Dow Jones tăng 2,27 điểm, tương đương 0,01%, lên 27.995,6 điểm. S&P 500 tăng 17,66 điểm, tương đương 0,52%, lên 3.401,2 điểm. Nasdaq tăng 133,67 điểm, tương đương 1,21%, lên 11.190,32 điểm.
Triển vọng lực cầu năng lượng yếu, hạn chế đà tăng của thị trường. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hạ triển vọng lực cầu thế giới năm nay 200.000 thùng/ngày xuống còn 91,7 triệu thùng/ngày với lý do lo ngại về đà phục hồi kinh tế. Chốt phiên 15/9, giá dầu Brent, WTI đều tăng. Giá dầu Brent tương lai tăng 92 cent, tương đương 2,3%, lên 40,53 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai tăng 1,02 USD, tương đương 2,7%, lên 38,28 USD/thùng.
VN – INDEX
Phiên giao dịch 15/9 khép lại với sắc xanh hiện diện trên cả 3 chỉ số. Theo đó, VN-Index đóng cửa tăng 1,69 điểm (0,19%) lên 896,26 điểm; HNX-Index tăng 0,39% lên 127,93 điểm và UPCom-Index tăng 0,25% lên 59,56 điểm.
Về giao dịch khối ngoại, họ tiếp tục có phiên bán ròng khá mạnh với giá trị gần 365 tỷ đồng. Lực bán tiếp tục tập trung vào các Bluechips như VHM, VNM, HDB, GAS…
Trên HoSE, khối ngoại tiếp tục bán ròng khá mạnh với 7,7 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 360,84 tỷ đồng. Mua ròng : VIC, E1VFVN30, NLG, VRE, PHR,….Bán ròng : VHM, VNM, HDB, GAS, VCB,…
Trên HNX, khối ngoại cũng bán ròng với 563 nghìn cổ phiếu, tương ứng giá trị 8,33 tỷ đồng. Mua ròng : INN, SHS, NTP, WCS, SCI,….Bán ròng : SHB, PVS, VCS, IDC, TNG,…
Trên UPCom, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 2 liên tiếp với giá trị 4,15 tỷ đồng. Mua ròng : MCH, ACV, CTR, FOC, NHT,….Bán ròng : QNS, VEA, SAS, MML, DC1,…
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Chỉ số hiện vẫn đang di chuyển trong vùng được kẹp bởi đường SMA20 và vùng kháng cự 895-905 điểm. Khoảng trống giá “common gap” được hình thành trong giai đoạn giá đi ngang không có xu hướng rõ rệt cho thấy khả năng chỉ số có thể rung lắc trong một hai phiên giao dịch kế tiếp và lấp đầy khoảng trống này. Thêm vào đó, việc chỉ số tiến sát vùng kháng cự 900-905 điểm cũng cảnh báo khả năng chỉ số sẽ đối diện với áp lực điều chỉnh trong một vài phiên giao dịch tới.
Về hệ thống chỉ báo kỹ thuật, việc MACD-Histogram đang có xu hướng hội tụ có thể cảnh báo khả năng giao cắt của đường MACD xuống dưới đường tín hiệu. Trong khi đó, chỉ báo động lượng Stochastic Oscillator tiếp tục hướng xuống từ vùng quá mua và nằm dưới đường tín hiệu. Những dấu hiệu này cũng cho thấy khả năng chỉ số sẽ điều chỉnh trong một vài phiên giao dịch tiếp theo, đặc biệt là khi chỉ số đã tiến sát vùng kháng cự mạnh 895-905 điểm.
Chúng tôi cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục dao động với các nhịp tăng giảm đan xen trong vùng được giới hạn bởi vùng 870-880 điểm và vùng 895-905 điểm trong ngắn hạn. Một sự bứt phá khỏi các điểm cận này sẽ mở ra một xu hướng biến động mới cho chỉ số trong thời gian tới.
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG
Vn-Index dự báo sẽ tiếp tục biến động đi ngang với sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu trong vùng được giới hạn bởi ngưỡng hỗ trợ 880-885 điểm và ngưỡng kháng cự 895-905 điểm trong một vài phiên kế tiếp. Về tổng thể, chúng tôi vẫn duy trì đánh giá tích cực về xu hướng thị trường trong thời gian tới.
Dòng tiền dự kiến sẽ có sự luân phiên dịch chuyển qua các nhóm cổ phiếu để tìm kiếm lợi nhuận trong giai đoạn hiện tại như nhóm chứng khoán,…. Ngoài ra, trong những phiên cuối tuần, diễn biến thị trường có thể bị biến động mạnh do ảnh hưởng từ phiên đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 09 và hoạt động cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs.
CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ
Duy trì tỷ trọng ở mức 50% cổ phiếu. Đối với các nhà đầu tư đã thực hiện bán trước đó, có thể xem xét mở lại các vị thế mua trading tại vùng hỗ trợ 880-885 điểm của chỉ số.
Vùng kháng cự 900-905 điểm vẫn được xem là điểm bán trading các vị thế ngắn hạn cho các nhà đầu tư đang duy trì tỷ trọng cổ phiếu cao.
