Chúng tôi tin rằng VTO là công ty có triển vọng ổn định và tài chính vững mạnh. Là một công ty con của Petrolimex và có các hoạt động cho thuê tàu định hạn, doanh thu ước tính rất ổn định. Khi nợ đang được trả dần và giá nhiên liệu tiếp tục duy trì ở mức thấp, biên lợi nhuận sẽ dần được cải thiện theo thời gian. Ở mức giá hiện tại là 9.700 đồng, PE 2016 là khoảng 8,1x là khá hấp dẫn. Chúng tôi tin rằng công ty phù hợp với các nhà đầu tư dựa trên sự ổn định và cổ tức. Trong quá khứ, công ty đã trả 6% cổ tức bằng tiền liên tục 5 năm qua.
Tổng quan
VITACO là một doanh nghiệp nhà nước, được thành lập đóng vai trò là một trong hai công ty vận chuyển chính cho Petrolimex cùng với VIPCO (VIP: HOSE). Petrolimex là công ty phân phối xăng dầu hàng đầu tại Việt Nam, nắm hơn 65% thị phần xăng dầu trong năm 2015, với 2.352 điểm phân phối trên toàn Việt Nam. VTO vận chuyển 60% nhu cầu của Petrolimex. Petrolimex sở hữu VTO thông qua công ty con PG tanker, hiện đang nắm giữ 52,6% cổ phần của VTO.
Mô hình kinh doanh
VTO hoạt động trong 2 mảng chính:
Vận tải
- 5 tàu viễn dương: hiện cho PG Tanker thuê định hạn để nhập khẩu xăng dầu từ các nước trong khu vực vào thi trường nội địa. Đây là mảng mang lại doanh thu chính cho VTO
- Vận tải FO nội địa: vận chuyển FO theo yêu cầu từ Petrolimex. VTO là công ty con duy nhất của Petrolimex vận chuyển FO
- 3 tàu vận tải ven biển: vận chuyển xăng dầu theo yêu cầu
Thương mại: kinh doanh xăng dầu
Các điểm nhấn chính
KQKD 6 tháng đầu năm rất tích cực. Doanh thu thương mại giảm 70% so với năm ngoái, trong khi mảng vận tải tăng 17%. Cuối năm 2015, giá cước định hạn của VTO đã được điều chỉnh từ 70.000 USD / ngày thành 78.000 USD / ngày, nhằm điều chỉnh theo sự tăng giá cước tàu chở dầu trên toàn cầu. Ngoài ra, vận tải ven biển tăng 50% so với năm ngoái do nhu cầu xăng dầu trong nước cao hơn.
Theo đó, lợi nhuận gộp tăng từ 14% năm 2015 lên 18% năm 2016, đạt 105 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm. Chúng tôi dự đoán biên lợi nhuận sẽ giảm nhẹ vào nửa cuối năm, vì sẽ có 3 tàu dự kiến bảo trì vào thời gian này. 2 tàu sẽ ngưng hoạt động trong vòng 5 ngày, tàu còn lại sẽ dừng 20 ngày. Như vậy, thời gian hoạt động trong nửa cuối năm sẽ thấp hơn, giảm doanh thu, lợi nhuận gộp cũng như biên lợi nhuận.
Trong nửa đầu năm 2016, do VND tăng giá nên VTO đã ghi nhận lãi tỷ giá 1 tỷ đồng, so với mức lỗ ròng 11 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2015, cải thiện so với năm ngoái. Chi phí lãi vay giảm sâu hơn do VTO vẫn đang tiếp tục trả nợ. Do vậy, chi phí tài chính giảm mạnh 60% so với năm ngoái.
Vì lợi nhuận gộp tăng trong khi chi phí hoạt động giảm, lợi nhuận trước thuế tăng mạnh 101% so với năm ngoái, đạt 68 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2016. Thu nhập ròng đạt 50 tỷ đồng, tăng 95% so với năm ngoái.
Vì không có nhiều thay đổi so với nửa đầu năm, chúng tôi kỳ vọng VTO duy trì nhịp độ tăng trưởng trong nửa cuối năm. Việc bảo dưỡng tàu sẽ giảm thời gian cho thuê tàu, thời gian hoạt động trung bình khoảng 6 ngày; do đó doanh thu và lợi nhuận gộp dự kiến sẽ giảm 10 tỷ đồng trong nửa cuối năm, hoặc giảm 8 tỷ đồng lợi nhuận ròng. Vì vậy, chúng tôi ước tính doanh thu VTO đạt 1.188 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 94 tỷ đồng. EPS năm 2016 ước tính đạt 1.177 đồng, tương ứng với PE 2016 là 8,1x.
Chúng tôi tin rằng VTO là công ty có triển vọng ổn định và tài chính vững mạnh. Là một công ty con của Petrolimex và có các hoạt động cho thuê tàu định hạn, doanh thu ước tính rất ổn định. Khi nợ đang được trả dần và giá nhiên liệu tiếp tục duy trì ở mức thấp, biên lợi nhuận sẽ dần được cải thiện theo thời gian. Ở mức giá hiện tại là 9.700 đồng, PE 2016 là khoảng 8,1x là khá hấp dẫn. Chúng tôi tin rằng công ty phù hợp với các nhà đầu tư dựa trên sự ổn định và cổ tức. Trong quá khứ, công ty đã trả 6% cổ tức bằng tiền liên tục 5 năm qua.
Rủi ro giảm giá đối với cổ phiếu của VTO là giá nhiên liệu tăng cao sẽ làm giảm biên lợi nhuận. Một rủi ro khác là nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, sẽ đi vào hoạt động từ năm 2018. Khi đó, nhu cầu đối với xăng dầu nhập khẩu sẽ giảm mạnh, dẫn đến khả năng VTO sẽ phải cơ cấu lại mảng cho thuê định hạn.
SSI Research