Chúng tôi điều chỉnh giảm 11,7% dự báo doanh thu thuần cho năm 2020 xuống 6.946 tỷ đồng (giảm 16,7% so với năm 2019) từ dự báo trước đó là 7.869 tỷ đồng để phản ánh mới nhất bối cảnh thị trường liên quan đến dịch Coronavirus.
- KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2019
- Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) công bố quý IV doanh thu tăng 15% đạt 4.793 tỷ đồng nhờ sản lượng vận chuyển qua các cảng hàng không tăng lên. Giá vốn chỉ tăng 2,2% nên lãi gộp tăng 32% đạt 2.338 tỷ đồng. Biên lãi gộp tăng từ 42,5% lên 48,8%.
- Doanh thu hoạt động tài chính tăng 188% lên 921 tỷ đồng nhờ lãi tiền gửi ngân hàng và lãi chênh lệch tỷ giá. Trong khi đó, không bị lỗ chênh lệch tỷ giá giúp chi phí tài chính chỉ 26 tỷ đồng, bằng gần 8% cùng kỳ năm trước.
- Nhờ vậy, lợi nhuận sau thuế đạt 2.432 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ. EPS đạt 1.024 đồng. Lũy kế cả năm, ACV báo doanh thu 18.293 tỷ đồng, tăng 13,5%; lãi sau thuế 8.343 tỷ đồng, tăng 35%. Công ty không hoàn thành kế hoạch doanh thu nhưng vượt 26% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
- CẬP NHẬT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH Cập Covid-19
- Du khách Trung Quốc:trong tháng 1/2020, Việt Nam đón nhận 644.702 lượt khách Trung Quốc (tăng 72,6% so với cùng kỳ). Tuy nhiên kể từ ngày 1/2/2020, Việt Nam đã cấm nhập cảnh đối với toàn bộ người có quốc tịch Trung Quốc vào Việt Nam do dịch Covid-19. Tất cả các chuyến bay giữa Trung Quốc và Việt Nam đã bị hủy từ đầu tháng 2 (bình quân là 80 chuyến/ngày). Do vậy, số lượng khách quốc tịch Trung Quốc đến Việt Nam đã giảm xuống 0 và sẽ như vậy cho đến khi lệnh cấm được dỡ bỏ. Trước khi có dịch Covid-19, có 11 hãng hàng không của Trung Quốc hoạt động trên 32 chặng từ 14 điểm tại Trung Quốc đến 5 điểm tại Viêt Nam gồm Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cam Ranh và Phú Quốc; bình quân 240 chuyến bay/tuần.
- Sau khi trao đổi với Công ty, chúng tôi được biết hành khách Trung Quốc chiếm khoảng 17% lượng hành khách quốc tế tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài (TIA và NIA); chiếm 10% lượng hành khách quốc tế tại Sân bay quốc tế Phú Quốc. ACV nắm 100% cổ phần tại 3 sân bay trên. Hành khách Trung Quốc cũng chiếm lần lượt là 30% – 70% lượng hành khách quốc tế tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng (DAD) và Sân bay quốc tế Cam Ranh (CXR).
- ACV nắm khoảng 10% cổ phần DAD và CXR với phí nhượng quyền là 20%. Theo đó, hành khách Trung Quốc tại sân bay TIA, NIA và PQC sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của ACV. Trái lại, sự sụt giảm hành khách Trung Quốc tại DAD và CXR sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến doanh thu của ACV do làm giảm doanh thu từ phí nhượng quyền, theo đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Chúng tôi tin rằng lượng hành khách tại sân bay CXR sẽ giảm mạnh nhất do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Giả sử toàn bộ các chuyến bay giữa Việt Nam và Trung Quốc bị hủy trong 3 tháng (từ tháng 2 – tháng 4/2020) và nhu cầu sẽ hồi phục dần (mà không phải ngay lập tức) trong những tháng sau đó trong năm, chúng tôi dự báo lượng du khách Trung Quốc sẽ giảm 52,7% trong năm 2020.
