[Nhận định thị trường ngày 11/02] Kỳ vọng tăng điểm trở lại trong ngày giao dịch đầu năm – NĐTNN mua ròng trở lại trên HOSE – Cập nhật TCB

ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG

Phiên giao dịch cuối năm ngày 01/02 là ngày cuối cùng cơ cấu danh mục theo bộ chỉ số VN30 mới của các quỹ ETF. Sau phần lớn thời gian giao dịch giằng co, VN Index và VN30 Index đóng cửa giảm lần lượt 0.22% và 0.72%, về mức 908.67 điểm và 859.81 điểm do áp lực bán trong phiên ATC.

Sàn Hà Nội ghi nhận xu hướng tích cực hơn khi cả hai chỉ số bật tăng vào cuối phiên. HNX Index và HNX30 Index tăng lần lượt 0.44% và 0.43%, lên ngưỡng 103.34 điểm và 187.12 điểm.

  • VIC ghi nhận mức giảm trong phiên mạnh nhất kể từ cuối năm 2018, mất 4.9% giá trị, tác động tới diễn biến của thị trường trong khi BVH, TCB, CTG đều tăng trên 2%, hạn chế mức điều chỉnh của chỉ số.
  • Phân hóa tiếp tục là xu hướng chủ đạo của các nhóm ngành. EIB là điểm sáng của nhóm Ngân hàng khi đóng cửa tăng trần, duy trì đà tăng sau khi được thêm vào rổ chỉ số VN30.
  • Nhóm Dệt may tiếp tục thu hút dòng tiền. MSH, STK tăng lần lượt 1.6% và 0.6% trong khi TCM giao dịch bứt phá với mức tăng 5.5% cùng với thanh khoản tăng thêm 50% so với bình quân 10 phiên gần nhất.
  • Cổ phiếu cao su tự nhiên cũng tăng điểm trở lại. PHR, DPR tăng lần lượt 0.1% và 1% trong khi DRI (UPCoM) tăng mạnh 3.1%.

Thanh khoản được cải thiện nhờ lực cầu vùng giá thấp cùng giao dịch của các quỹ ETF. KLGD trên HOSE tăng nhẹ 2% trong khi GTGD tăng mạnh 22.3% so với phiên liền trước.

Khối ngoại mua ròng 170.5 tỷ đồng trên HOSE, tập trung vào SCS (+128.8 tỷ đồng), VNM (+60.5 tỷ đồng) và VRE (+59.4 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, NĐTNN bán ròng HPG (-60.9 tỷ đồng) và HDB (-49.3 tỷ đồng).

Sàn Hà Nội ghi nhận giá trị mua ròng 4.88 tỷ đồng, chủ yếu nhờ giao dịch tại PVS (+5.7 tỷ đồng).

Thị trường phái sinh: Thanh khoản phát sinh sụt giảm 12% về mức 91,866 HĐ. Các HĐTL đều đóng cửa tăng điểm ngược với chỉ số cở sở do không phản ứng kịp với biến động trong phiên ATC. HĐ VN30F1902 tăng 1.6 điểm, cao hơn 8.69 điểm so với VN30-Index.

Thống kê toàn thị trường

DỰ BÁO XU HƯỚNG VN30-INDEX

Nhận định kỹ thuật

Mặc dù tăng điểm vào đầu phiên giao dịch vượt nhẹ 868 điểm, chỉ số VN30 tiếp tục giằng co trong phiên và đóng cửa giảm thêm 6.25 điểm, xuống mức 859.81 điểm. Thị trường phân hóa với VIC là cổ phiếu chính kéo giảm chỉ số VN30. KLGD ở mức gần 42  triệu đơn vị, giảm hơn 5  triệu đơn vị so với phiên  trước, đồng thời cao hơn so với KLGD bình quân 20 phiên hơn 7 triệu đơn vị. Nến tuần hiệu chỉnh nhẹ trở lại với một nến Small Black Candle, tổng KLGD tuần giảm nhẹ so với tuần tăng điểm trước đó. Các hoạt động tái cơ cấu lại danh mục theo cập nhật mới của bộ chỉ số đã kết thúc và các giao dịch sẽ bình thường trở lại sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán. Phiên giao dịch đầu tiên của năm mới âm lịch nhiều khả năng sẽ là phiên tăng điểm. Chúng tôi hạ mức hỗ trợ ngắn hạn đảo chiều phiên về trở lại mốc 856 điểm cho phiên giao dịch tiếp theo.

Hỗ trợ ngắn hạn: 854 – 856      Kháng cự ngắn hạn: 862 – 865

VN30index

Quan điểm đầu tư

Hiện các nhân tố tác động đến TTCK Việt Nam đang có diễn biến trái chiều nên khả năng thị trường sẽ tiếp diễn trạng thái giằng co phân hóa trước kỳ vọng tăng điểm trở lại trong ngày giao dịch đầu năm.

