[Nhận định thị trường ngày 24/02] Cập nhật ACV PPC

ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG

VN-INDEX

  • Kết thúc tuần giao dịch từ 17-21/2, VN-Index đứng ở mức 933,09 điểm, giảm 0,47% so với tuần trước đó. HNX-Index cũng giảm 1,5% xuống 108,09 điểm. Diễn biến chủ đạo của thị trường trong tuần qua là biến động hẹp với sự phân hóa mạnh ở nhóm cổ phiếu trụ cột.
  • Giao dịch của khối ngoại vẫn là điểm trừ của thị trường chứng khoán nói chung và sàn HoSE nói riêng. Trên sàn HoSE, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng 1.043 tỷ đồng (gấp 5,7 lần giá trị bán ròng ở tuần trước), tương ứng 41,4 triệu cổ phiếu.
  • Đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại trên HoSE là VHM với 22,3 tỷ đồng. Tiếp sau đó, VJC và IMP đều được mua ròng trên 10 tỷ đồng. Chiều ngược lại, CTG bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với giá trị lên đến 162 tỷ đồng. MSN cũng bị khối ngoại bán ròng mạnh với 107,5 tỷ đồng. CCQ ETF nội E1VFVN30 bị khối ngoại bán ròng trở lại 84 tỷ đồng.
  • Trái ngược lại so với khối ngoại, theo thống kê của FiinPro, khối tự doanh công ty chứng khoán (CTCK) giao dịch vẫn theo chiều tích cực khi mua ròng hơn 147 tỷ đồng (gấp 5,2 lần tuần trước đó), tương ứng khối lượng mua ròng đạt 5,2 triệu cổ phiếu .

Trong khi bị khối ngoại bán ròng mạnh, CCQ ETF nội E1VFVN30 lại được tự doanh CTCK mua ròng lên đến hơn 84 tỷ đồng. Tiếp sau đó, PLX và VCB được mua ròng lần lượt 39 tỷ đồng và 37 tỷ đồng. Chiều ngược lại, HPG đứng đầu danh sách bán ròng của khối tự doanh với giá trị hơn 15,7 tỷ đồng. VPB và NKG đều bị bán ròng trên 13 tỷ đồng.

TIN THẾ GIỚI

  • Tâm lý lo ngại về tăng trưởng kinh tế bao trùm Phố Wall khi số ca nhiễm mới virus Covid-19 trên thế giới tăng mạnh cùng với số liệu cho thấy hoạt động kinh doanh tại Mỹ đang chững lại trong tháng 2. S&P 500 giảm 1% trong phiên 21/2 xuống 3.337,75 điểm. Nasdaq cũng giảm gần 1,8% xuống 9.576,59 điểm, ghi nhận phiên giảm mạnh nhất 3 tuần qua. Ngoài ra, Dow Jones giảm 0,8%. Xét cả tuần qua, S&P 500 và Dow Jones lần lượt giảm 1,3% và 1,4%. Nasdaq giảm 1,6%.
  • Liên quan tới dịch Covid-19, bên cạnh con số 411 ca nhiễm mới do tỉnh Hồ Bắc công bố, Trung Quốc ghi nhận thêm hơn 500 ca nhiễm khác tại một số nhà tù. Thành phố Bắc Kinh cũng ghi nhận số ca nhiễm tăng nhanh hơn với 396 ca. Quốc gia này cũng ghi nhận có bệnh nhân tái nhiễm nCov đầu tiên.

Bên ngoài Trung Quốc, số ca nhiễm tại Hàn Quốc tăng gần gấp đôi chỉ trong vòng 24 giờ, lên 204 tính đến ngày 21/2. Cùng ngày, Iran xác nhận hai người tử vong vì dịch Covid-19 trong số 13 ca nhiễm mới, nâng số người thiệt mạng lên 4 và số người nhiễm lên 18. Ngoài ra, Italia ghi nhận ca tử vong đầu tiên, Israel và Lebanon cũng phát hiện ca nhiễm đầu tiên.  Như vậy, dịch Covid-19 đã lan ra 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với hơn 76.000 ca nhiễm và 2.250 ca tử vong.