- Du khách Hàn Quốc– Gần đây, Chính phủ Hàn Quốc cũng đã khuyến cáo công dân hạn chế đi đến một số nước bao gồm Việt Nam trong thời gian này – và điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lượng khách Hàn Quốc đến Việt Nam.
Hàn Quốc là nước có lượng du khách quốc tế đến Việt Nam lớn thứ hai với 4,3 triệu lượt trong năm 2019. Trong tháng 1/2020, du khách Hàn Quốc đã tăng mạnh 20,4% so với cùng kỳ lên 468.423 lượt khách.
- Có 70-75 chuyến bay đến và đi từ Hàn Quốc mỗi ngày với khoảng 15.800 ghế ngồi/ngày. Đà Nẵng là điểm đến phố biến nhất tại Việt Nam của du khách Hàn Quốc. Sự suy giảm lương du khách Hàn Quốc đến Việt Nam trong thời gian bùng phát dịch sẽ ảnh hưởng đáng kể đến lượng hành khách tại Sân bay quốc tế DAD, trong đó ACV nắm 10% cổ phần và nhận 20% phí nhượng quyền.
- Du khách quốc tế đến từ các nước khác ngoài Trung Quốc – Theo Bộ KHĐT, số lượng du khách quốc tế đến Việt Nam (không tính du khách Trung Quốc) có thể giảm 50-60% trong thời gian có dịch. Chúng tôi kỳ vọng lượng du khách quốc tế sẽ quay trở lại mức bình thường sau khi dịch Covid-19 kết thúc. Hiện tại chúng tôi dự báo tổng lượng hành khách quốc tế (không bao gồm Trung Quốc) sẽ giảm 1,4% trong năm 2020 trong khi lượng hành khách Trung Quốc giảm 49,2%.
- Nhu cầu trong nước:
Lượng hành khách trong nước cũng giảm. Ngoài việc ngại đi lại, các trường học cả nước vẫn cho học sinh nghỉ học cho đến cuối tháng 2 để tranh lây lan dịch bệnh. Theo đó năm học 2019 – 2020 tại Việt Nam có thể kéo dài đến tháng 6/tháng 7. Và theo đó thời gian nghỉ hè sẽ giảm xuống.
Chúng tôi thấy nhu cầu đi lại trong nước trong thời gian nghỉ hè luôn rất cao. Việc giảm thời gian nghỉ hè sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lượng hành khách trong nước trong năm nay. Do đó, chúng tôi giả định lượng hành khách trong nước sẽ giảm 2% xuống còn 73,1 triệu lượt từ 74,6 triệu lượt năm ngoái.
- LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
Dự báo cho năm 2020
Chúng tôi điều chỉnh giảm 11,7% dự báo doanh thu thuần cho năm 2020 xuống 6.946 tỷ đồng (giảm 16,7% so với năm 2019) từ dự báo trước đó là 7.869 tỷ đồng để phản ánh mới nhất bối cảnh thị trường liên quan đến dịch Coronavirus.
Giả định chính của chúng tôi như sau:
- Lượng khách quốc tế (không bao gồm sân bay quốc tế Đà Nẵng và Cam Ranh) sẽ giảm 9,2% xuống 25,5 triệu khách. Trong đó, lượt khách Trung Quốc sẽ giảm 49,2% xuống chỉ còn 2,34 triệu lượt từ 4,6 triệu lượt trong năm ngoái.
- Lượng khách hàng quốc tế của sân bay quốc tế Đà Nẵng và Cam Ranh sẽ giảm 23,8% xuống còn 10,4 triệu khách, bao gồm 3 triệu khách Trung Quốc (giảm 55,1%).
- Lượng khách hàng nội địa theo đó sẽ giảm 2% xuống 73,1 triệu lượt từ 74,6 triệu lượt trong năm ngoái.
