[Nhận định thị trường ngày 02/04] Thị trường đi ngang và phân hóa – Tập trung vào cổ phiếu triển vọng Q1 – Cập nhật ACV

ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG

TTCK châu Á vận động tích cực trong phiên đầu tuần, Nikkei 225 và KOSPI tăng lần lượt 1.43% và 1.29% trong khi đó Shanghai Composite tăng thêm 2.58%, nhờ những kỳ vọng về tiến triển đàm phán thương mại Mỹ – Trung trong bối cảnh phó thủ tướng Lưu Hạc sẽ có cuộc hội kiến với phía Hoa Kỳ tại Washington ngay trong tuần này.

Chứng khoán Việt Nam không nằm ngoài xu hướng chung của thị trường châu Á với mức tăng lần lượt 0.79% và 0.64% của VN Index và VN30 Index, lên ngưỡng 988.53 điểm và 905.87 điểm. VN Index duy trì sắc xanh trong toàn bộ thời gian giao dịch, với đà tăng được nới rộng dần trong khoảng thời gian cuối phiên chiều.

VNM, GAS, MSN, VRE, VHM dẫn đầu mức đóng góp tăng điểm chỉ số trong khi BID, VJC, CTG và HPG điều chỉnh tác động về phía ngược lại. VNM tăng thêm 2.8% khi F&N Dairy vừa đăng ký mua thêm hơn 17.4 triệu cổ phiếu.

Phân hóa là xu đướng chủ đạo đối với các cổ phiếu vốn hóa lớn, riêng sắc xanh vẫn chiếm ưu thế tại lĩnh vực Dầu khí & Xăng dầu nhờ giá dầu Brent tăng trên 1% trong phiên 01/04. GAS, PVD, PVS tăng lần lượt 2.5%, 2.8% và 1.9% trong khi PLX và OIL cũng ghi nhận mức tăng 1.7% và 0.7%.

Thanh khoản sàn HOSE đạt 188.6 triệu đơn vị (+8.8%), kéo theo mức tăng 11.1% của GTGD, đạt mức 4.3 nghìn tỷ đồng. Khối ngoại giảm quy mô chiều mua và chiều bán lần lượt 57.8% và 58.9% tuy nhiên xu hướng mua ròng vẫn được duy trì với giá trị 71.8 tỷ đồng. MSN (61.3 tỷ đồng), VRE (33.1 tỷ đồng) và VCB (30.5 tỷ đồng) dẫn đầu top mua ròng phiên hôm nay.

Thị trường phái sinh: Thanh khoản thị trường tương lai sụt giảm mạnh trong bối cảnh chứng khoán cơ sở nối dài đà tăng. KLGD ngày đầu tuần đạt 64.7 nghìn HĐ, giảm 37.6%. VN30F1904 ghi nhận mức tăng tương đương với VN30, đóng cửa duy trì ở mức thấp hơn 15.87 điểm so với chỉ số.

Thống kê toàn thị trường

DỰ BÁO XU HƯỚNG VN30-INDEX

Nhận định kỹ thuật

Thị trường thế giới khởi sắc giúp chỉ số VN30 có một phiên tăng 5.74 điểm lên mốc 905.87 điểm. Nến ngày là một Small White Candle đóng cửa ở mức gần sát với mức cao nhất của phiên thứ 6 cuối tuần trước. Thị trường phân hóa với số mã tăng giá và giảm giá ngang nhau, trong đó riêng 3 mã MSN, VNM, VRE đóng góp hơn 6 điểm cho chỉ số.

KLGD tăng ở mức hơn 40 triệu đơn vị, giảm gần 5 triệu đơn vị so với phiên trước, đồng thời thấp hơn so với KLGD bình quân 20 phiên hơn 9.5 triệu đơn vị. MACD vẫn vận động dưới đường Zero Line và đường tín hiệu, tuy vậy Stochastic nhích nhẹ dần lên theo đà hồi phục.

