Ước tính về kết quả kinh doanh Q2/2020 của một số doanh nghiệp: ACB BMP CTG DHC DPM FPT HDB HPG HSG IMP MBB NT2 PC1 PHR POW PVS TCB TCM TPB VCB VNM VPB VTP ACV AST BID DRC GAS HVN MSH MSN MWG PNJ SAB STK VEA VHC … Và quan điểm đầu tư cổ phiếu
STT | Mã CP | Tăng/giảm lợi nhuận Q2/2020 (YoY) | Nguyên nhân chính tác động tăng/giảm lợi nhuận Q2/2020 | Khuyến nghị đầu tư giai đoạn 1 năm | Quan điểm đầu tư |
1 | ACB | Tăng | Tăng trưởng tín dụng tại thời điểm cuối tháng 5/2020 là +4% YTD và lợi nhuận trước thuế đạt 3,5 nghìn tỷ đồng trong 5T2020. Do đó, chúng tôi ước tính lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm sẽ đạt trên 4 nghìn tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng dương trong Q2/2020. |
Mua | Chúng tôi ưa thích ACB nhờ câu chuyện tăng trưởng kết quả kinh doanh đi cùng với các yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu như: (i) khoản phí trả trước từ hợp đồng bảo hiểm độc quyền, dự kiến được thực hiện vào Q4/2020 và (ii) kế hoạch niêm yết trên sàn HSX. Chúng tôi ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2020 đạt 7,92 nghìn tỷ đồng (+5,4% YoY), tuy nhiên vẫn kỳ vọng vào mức tăng trưởng cao hơn của ACB. Giá mục tiêu 1 năm hiện tại đối với cổ phiếu ACB là 28.300 đồng/cp. |
2 | BMP | Tăng | Theo kết quả kinh doanh sơ bộ trong 5T2020 so với cùng kỳ, doanh thu tăng 8% và lợi nhuận ròng tăng 18% nhờ sản lượng tiêu thụ tăng 6% và giá hạt nhựa PVC giảm. Tính riêng 2 tháng đầu Q2, doanh thu tháng 4 và tháng 5 ước tính tăng 5% YoY và lợi nhuận ròng ước tính tăng 24% YoY. Chúng tôi ước tính lợi nhuận ròng Q2/2020 có thể tăng 41% YoY lên 165 tỷ đồng. | Phù hợp Thị trường | Trong năm 2020, hiện tại chúng tôi ước tính BMP đạt doanh thu 4.485 tỷ đồng (+2,3% YoY) và 523 tỷ đồng lợi nhuận ròng (23,6% YoY). Sản lượng tiêu thụ ước tính tăng 6% YoY đạt 111 nghìn tấn. Dự phóng lợi nhuận ròng của chúng tôi cao hơn so với kế hoạch của công ty trong năm nay, chủ yếu là do giả định chi phí đầu vào hạt nhựa giảm. Chúng tôi giả định rằng giá hạt nhựa trung bình sẽ giảm 11% YoY vào năm 2020 so với mức giảm 3% YoY đối với giá bán trung bình. Tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu được giả định tăng từ 6,2% trong năm 2019 lên 9,6% trong năm 2020. |
3 | CTG | Tăng | Lợi nhuận trước thuế Q2/2020 ước tính đạt 3,03 nghìn tỷ đồng (+38,7% YoY), tăng từ mức cơ sở thấp trong Q2/2019, nhờ tăng trưởng tín dụng và huy động lần lượt là 1,5% và 2% YTD. Ngân hàng đã tái cơ cấu 60 nghìn tỷ đồng nợ vay cho gần 1.700 khách hàng (chiếm 6,2% tổng dư nợ cho vay) và giảm lãi suất bình quân 0,6% cho 242 nghìn tỷ đồng nợ vay (chiếm 25% tổng dư nợ cho vay). CTG có kế hoạch tiếp tục tái cơ cấu thêm 35 nghìn tỷ đồng giá trị nợ vay của khách hàng (chiếm 3,6% tổng dư nợ cho vay) trong 6 tháng cuối năm 2020. Việc tái cấu nợ vay theo Thông tư 01 cho phép ngân hàng hoãn việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong năm 2020. | Khả quan | CTG đang xử lý dần nợ xấu, nỗ lực cắt giảm chi phí hoạt động trong khi mô hình kinh doanh chuyển hướng sang ngân hàng bán lẻ. Mặc dù CTG đang tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung, khả