DANH MỤC CỔ PHIẾU KHUYẾN NGHỊ
TIN DOANH NGHIỆP
FCN : HĐQT Fecon vừa thông qua chủ trương không tiếp tục đàm phán với China Harbour Engineer Company Ltd (CHEC) trong phương án phát hành 32 triệu cp riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược. Đây là động thái không quá bất ngờ từ Ban lãnh đạo Fecon. Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 tổ chức giữa tháng 6, từng có cổ đông đề nghị Công ty cân nhắc sự tham gia góp vốn của CHEC do các vấn đề phức tạp liên quan đến Trung Quốc. Sau khi dừng đàm phán thương vụ bán cổ phần cho CHEC, Ban lãnh đạo Fecon cho biết vẫn tiếp tục tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp và sẽ báo cáo sau với cổ đông về những thông tin tiếp theo.
PGV : Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhu cầu tiêu thụ điện trên cả nước thấp hơn dự kiến khiến các nhà máy nhiệt điện khí, than của EVNGENCO 3 được huy động ở mức trung bình, nhà máy thủy điện Buôn Kuốp được huy động theo lưu lượng nước về. Trong tháng 8, các nhà máy điện của Tổng Công ty vận hành ổn định. Sản lượng điện thực hiện tháng 8/2020 của Tổng Công ty Phát điện 3 đạt gần 2.54 tỷ kWh, lũy kế 8 tháng đầu năm gần 22.54 tỷ kWh, tương ứng 63.7% kế hoạch năm.
BÁO CÁO CẬP NHẬT
Cập nhật các mảng kinh doanh của Tổng Công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam ( HOSE – GEX )
GEX tiếp tục tập trung vào 2 mảng chính là thiết bị điện và cơ sở hạ tầng (CSHT). Trong đó, mảng Logistic đã thực hiện thoái vốn và gộp mảng BĐS vào mảng CSHT. Trong năm 2020, GEX tiếp tục tập trung vào kế hoạch mua sở hữu chi phối VGC. Hiện tại, GEX đã điều chỉnh giá chào mua VGC lên 21.500 đồng/cổ phiếu với mục tiêu nắm trên 51% trong năm 2020. Đây cũng sẽ là ưu thế của GEX khi Bộ xây dựng thoái 38,5% VGC trong tương lai. GEX đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn tiền cho quá trình mua lại VGC, 1.400 tỷ từ việc bán lại mảng Logistics và 600 tỷ từ huy động trái phiếu và các nguồn tiền khác.
Kế hoạch sau mua VGC của GEX: Tiếp tục giữ lại và hòa hợp giữa ban lãnh đạo cũ và mới tại VGC, tương tự như tại Cadivi. Tiếp tục duy trì các mảng cốt lõi nhưng tách riêng mảng Vật liệu xây dựng (VLXD) và mảng BĐS Khu công nghiệp. Trong đó, tập trung vào các hoạt động gia tăng trong mảng BĐS KCN, tăng các hoạt động về xây nhà ở xã hội, dịch vụ. Sẽ tiến hành xây dựng thí điểm các dự án tại Long Sơn, Vũng Tàu. Xây dựng theo nguyên tắc 1m2 cho thuê thì để dự phòng 2m2, không đầu tư ồ ạt các dự án KCN, có thể sẽ đàm phán lại để tăng giá cho thuê khi giá cho thuê hiện tại đang ở mức thấp.
Về mảng thiết bị điện, dự kiến nguồn doanh thu và lợi nhuận của Cadivi tiếp tục tăng trưởng ổn định 10-15%/năm. GEX cũng dự kiến nâng sở hữu Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh (EEMC) và mua sở hữu 100% Công ty Dây đồng Việt Nam CFT. Mua sở hữu CFT giúp Cadivi cải thiện biên lợi nhuận khi hạ được chi phí đầu vào. Hiện tại, Cadivi đang sử dụng nguyên liệu dây đồng từ CFT, lò đúc đồng của CFT là lò gang, có hiệu quả sản xuất cao hơn so với lò điện hiện tại của Cadivi. Công suất lò của CFT ước đạt 50.000 tấn so với công suất lò điện Cadivi khoảng 20.000 tấn. CFT hiện phải nhập đồng nguyên liệu từ doanh nghiệp chỉ định nên có thể hạ chi phí vốn nếu mua từ thị trường sau khi sát nhập.
Về mảng điện, sẽ không mở rộng thêm các dự án thủy điện mà tập trung vào điện mặt trời và điện gió. Dự án điện mặt trời trong Ninh thuận đang chạy 90% công suất, mức giá tốt, 9,35cent/kWh. 2 nhà máy điện gió ở Quảng trị đang xây dựng, dự kiến phát điện trước tháng 10/2021, giá 8,5cent/kWh. Công suất 2 nhà máy khoảng 140MW. Điện mặt trời áp mái cũng dự kiến khoảng 22MW với suất đầu tư ~15 tỷ đồng/MW.
Về mảng nước, dự kiến giai đoạn 2 của nhà máy nước sông Đà tăng công suất lên 600.000m3, hoàn thành năm 2023. Tổng mức đầu tư khoảng 5.000 tỷ, 85% vốn do VCB cho vay, đã sẵn sàng nguồn tiền để triển khai dự án. Sau khi hoàn thành giai đoạn 2 có thể sẽ thực hiện tăng giá nước lên khoảng 7.000 đồng/m3 so với mức ~5.000 đồng/m3 hiện tại.
ThanhCongWM Team
Link tham gia room zalo Tín hiệu dòng tiền để nhận được tư vấn trong phiên cổ phiếu có tín hiệu Mua/Bán: https://zalo.me/g/mudsad194