KLGD vẫn ở mức khá khiêm tốn, tuy nhiên quán tính tăng điểm khá tốt có thể giúp chỉ số kiểm lại vùng kháng cự 909-915 điểm của hai tuần trước đó. Chúng tôi nâng mức hỗ trợ ngắn hạn đảo chiều phiên ở mốc 903 điểm cho phiên giao dịch hôm nay.

Hỗ trợ ngắn hạn: 898 – 903 Kháng cự ngắn hạn: 909 – 915

Quan điểm đầu tư

Phiên hôm nay các yếu tố có thể tác động đến thị trường đều diễn biến theo chiều hướng tích cực. Đây là chuyển biến thuận lợi khi thị trường chính thức bước vào giai đoạn cao điểm của mùa KQKD Q1/2019 và cơ hội được tiếp tục kỳ vọng ở nhóm cổ phiếu được dự báo có triển vọng Q1 sáng dưới đây.

Ngắn hạn: nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ yếu tố mùa vụ và đã có những chỉ báo cho thấy triển vọng Q1/2019 tích cực bao gồm PNJ, MWG, ACV, AST, PVT, PLX, MSN, MPC, VHC, MSH, MBB, TCB, VCB, FPT, KBC, PVS.

  • MSN vừa có chỉ báo TRENDER chuyển sang TĂNG

Dài hạn: CTI, FPT, GAS, GMD, HPG, KSB, MWG, PNJ, PTB, TCM, KBC, POW, STK, MSH, PVS.

Cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán và một số cổ phiếu trong danh sách khuyến nghị

  • CTG đang thử thách ngưỡng kháng cự 22.8 – VCB ngưỡng kháng cự 70, ngưỡng hỗ trợ 64 – BID ngưỡng hỗ trợ 31.5, đang thử thách ngưỡng kháng cự 36 – MBB ngưỡng kháng cự 24, giá giảm dưới ngưỡng hỗ trợ 22 cho tín hiệu yếu – ACB ngưỡng hỗ trợ 29 – STB đang thử thách ngưỡng hỗ trợ 12, giá giảm dưới mức này cho tín hiệu yếu.
  • SSI giữ được ngưỡng hỗ trợ 26.5, giá giảm dưới mức này cho tín hiệu yếu – HCM ngưỡng kháng cự 31, ngưỡng hỗ trợ 25
  • PNJ ngưỡng hỗ trợ 93.5

MWG cổ phiếu cho tín hiệu yếu, ngưỡng hỗ trợ tiếp theo 82, tuy nhiên cổ phiếu có khả năng hồi phục nhẹ

ACV ngưỡng hỗ trợ 81

PVT ngưỡng hỗ trợ 16

PLX gưỡng hỗ trợ 56.5

MSN ngưỡng hỗ trợ 79, cổ phiếu sẽ thử thách ngưỡng kháng cự 88.5

FPT ngưỡng hỗ trợ 44, đang thử thách ngưỡng kháng cự 46

KBC ngưỡng hỗ trợ 13.8

PVS ngưỡng hỗ trợ 20, ngưỡng kháng cự 21.5

Chiến thuật giao dịch phái sinh

Vị thế MUA ngắn hạn                              

  • Vị thế Mua: VN30 tiếp tục vận động trên mốc 903 điểm
  • Đóng vị thế: Quanh 909 – 915 điểm hoặc đạt mức lợi nhuận kỳ vọng
  • Stoploss: VN30 bẻ gãy trở lại mốc 903 điểm

Vị thế BÁN ngắn hạn 

  • Vị thế bán: VN30 phá vỡ hỗ trợ 903 điểm
  • Đóng vị thế: Quanh  895 – 898 điểm hoặc đạt mức lợi nhuận kỳ vọng
  • Stoploss: VN30 vận động trở lại lên trên 903 điểm