năng cao ngân hàng sẽ được thông qua việc trả cổ tức bằng cổ phiếu cho các năm trước, trong năm 2020. Điều này cho phép CTG huy động vốn để tài trợ cho việc mở rộng kinh doanh. Trái phiếu VAMC ước tính xử lý hết trong giai đoạn 2020 – 2021. Chúng tôi tin rằng việc cắt giảm chi phí dự phòng nợ xấu bắt đầu từ năm 2021, cùng với tỷ suất lợi nhuận mảng ngân hàng bán lẻ tăng lên sẽ cải thiện triển vọng lợi nhuận. CTG hiện đang đàm phán với Manulife về một thỏa thuận bancassuarance độc quyền, điều này có thể giúp cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng. |
4 | DHC | Tăng | Tại ĐHCĐ, Ban lãnh đạo cho biết lợi nhuận sau thuế trong 5 tháng đầu năm 2020 đạt khoảng 157 tỷ đồng (so với mức 46 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2019). Mức tăng trưởng này được củng cố nhờ nhà máy mới Giao Long 2 hoạt động full công suất. Trong 6 tháng đầu năm 2020, chúng tôi ước tính doanh thu của DHC có thể đạt 1.313 tỷ đồng (gấp 3 lần so với cùng kỳ), và lợi nhuận ròng có thể đạt 172 tỷ đồng (+370% YoY). | Không khuyến nghị | Kế hoạch của DHC trong năm 2020 bao gồm kế hoạch doanh thu ở mức 2.338 tỷ đồng (+63% YoY) và kế hoạch lợi nhuận ròng ở mức 200 tỷ đồng (+10% YoY). Với kết quả kinh doanh đạt được trong 5 tháng đầu năm 2020, DHC có thể vượt kế hoạch năm 2020 và dự báo trước đó của chúng tôi. Chúng tôi ước tính DHC có thể đạt 2.489 tỷ đồng doanh thu (+74% YoY) và 226 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (+25% YoY). Nhà máy mới sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng cho DHC trong năm 2020 và 2021. Chúng tôi sẽ xem xét ước tính sau khi kết quả 6 tháng đầu năm được công bố. |
5 | DPM | Tăng | Doanh thu và lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm dự kiến đạt 4,04 nghìn tỷ đồng (+14% YoY) và 425 tỷ đồng (+420% YoY). Tăng trưởng lợi nhuận của DPM thúc đẩy bởi (1) giá dầu thấp và (2) sản lượng các sản phẩm chính tăng | Khả quan | Chúng tôi duy trì khuyến nghị Khả quan đối với cổ phiếu. Giá mục tiêu 1 năm là 16.900 đồng/cp dựa trên kết quả kinh doanh ước tính năm 2020. Các yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu bao gồm (1) LNTT 6 tháng đầu năm 2020 tích cực và LNTT cả năm 2020 dự kiến tăng +86% YoY, (2) số dư tiền mặt cao và (3) tỷ suất cổ tức tiền mặt hấp dẫn với 8,3%, |
6 | FPT | Tăng | Chúng tôi ước tính tăng trưởng lợi nhuận trước thuế trong Q2/2020 sẽ ở mức thấp. Trong tháng 4-tháng 5/2020, lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 850 tỷ đồng (+12% YoY), trong khi doanh thu chỉ tăng 6,4% YoY. Diễn biến này được giải thích bởi tỷ suất lợi nhuận trước thuế cải thiện nhờ dịch vụ viễn thông (do chi phí marketing giảm) | Khả quan | Chúng tôi vẫn duy trì ước tính EPS 2020F tăng trưởng 9% YoY, và kỳ vọng đến năm 2021 tỷ lệ tăng trưởng ở mức hai con số là 14% YoY. Trong điều kiện hoạt động khó khăn, FPT vẫn tăng trưởng dương. Trong thời gian hậu Covid-19, chúng tôi vẫn ưa thích cổ phiếu FPT nhờ các yếu tố sau (1) tập trung hơn vào các khách hàng trong lĩnh vực thương mại điện tử (2) dịch vụ đám mây phục vụ hoạt động làm việc từ xa và (3) nhu cầu trung tâm dữ liệu trong nước tăng. |
