VPBank(VPB): Kế hoạch tăng trưởng cao trong năm 2022 [Mục tiêu: 44.400 đ/cp]

Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VPB. Giá mục tiêu là 44,400 VND/cp, cao hơn 30.0% so với giá tại ngày 6/5/2022.
Giá hiện tại (06/05/2022) :  34.150 đ/cp
Giá mục tiêu: 44.400 đ/cp
Lợi nhuận kì vọng: 30%

Kết Quả Kinh Doanh

1Q2022, hoạt động kinh doanh của VPB tiếp đà hồi phục với thu nhập lãi thuần đạt 9,888 tỷ VND (+16.0% QoQ, +8.4% YoY), trong đó thu nhập lãi thuần của ngân hàng mẹ tăng 29.7% YoY trong khi thu nhập lãi thuần của Fecredit giảm 13.9% YoY. Thu nhập ngoài lãi đạt 8,382 tỷ VND (+229% QoQ, +334% YoY) nhờ ghi nhận hơn 5,000 tỷ VND upfront fee từ thương vụ thỏa thuận lại hợp đồng độc quyền bảo hiểm với AIA khiến TOI đạt 18,270 tỷ VND, tăng 65.3% Yoy. Chi phí trích lập dự phòng thấp hơn so với 2 quý gần đây, đạt 4,132 tỷ VND (-23.1% QoQ, -7.2% YoY) khiến LNTT 1Q2022 đạt 11,146 tỷ VND (+291.8% QoQ, +178.2% YoY).

Tăng trưởng tín dụng 1Q2022 được đẩy mạnh, tăng 25.4% YoY và 8.6% YTD khi nhu cầu tín dụng tăng cao với dư nợ tín dụng của ngân hàng mẹ tăng 10.3% YTD trong khi tăng trưởng của Fecredit đạt 1.8% YTD. Tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp/tổng dư nợ đạt 10.0%, tăng 274bps QoQ.

 

NIM 1Q2022 đi ngang so với quý trước nhờ lãi suất đầu ra được cải thiện

NIM 1Q2022 đi ngang sau 2 quý giảm liên tiếp, đạt 7.65% (+2bps QoQ, -144bps YoY) trong đó NIM ngân hàng mẹ đạt 5.44% (+35bps QoQ) với lãi suất bình quân đầu ra được cải thiện, tăng 17bps QoQ nhờ tăng tỷ trọng các tài sản có mức sinh lời cao hơn trong khi chi phí vốn đầu vào giảm 12bps QoQ. Trong khi đó, NIM của FECredit đạt 21.5%, giảm 25bps QoQ với lãi đầu ra bình quân giảm104bps QoQ.

NOII 1Q2022 đạt 8,382 tỷ VND, tăng 333.9% YoY

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 1Q2022 đạt 1,249 tỷ VND (+4.4% QoQ, +26.5% YoY) trong đó lãi từ dịch vụ thanh toán tăng 140.8% YoY và lãi phí bảo hiểm tăng 8.3% YoY. Thu nhập từ mua bán chứng khoán đầu tư và kinh doanh đạt 105.3 tỷ VND, giảm 47.1% YoY trong khi đó lãi từ hoạt động khác đạt 7,110 tỷ VND nhờ ghi nhận upfront fee từ thương vụ thỏa thuận lại bancasurance với AIA giúp NOII 1Q2022 đạt 8,381.9 tỷ VND, tăng 333.9% YoY.

Tỷ lệ nợ xấu đạt 4.8% tăng 36 bps QoQ, chủ yếu do chất lượng tài sản đi xuống của FEcredit

Tỷ lệ nợ xấu 1Q2022 đạt 4.83%, tăng 36 bps QoQ. Trong đó, Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mẹ được cải thiện, đạt 2.01%, giảm 27bps QoQ trong khi đó chất lượng tài sản của Fecredit tiếp tục giảm sút với tỷ lệ nợ xấu đạt 13.2% (KBSV ước tính), tăng 315bps QoQ. Trong kì, VPB trích lập dự phòng 4,132 tỷ VND (- 23.1% QoQ, -7.2% YoY); Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của 63.6%, là mức cao nhất của VPB trong các năm gần đây. Tổng dư nợ tái cơ cấu tính đến hết 1Q2022 đạt 12.7 nghìn tỷ VND, giảm 21.1% QoQ, Theo thông tin từ VPB, 97.6% nợ tái cơ cấu đang có lộ trình trả nợ đúng hạn. Hiện tại VPB đã trích lập 1,345 nghìn tỷ VND, đi theo đúng lộ trình trích lập của NHNN.