Định giá thị trường

(*) Giá cập nhật ngày đầu tuần

So với các nước trong khu vực

CẬP NHẬT CÔNG TY

ACV:  Chúng tôi duy trì quan điểm tích cực về ACV do đây là đơn vị đầu tiên hưởng lợi từ nhu cầu đi lại và khách du lịch tăng đến Việt Nam. Nhà ga T3 sẽ giúp giảm bớt các hạn chế về công suất trong dài hạn. Dựa trên ước tính hiện tại của chúng tôi, chúng tôi duy trì mức giá mục tiêu 1 năm cho ACV ở mức 95.200 đồng/ cổ phiếu (tăng 12% so với giá hiện tại), dựa trên EV/ EBITDA mục tiêu là 16x (cao hơn 15% so với mức trung bình các công ty cùng ngành trên thế giới) nhờ chu kỳ tăng trưởng hiện tại: (1) tăng trưởng sản lượng khách của Việt Nam năm 2018 tăng 9-10% YoY, cao hơn mức trung bình 6,3% của các sân bay trên thế giới, (2) doanh thu phi hàng không năm 2018 chiếm chưa đến 30% trong ước tính của chúng tôi, vẫn thấp hơn mức trung bình là 38% cho các sân bay trên thế giới.

HOẠT ĐỘNG KHỐI NGOẠI

Duy trì mua ròng

Thanh khoản sàn HOSE đạt 188.6 triệu đơn vị (+8.8%), kéo theo mức tăng 11.1% của GTGD, đạt mức 4.3 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, khối ngoại giảm quy mô chiều mua và chiều bán lần lượt 57.8% và 58.9% và duy trì động thái mua ròng với giá trị +71.8 tỷ đồng.

MSN (+61.3 tỷ đồng), VRE (+33.1 tỷ đồng) và VCB (+30.5 tỷ đồng) dẫn đầu nhóm mua ròng phiên hôm nay trong khi VJC, NVL và E1VFVN30 dẫn đầu nhóm bán ròng nhiều nhất.

Cập nhật ETF – Chưa có cập nhật mới

THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

Chứng khoán Hoa Kỳ ghi nhận phiên tăng thứ 3 liên tiếp trong bối cảnh lợi suất trái phiếu 10 năm của Hoa Kỳ tăng thêm 3.08% lên ngưỡng 2.503%, nới rộng mức chênh lệch với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 3 tháng, hiện đang vận động quanh mức 2.386%

DJ và S&P tăng lần lượt 1.27% và 1.16% lên ngưỡng 26,258.42 điểm và 2,867.12 điểm. Dẫn đầu chiều tăng của rổ chỉ số S&P 500 là lĩnh vực Tài chính (+ 2.42%) và Công nghiệp (+ 2.07%).

Chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất của Hoa Kỳ cải thiện hồi phục lên 55.3 điểm trong tháng Ba, sau khi ghi nhận mức thấp nhất 2 năm trong tháng trước (54.2 điểm)

Doanh thu bán lẻ tại Mỹ giảm 0.2% MoM, trái ngược so với dự báo tăng 0.3% MoM, theo số liệu của Bộ thương mại Hoa Kỳ

CBOE VIX điều chỉnh 2.26% về 13.4 điểm, mức trung lập. CNNMoney – Fear and Greed Index (FGI – phản ánh chỉ số VIX và 6 thước đo khác về tâm lý NĐT) tăng nhẹ lên mức 54 điểm, cho thấy tâm lý thị trường có phần cải thiện.

Giá vàng (HĐTL giao tháng 6) điều chỉnh 0.32% về 1,292.15 USD/ounce.

Giá dầu Brent tăng thêm 1.16% lên ngưỡng 69.18 USD/thùng. Theo Bloomberg, sản lượng cung ứng bình quân tháng 3 tại Arab Saudi hiện đã rơi về mức thấp nhất 4 năm, đạt 9.82 triệu thùng/ngày

Chứng khoán châu Á tiếp tục giao dịch khởi sắc trong phiên sáng thứ Ba, tính đến 7h30, Nikkei 225 và KOSPI tăng lần lượt 1 % và 0.41 %. Shanghai Composite tăng thêm 2.58% trong ngày đầu tuần trong bối cảnh Caixin PMI (Trung Quốc) hồi phục lên mức 50.8 điểm trong tháng Ba sau khi giảm 3 tháng liên tiếp.

Nguồn: Tổng hợp


Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.