Dài hạn: FPT, GAS, GMD, HPG, KSB, MWG, PNJ, PTB, CTI, TCM, KBC, POW, STK, MSH – UpCom: QNS, ACV, VEA, NTC

Ngắn hạn: các cổ phiếu có KQKD thực hiện 2018 vượt trội so với bình quân ước tính từ các nhà phân tích trên thị trường. Cập nhật đến thời điểm hiện tại có 15 cổ phiếu: ACB, VCB, GAS, TCM, HT1, DXG, NLG, DHC, PVT, STK, TNG, PPC, VHC, PHR, REE, VSC.

Chiến thuật giao dịch phái sinh

Vị thế MUA ngắn hạn                              

  • Vị thế Mua: VN30 tiếp tục vận động trên mốc 856 điểm
  • Đóng vị thế: Quanh 862 – 865 điểm hoặc đạt mức lợi nhuận kỳ vọng
  • Stoploss: VN30 bẻ gãy trở lại mốc 856 điểm

Vị thế BÁN ngắn hạn 

  • Vị thế bán: VN30 phá vỡ hỗ trợ 856 điểm
  • Đóng vị thế: Quanh 851 – 854 điểm hoặc đạt mức lợi nhuận kỳ vọng
  • Stoploss: VN30 vận động trở lại lên trên 856 điểm

CẬP NHẬT CÔNG TY

TCB: Ở mức giá 26.650 đồng/ cổ phiếu, TCB hiện đang giao dịch ở mức P/B năm 2018 và 2019 lần lượt là 1,8x và 1,5x, cao hơn bình quân ngành là 1,3x – 1,4x. Ngân hàng có đầy đủ các công cụ nhằm hỗ trợ tăng trưởng lãi trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng bị siết chặt hơn; cụ thể là hệ số an toàn vốn cao, cho vay thế chấp, phân phối trái phiếu và bancassurance. Mặt khác, thực tế là NIM đang giảm cũng như tăng trưởng lợi nhuận có thể đã đỉnh khiến có thể khiến cho định giá cao của TCB chưa hợp lý trong ngắn hạn. Về dài hạn, mức định giá này cần được chứng thực về khả năng tăng trưởng bền vững từ mô hình kinh doanh và khả năng thực hiện chiến lược đề ra.

HOẠT ĐỘNG KHỐI NGOẠI

Mua ròng trở lại

Thanh khoản phiên cuối năm được cải thiện nhờ lực cầu vùng giá thấp cùng giao dịch của các quỹ ETF. KLGD trên HOSE tăng nhẹ 2% trong khi GTGD tăng mạnh 22.3% so với phiên liền trước.

Khối ngoại mua ròng 170.5 tỷ đồng trên HOSE, tập trung vào SCS (+128.8 tỷ đồng), VNM (+60.5 tỷ đồng) và VRE (+59.4 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, NĐTNN bán ròng HPG (-60.9 tỷ đồng) và HDB (-49.3 tỷ đồng).

Sàn Hà Nội ghi nhận giá trị mua ròng 4.88 tỷ đồng, chủ yếu nhờ giao dịch tại PVS (+5.7 tỷ đồng).

Cập nhật ETF

ETF chưa có cập nhật mới

THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

Các chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ diễn biến trái chiều trong phiên cuối tuần qua do lo ngại của giới đầu tư về quan hệ thương mại Mỹ – Trung. DJ giảm nhẹ 0.25% về mức 25,106.33 điểm trong khi S&P 500 tăng nhẹ 0.07% lên 2,707.88 điểm. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, DJ tăng nhẹ 0.17% WoW.

Liên quan đến tình hình đàm phán thương mại Mỹ – Trung, cuộc họp giữa Tổng thống D.Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không diễn ra trước thời hạn 01/03/2019, đồng nghĩa với khả năng Hoa Kỳ sẽ nâng mức thuế suất từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc (bắt đầu áp thuế 10% từ T9/2018).

CBOE VIX giảm 3.97% về mức 15.72 điểm, mức trung lập cho thấy rủi ro thị trường thấp. CNNMoney – Fear and Greed Index (FGI – phản ánh chỉ số VIX và 6 thước đo khác về tâm lý NĐT) tiếp tục cải thiện tích cực, đi sâu vào vùng Greed (Lạc quan).

Dollar Index ghi nhận phiên tăng thứ 6 liên tiếp, lên mức 96.64 điểm trong khi lợi suất trái phiếu 10 năm nối dài trạng thái điều chỉnh, giảm thêm 0.87% về mức 2.634%.

Giá vàng hồi phục sau 5 phiên giảm liên tiếp, tăng thêm 0.33% lên mức 1,318.5 USD/ounce.

Giá dầu Brent và WTI hồi phục 0.76% và 0.15%, lần lượt lên ngưỡng 62.09 USD/thùng và 52.72 USD/thùng. Theo Baker Hughes, số lượng giàn khoan tại Hoa Kỳ tăng thêm 7 giàn, nâng lên mức 854 giàn trong tuần qua.

Thị trường châu Á diễn biến trái chiều trong phiên sáng ngày thứ Hai, tính đến 7h30, KOSPI giảm nhẹ 0.1% so với tham chiếu.

Nguồn: SSI Research


Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.