- Hoạt động bảo trì đường băng sẽ không thực hiện trong năm 2020.
Dựa trên những giả định này, chúng tôi dự báo doanh thu thuần là 18.343 tỷ đồng (giữ nguyên so với năm ngoái). Lợi nhuận gộp dự báo sẽ là 8.263 tỷ đồng (giảm 11,5%), theo đó tỷ suất lợi nhuận gộp giảm 45% từ 51% trong năm 2019. Điều này là do công suất hoạt động tại các sân bay quốc tế lớn như Tân Sơn Nhất, Nội Bài giảm, và doanh thu từ phí nhượng quyền từ sân bay quốc tế Đà Nẵng và Cam Ranh giảm (do doanh thu của 2 cảng này giảm).
Chúng tôi tiếp tục dự báo chi phí bán hàng & quản lý sẽ không thay đổi ở mức 1.292 tỷ đồng, chiếm 7% doanh thu thuần. Với giả định tỷ giá CNY/VND sẽ tăng 4% trong năm nay, chúng tôi dự báo công ty sẽ ghi nhận khoản lỗ tỷ giá 607,6 tỷ đồng, so với khoản lãi 39,6 tỷ đồng như năm ngoái. Theo đó, lợi nhuận tài chính sẽ là 1.300 tỷ đồng (giảm 28%).
LNTT và lợi nhuận thuần lần lượt là 8.681 tỷ đồng (giảm 15,8%) và 6.946 tỷ đồng (giảm 16,7%). Giả định số lượng cổ phiếu đang lưu hành bình quân không đổi, EPS năm 2020 là 2.960đ, P/E dự phóng là 20,3 lần và EV/EBITDA là 9,8 lần.
Tác động của việc tăng phí nhượng quyền tại sân bay quốc tế Đà Nẵng (DAD) và Cam Ranh (CXR) sẽ thể hiện rõ ràng sau khi dịch Coronavirus được ngăn chặn
Chúng tôi lưu ý rằng phí nhượng quyền mà ACV nhận về được tính theo phần trăm trên doanh thu tại sân bay quốc tế Đà Nẵng và Cam Ranh. Và mức phí này đã tăng lên mức trung bình là 20% từ 12% vào cuối năm 2019. Với mức phí nhượng quyền tăng, doanh thu của ACV từ sân bay quốc tế Đà Nẵng và Cam Ranh sẽ cải thiện mạnh mẽ trong tương lai. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng gộp bình quân năm của sân bay quốc tế Đà Nẵng và Cam Ranh tăng mạnh trong 3 năm qua lần lượt đạt 46% và 42,5%.
Chúng tôi dự báo rằng tác động của dịch Coronavirus đến sân bay quốc tế Đà Nẵng và Cam Ranh sẽ chỉ trong ngắn hạn. Do vậy, chúng tôi dự báo rằng đóng góp từ việc tăng phí nhượng quyền sẽ là một trong những động lực tăng trưởng của ACV trong dài hạn.
Chính sách trả cổ tức tiền mặt
Chúng tôi giả định chính sách trả cổ tức tiền mặt của ACV sẽ không thay đổi ở mức 900đ/cp mỗi năm, tương đương với tỷ lệ cổ tức/giá ở mức ổn định là 1,5%. Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức là 28,2% trong năm 2020. Tỷ lệ này tương đối thấp do công ty cần thêm vốn cho việc mở rộng như Nhà ga T3 tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Sân bay quốc tế Long Thành và các dự án khác.
Kế hoạch niêm yết trên HOSE & hoạt động bảo trì đường bang
Sau cuộc trao đổi với công ty, chúng tôi được biết Siêu Ủy ban sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề đã kéo dài các năm qua. Dựa trên thông tin cập nhật mới nhất từ phía công ty, chúng tôi dự báo rằng sẽ không có nhiều tiến triển đối với việc niêm yết trong năm 2020.
