nhuận gộp cao hơn các sản phẩm trước đây của IMP do thuộc phân khúc cao cấp nhất.
– SK hiện vẫn chưa có buổi làm việc chính thức với IMP do tác động từ dịch COVID-19. IMP kỳ vọng SK sẽ hỗ trợ công ty phát triển thị trường, thông qua các mối quan hệ của SK với Chính phủ Việt Nam, cũng như mở rộng xuất khẩu sản phẩm của IMP ra nước ngoài. BVSC đánh giá chiến lược này rất phù hợp với IMP hiện tại, khi công ty đang sở hữu 3 nhà máy EU-GMP với nhiều dư địa tăng trưởng.
– BVSC vẫn duy trì quan điểm lạc quan đối với triển vọng dài hạn của IMP khi đây là một trong số ít công ty dược trong ngành vẫn còn câu chuyện tăng trưởng, thông qua việc khai thác các nhà máy EU-GMP tiêu chuẩn cao, đấu thầu vào kênh ETC. Ngoài ra, chúng tôi cho rằng câu chuyện hợp tác với cổ đông lớn SK sẽ nâng cao hơn vị thế và tiềm năng tăng trưởng của IMP trong tương lai. BVSC duy trì khuyến nghị OUTPERFORM với IMP, mức giá mục tiêu theo DCF là 52.400 đồng/cổ phiếu, tương ứng với P/E forward theo kế hoạch 95% LNTT của IMP là 14x lần, +32% so với mức giá đóng cửa 39.650 đồng/cổ phiếu vào ngày 27/07/2020.
Nguồn: BVSC
Các nguồn định giá tham khảo khác
Đồ thị phân tích kỹ thuật theo Hệ thống Tín hiệu dòng tiền iBroker SIS 4.0
(đang cập nhật)
IMP chart. Nguồn: Admin