  • Liên quan tới sức khỏe kinh tế Mỹ, theo IHS Markit, chỉ số PMI dịch vụ tháng 2 xuống thấp nhất kể từ tháng 10/2013, ghi nhận dấu hiệu suy giảm đầu tiên kể từ năm 2016. PMI sản xuất cũng xuống thấp nhất kể từ tháng 8/2019.
  • Giá dầu giảm khi thị trường xuất hiện lo ngại mới về nhu cầu tiêu thụ dầu trước tác động của dịch Covid-19, trong khi OPEC và các đồng minh dường như không vội vã trong việc tiếp tục giảm sản lượng dầu. Giá dầu Brent giảm 1,4% và chốt phiên 21/2 ở 58,5 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 0,9% xuống 53,38 USD/thùng.

Giá vàng thế giới tiếp tục lên cao nhất 7 năm trong phiên 21/2 và ghi nhận tuần tăng mạnh nhất trong 4 năm qua. Giá vàng giao tháng 4 trên sàn COMEX tăng 1,7% lên 1.648,8 USD/ounce. Trong phiên, giá có lúc vượt 1.650 USD/ounce lên cao nhất kể từ tháng 2/2013. Trong cả tuần, giá hợp đồng này tăng 4,2%, ghi nhận mức tăng mạnh nhất gần 4 năm. Giá vàng giao ngay cũng tăng 1,5% lên 1.643,9 USD/ounce vào chốt phiên hôm qua.

CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ

  • Duy trì tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục ở mức 30-35% cổ phiếu. Nhà đầu tư nên áp dụng chiến lược trading tại các điểm cận trên và dưới của kênh giá đi ngang BVSC đề cập ở trên trong giai đoạn này.
  • Trong những phiên đầu tuần tới, nhà đầu tư có vị thế tiền mặt lớn có thể xem xét mở các vị thế mua khi thị trường điều chỉnh, đặc biệt khi chỉ số lùi về vùng hỗ trợ 920-925 điểm.

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP 

MWG : đang đẩy nhanh mô hình kinh doanh Bách Hóa Xanh (BHX). Doanh thu năm 2019 toàn chuỗi bán lẻ thực phẩm tiêu dùng này đạt 10.770 tỷ đồng, cao gấp 2,5 lần so với năm 2018.

Với việc mở mới nhanh, chuỗi BHX đã đạt 1.000 cửa hàng vào cuối năm ngoái. Chia sẻ về kế hoạch phát triển năm 2020, Tổng giám đốc MWG Trần Kinh Doanh cho biết sẽ mở các cửa hàng gần nhau hơn để tối ưu hoạt động của các trung tâm phân phối (DC).

Mục tiêu chung của BHX là đóng góp khoảng 19% vào doanh thu toàn công ty năm 2020, 30% vào năm 2020. Ông Doanh ước tính doanh số BHX sẽ gấp đôi lên khoảng 22.000-23.000 tỷ đồng trong năm nay.

PNJ : tháng 1/2020, Công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 1,668 tỷ đồng (tăng 0.6% so với cùng kỳ) và lãi sau thuế đạt 167 tỷ đồng (tăng 9% so với cùng kỳ). Biên lợi nhuận gộp trong tháng 1 đạt mức cao kỷ lục 23.4%, tăng mạnh so với mức 22% của cùng kỳ năm ngoái và 20.4% của cả năm 2019 nhờ tối ưu chi phí. Song, doanh thu kênh sỉ giảm 32% so với cùng kỳ năm 2019 làm giảm tỷ trọng trong tổng doanh thu so với cùng kỳ. Nguyên nhân đến từ kỳ nghỉ của khách hàng châu Âu liên kề với kỳ nghỉ tết nên thời gian kinh doanh xuất khẩu bị gián đoạn cũng như giá vàng cao kỷ lục làm hạn chế nhu cầu nhập hàng của khách. Song song đó là tình hình dịch Corona diễn biến phức tạp dẫn đến nhu cầu mua sắm xa xỉ phẩm giảm, ảnh hưởng đến đầu ra của khách hàng sỉ.

ACV : Theo ước tính của ACV, ảnh hưởng đến từ dịch bệnh do virus corona (Covid-19) gây ra có thể khiến tổng sản lượng vận chuyển hành khách thông qua toàn mạng cảng ước giảm 35 triệu lượt khách trong năm 2020. Điều này có thể khiến cho lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của ACV chỉ đạt 1.700 tỷ đồng, giảm hơn 6.000 tỷ đồng so với kế hoạch năm.

NT2 : đã nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành về thuế của Tổng cục Thuế. Cụ thể, NT2 đã vi phạm 2 lỗi là khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp và lập hóa đơn không đúng thời điểm. Tổng số tiền mà NT2 bị truy thu, phạt tiền hành chính và chậm nộp thuế là gần 18 tỷ đồng.