Hiện tại, Siêu Ủy ban dường như sẽ ưu tiên giải quyết các vấn đề đàm phán tài sản khu bay và bảo trì đường băng. ACV đã đề xuất một số kế hoạch và đang xin ý kiến chấp thuận của Bộ Giao thông Vận tải (MoT) và Chính phủ. Tuy nhiên, do cơ chế tài sản khu bay chưa rõ ràng nên công ty vẫn đang chờ quyết định cuối cùng về vấn đề đàm phán tài sản khu bay và bảo trì đường băng. Chúng tôi hy vọng vấn đề này sẽ sớm có được những hướng dẫn cụ thể để thực hiện trong 12-18 tháng tới.
- ĐỊNH GIÁ
- Chúng tôi hạ khuyến nghị từ Mua vào xuống Tăng tỷ trọng và giảm 26,9% giá mục tiêu trước đó để phản ánh tác động của dịch Coronavirus trong năm nay.
- Cho năm 2020, chúng tôi dự báo lợi nhuận thuần giảm 16,7% xuống còn 6.946 tỷ đồng; thấp hơn 11,7% so với dự báo trước đây là 7.869 tỷ đồng do có sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh của ACV. Và ảnh hưởng này mang tính ngắn hạn.
- Phí nhượng quyền đối với Sân bay quốc tế Đà Nẵng và Cam Ranh tăng (tăng từ 12% lên 20% vào cuối năm ngoái) sẽ là một trong các động lực chính của sự tăng trưởng lợi nhuận trong tương lại của ACV.
- Giá mục tiêu mới của chúng tôi dựa trên phương pháp so sánh EV/EBITDA là 69.500đ; giảm 26,9% từ giá mục tiêu trước đó là 95.000đ do chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo (1) lợi nhuận thuần trong năm nay và (2) định giá của các doanh nghiệp cùng ngành giảm. Giá mục tiêu mới cao hơn 15,8% so với thị giá hiện tại.
- Theo quan điểm của chúng tôi, Coronavirus sẽ là tác động tiêu cực đối với ACV trong ngắn hạn. Chúng tôi tin rằng sau khi dịch Coronavirus được ngăn chặn, hoạt động kinh doanh sẽ hồi phục mạnh về mức bình thường. Chúng tôi kỳ vọng rằng điều này sẽ xảy ra trong vòng 5-6 tháng tới. ACV đang giao dịch với định giá rất hấp dẫn với EV/EBITDA năm 2020 là 9,8 lần.
- Với tầm nhìn 6 tháng, chúng tôi hy vọng lợi nhuận của từng quý sẽ cải thiện so với quý liền trước, cụ thể vào thời điểm 6 tháng cuối năm 2020. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm trước, chúng tôi dự báo lợi nhuận cả năm 2020 sẽ ghi nhận tăng trưởng âm do lợi nhuận nửa cuối năm 2019 ở mức rất cao. Do vậy, thời gian niêm yết và việc hoàn tất đề án khu bay (nếu có thêm thông tin tích cực từ MoT và Chính phủ) sẽ là động lực tăng trưởng chính hỗ trợ cổ phiếu trong giai đoạn này. Chúng tôi hy vọng sẽ có thêm thông tin về những vấn đề này tại ĐHCĐTN sắp tới.
- Với tầm nhìn 12-24 tháng, ACV sẽ hưởng lợi từ sự bùng nổ liên tục của lượng khách du lịch, cùng với phí nhượng quyền tăng tại sân bay quốc tế Đà Nẵng và Cam Ranh.Công ty hưởng lợi trực tiếp từ sự bùng nổ của ngành du lịch Việt Nam nhờ vị thế độc quyền. Tình hình tài chính mạnh và dòng tiền tốt là những động lực hấp dẫn nhà đầu tư và tạo ra nền tảng căn bản tốt cho cổ phiếu.
Tổng hợp