VPB đặt kế hoạch LNTT đạt 29,662 tỷ VND, tăng 106.5% YoY

Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2022, VPB đặt kế hoạch tham vọng trong năm 2022 với tổng tài sản đạt 697,413 tỷ VND, tăng 27.4% YoY; Dư nợ tín dụng đạt 518,440 tỷ VND tương đương mức tăng trưởng 35%; LNTT đạt 29,662 tỷ VND, tăng 106.5% YoY trong đó LNTT ngân hàng mẹ tăng 66.0% YoY. Theo quan điểm của KBSV, kế hoạch này là có cơ sở dựa trên: (1) Nền kinh tế phục hồi cùng với vốn cấp 1 tăng mạnh là cơ sở để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng; (2) Ghi nhận lợi nhuận đột biến từ upfront fee bancasurance.

Kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 79,334 tỷ VND thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cho cổ đông chiến lược

VPB tiếp tục có kế hoạch tăng vốn trong năm 2022 với 2 đợt. Đợt 1 sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu với nguồn từ nguồn vốn chủ sở hữu, tỷ lệ 50% qua đó tăng vốn điều lệ lên 67,434 tỷ VND. Đợt 2, VPB sẽ tiến hành phát hành riêng lẻ 1.19 tỷ cổ phiếu tương đương 15% vốn điều lệ cho nhà đầu tư nước ngoài, nâng tổng vốn điều lệ lên 79,334 tỷ VND. Phần phát hành mới này sẽ hạn chế giao dịch trong 1 năm. Hiện tại VPB vẫn đang trong giai đoạn tìm kiếm đối tác và thương thảo giá, kì vọng có thể hoàn thành thương vụ trong nửa đầu năm của năm 2022.

Mở rộng hệ sinh thái thông qua việc mua lại CTCP Bảo hiểm OPES và tăng vốn tại công ty chứng khoán ASC

VPB đang lên kế hoạch tăng tỷ lệ sở hữu từ 11% lên trên 90% đối với CTCP Bảo hiểm OPES với giá mua không quá 1.5 lần so với giá trị sổ sách, qua đó đưa OPES thành công ty con của ngân hàng. OPES gia nhập thị trường bảo hiểm từ năm 2018 tuy nhiên đã có những bước phát triển mạnh mẽ với thị phần doanh thu phí đạt khoảng 1%. Bên cạnh đó, VPB có kế hoạch góp vốn 15,000 tỷ VND vào công ty chứng khoán ASC để đẩy mạnh hoạt động cung cấp dịch vụ chứng khoán. KBSV sẽ cập nhật đánh giá chi tiết sau khi có thông tin về kế hoạch sử dụng vốn của ASC cũng như kế hoạch kinh doanh của OPES.

Dự phóng kết quả kinh doanh

Chúng tôi đưa ra dự phóng cho VPB trong năm 2022 như sau:

  • Dự phóng tăng trưởng tín dụng đạt 34.6% trong năm 2022, tăng 1,588bps YoY phản ánh kì vọng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nhờ phục hồi kinh tế sau dịch trên nền tảng vốn mạnh mẽ sau thương vụ FeCredit.
  • Chúng tôi ước tính NIM 2022 giảm 1 bps YoY, đạt 7.62% phản ánh lãi suất đầu vào bình quân tăng tuy nhiên lãi suất đầu ra tăng tương ứng nhờ chất lượng tài sản được cải thiện và sự phục hồi từ FeCredit.
  • Dự phóng thận trọng NPL đạt 4.5%, không thay đổi với năm 2021.
  • Chi phí trích lập dự phòng dự kiến giảm 0.8% YoY, đạt 18,810 tỷ VND.
  • Chúng tôi dự báo LNST ngân hàng mẹ năm 2022 đạt 21,416 tỷ VND, tăng 81.4% YoY.

Định Giá

Kết hợp hai phương pháp định giá trên với tỉ lệ 50-50 để ra được giá hợp lý cuối cùng cho cổ phiếu VPB trong năm 2022 là 44,400 đồng/cổ phiếu, cao hơn 24.5% so với giá ngày 06/05/2022.

Nguồn: KBSV


Các nguồn định giá tham khảo khác:


Đồ thị phân tích kỹ thuật theo Hệ thống Tín hiệu dòng tiền iBroker SIS 4.0

VPB chart. Nguồn: phowall.vn


Link tham gia room zalo Tín hiệu dòng tiền để nhận được tư vấn trong phiên cổ phiếu có tín hiệu Mua/Bán: https://zalo.me/g/izmqqe638

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.