PHÂN TÍCH CƠ BẢN CỔ PHIẾU QUAN TÂM 

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV)

  1. KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2019
  • Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) công bố quý IV doanh thu tăng 15% đạt 4.793 tỷ đồng nhờ sản lượng vận chuyển qua các cảng hàng không tăng lên. Giá vốn chỉ tăng 2,2% nên lãi gộp tăng 32% đạt 2.338 tỷ đồng. Biên lãi gộp tăng từ 42,5% lên 48,8%.
  • Doanh thu hoạt động tài chính tăng 188% lên 921 tỷ đồng nhờ lãi tiền gửi ngân hàng và lãi chênh lệch tỷ giá. Trong khi đó, không bị lỗ chênh lệch tỷ giá giúp chi phí tài chính chỉ 26 tỷ đồng, bằng gần 8% cùng kỳ năm trước.
  • Nhờ vậy, lợi nhuận sau thuế đạt 2.432 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ. EPS đạt 1.024 đồng. Lũy kế cả năm, ACV báo doanh thu 18.293 tỷ đồng, tăng 13,5%; lãi sau thuế 8.343 tỷ đồng, tăng 35%. Công ty không hoàn thành kế hoạch doanh thu nhưng vượt 26% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.                              
  1. CẬP NHẬT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH Cập Covid-19

Du khách Trung Quốc: trong tháng 1/2020, Việt Nam đón nhận 644.702 lượt khách Trung Quốc (tăng 72,6% so với cùng kỳ). Tuy nhiên kể từ ngày 1/2/2020, Việt Nam đã cấm nhập cảnh đối với toàn bộ người có quốc tịch Trung Quốc vào Việt Nam do dịch Covid-19. Tất cả các chuyến bay giữa Trung Quốc và Việt Nam đã bị hủy từ đầu tháng 2 (bình quân là 80 chuyến/ngày). Do vậy, số lượng khách quốc tịch Trung Quốc đến Việt Nam đã giảm xuống 0 và sẽ như vậy cho đến khi lệnh cấm được dỡ bỏ. Trước khi có dịch Covid-19, có 11 hãng hàng không của Trung Quốc hoạt động trên 32 chặng từ 14 điểm tại Trung Quốc đến 5 điểm tại Viêt Nam gồm Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cam Ranh và Phú Quốc; bình quân 240 chuyến bay/tuần.

Xem tiếp ở đây

CTCP Nhiệt điện Phả Lại (HOSE: PPC)

  1. KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2019
  • Sản lượng tiêu thụ tăng 8,2% YoYđạt 5,5 tỷ kwh (+8,2% YoY, phù hợp với ước tính của chúng tôi), và hoàn thành 104% kế hoạch của công ty. Sản lượng tăng trưởng cao từ các nhà máy nhiệt điện than do mức điều động cao từ EVN, xuất phát từ sự thiếu hụt ở các nhà máy thủy điện (trong 10T2019, tổng sản lượng của các nhà máy nhiệt điện than tăng 34% YoY, trong khi các nhà máy thủy điện giảm 19% YoY).
  • Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế tăng lần lượt là 15% YoY và 12,9% YoY, chủ yếu do ghi nhận lại khoản chênh lệch tỷ giá trong năm 2016-2017. Đối với khoản thu bất thường này, đã có khoảng 106 tỷ đồng và 119 tỷ đồng ghi nhận trong Q1/2019 và Q4/2019. Nếu không bao gồm khoản thu bất thường này, doanh thu điều chỉnh chỉ tăng 12% YoY, và lợi nhuận sau thuế điều chỉnh giảm 3,6% YoY.
    • Mức tăng trưởng của doanh thu thuần điều chỉnh nhờ giá bán bình quân tăng 3,5% YoY và sản lượng tiêu thụ tăng 8,2% YoY.
    • Lợi nhuận sau thuế điều chỉnh giảm do tỷ suất lợi nhuận gộp giảm; với tỷ lệ sản lượng theo hợp đồng Qc thấp hơn và giá than cao hơn. Trong năm 2019, tỷ suất lợi nhuận gộp giảm xuống mức 13,3% (so với 16% trong năm 2018) do giá than trong nước tăng 9% và tỷ lệ Qc giảm xuống còn 77% (so với 86% trong năm 2018).
  1. LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ

Xem tiếp ở đây

Tổng hợp


Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.