GDP tăng tốc trong quý 3, đẩy GDP 9 tháng tăng +5.93% so với mức tăng +5.52% của nửa đầu năm. Nếu loại trừ ảnh hưởng tiêu cực từ khai khoáng và nông nghiệp, GDP có sự hỗ trợ tốt từ ngành công nghiệp chế biến chế tạo mà nhân tố thúc đẩy chính nằm ở khối FDI. Thị trường bất động sản ấm lên đang hỗ trợ cho ngành xây dựng. Tuy nhiên lượng cung bất động sản tăng nhanh có thể làm chậm lại đà tăng của ngành này trong tương lai.
- Ngành Công nghiệp chế biến chế tạo tăng trưởng +11.22% YoY, mức tăng cao nhất kể từ năm 2008. Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng +4,2%, trong đó lao động khu vực FDI tăng +6,8%, doanh nghiệp tư nhân tăng +1,2% còn nhóm DNNN giảm -1,7%.
- Chỉ số PMI tháng 9 tăng lên mức cao nhất 16 tháng, đạt 52.9 điểm và đây là tháng thứ 10 liên tiếp ngành sản xuất của Việt nam ở trạng thái “mở rộng”. Khảo sát này đồng nhất với tăng trưởng cao của ngành chế biến chế tạo, củng cố quan điểm cho rằng ngành sản xuất của Việt nam vẫn đang trong tiến trình phục hồi ổn định.
- CPI tháng 9 tăng +0,54% MoM do tăng học phí và mua khai giảng khiến nhóm Giáo dục tăng mạnh +7.19%. Doanh số bán lẻ hàng hóa trong tháng 9 đạt 225.5 nghìn tỷ, tăng +15.8% YoY, mức cao nhất 14 tháng.
- Quý 3 tiếp tục ghi nhận tăng trưởng cao của giải ngân vốn thuộc ngân sách nhà nước với mức tăng +21.9% YoY, đẩy mức tăng 9 tháng lên +18.2% YoY. Ngân sách đã tăng tốc giải ngân từ quý 2 khi Chính phủ mới quyết tâm đẩy nhanh giải ngân vốn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
- Xuất siêu 9 tháng đạt 2.76 tỷ USD, trong đó khu vực trong nước nhập siêu 14,4 tỷ USD, khu vực FDI xuất siêu 17,1 tỷ USD. Việt nam xuất siêu nhiều nhất sang Mỹ và EU trong khi nhập siêu nhiều nhất từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
- Giảm thu và tăng chi khiến thâm hụt ngân sách nới rộng trong tháng 9. Mức thâm hụt ngân sách cuối quý 3 là 154.2 nghìn tỷ, bằng 5.08% GDP, cao hơn so với cùng kỳ 2014 và 2015. Trong tháng 9, chi đầu tư phát triển tăng +132% YoY và chi trả nợ viện trợ tăng +37.4% YoY.
- Thanh khoản hệ thống ngân hàng tiếp tục dư thừa. NHNN đã hút thêm 26 nghìn tỷ bằng tín phiếu.
- Thị trường cổ phiếu và trái phiếu đều sôi động và lên giá so với cuối tháng 8. NĐTNN bán ròng -2.8 nghìn tỷ trên thị trường cổ phiếu nhưng mua ròng +2.6 nghìn tỷ trên thị trường trái phiếu thứ cấp. KBNN đã hoàn thành kế hoạch phát hành 250 nghìn tỷ đồng TPCP chỉ trong 9 tháng và nâng kế hoạch phát hành 2016 thêm 31 nghìn tỷ, mức cao nhất từ trước đến nay.
GDP theo từng khu vực (%)
Nguồn: TCTK
Xem chi tiết báo cáo: https://goo.gl/CjaaAo
Nguồn SSI Research