7 | HDB | Tăng | Tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ trong Q2/2020. Tại thời điểm cuối tháng 5/2020, tăng trưởng tín dụng đạt 8% YTD tại ngân hàng mẹ và khoảng 6-7% YTD tại HDSaison. Lợi suất cho vay của ngân hàng mẹ ước tính tăng do tăng tỷ trọng các khoản cho vay dài hạn, và HDB chủ yếu áp dụng hình thưc giãn nợ thay vì miễn giảm lãi suất. Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm ước tính đạt 2,8 nghìn tỷ đồng (+26,7% YoY). | Khả quan | Mối lo ngại về tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động của ngân hàng đã phần nào được giảm bớt. Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2020 ước tính tốt hơn so với các ngân hàng trong cùng hệ thống. Với triển vọng tích cực phía trước, chúng tôi nâng khuyến nghị lên Khả quan với giá mục tiêu 1 năm là 29.200 đồng/cp. Chúng tôi giữ ước tính lợi nhuận ròng ổn định ở mức 5,4 nghìn tỷ đồng (+7,5% YoY), đồng thời kỳ vọng thu nhập từ phí bancassurance tăng trong năm. |
8 | HPG | Tăng | Theo Ban lãnh đạo, lợi nhuận ròng trong Q2/2020 ước tính đạt 2,7 nghìn tỷ đồng (+32% YoY và +17% QoQ), mức cao kỷ lục của HPG. Lũy kế, lợi nhuận ròng trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt 5 nghìn tỷ đồng, tăng 30% YoY và hoàn thành 54% dự báo cả năm của chúng tôi. Các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của Q2/2020 bao gồm sản lượng tiêu thụ thép tăng, lợi nhuận tích cực từ mảng nông nghiệp, và hoàn nhập dự phòng lỗ tỷ giá phát sinh trong Q1/2020. | Mua | Hiện tại chúng tôi ước tính doanh thu năm 2020 của HPG đạt 79,9 nghìn tỷ đồng (+25,5% YoY) và lợi nhuận ròng đạt 9,27 nghìn tỷ đồng (+22,3% YoY). Chúng tôi dự báo doanh thu năm 2021 tăng 14% YoY (đạt 91 nghìn tỷ đồng) và lợi nhuận tăng 16,6% YoY (đạt 10,8 nghìn tỷ đồng) nhờ đóng góp từ Giai đoạn II của Khu liên hợp thép Dung Quất. |
9 | HSG | Tăng | Lợi nhuận ròng trong Q3/2020 (theo niên độ tài chính của HSG) ước tính đạt 290 tỷ đồng, tăng 80% YoY nhờ tỷ suất lợi nhuận gộp tăng cùng với giá HRC giảm. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ hầu như không đổi so với Q3/2019. | Phù hợp Thị trường | Chúng tôi ước tính lợi nhuận ròng trong năm 2020 đạt 822 tỷ đồng, tăng 127% YoY nhờ tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện. Tổng sản lượng giả định giảm 5% YoY trong năm 2020. Tuy nhiên, trong năm 2021 chúng tôi ước tính lợi nhuận ròng có thể giảm 9% khi tỷ suất lợi nhuận thu hẹp |
10 | IMP | Tăng | IMP công bố kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm 2020, với doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế lần lượt tăng 1,4% và 8,1% YoY. Kết quả này thấp hơn nhiều so với kế hoạch đặt ra. Về nhà máy mới, IMP4 cũng chưa đạt được tiêu chuẩn EU-GMP theo kế hoạch ban đầu, do tình trạng giãn cách xã hội trên nhiều quốc gia ảnh hưởng đến quá trình phê duyệt của các chuyên gia nước ngoài. Chúng tôi ước tính doanh thu của IMP đạt 605 tỷ đồng (+7,3% YoY) trong 6 tháng đầu năm và lợi nhuận trước thuế đạt 92,4 nghìn tỷ đồng (+7,1% YoY). | Mua | Việc sở hữu nhiều dây chuyền sản xuất công nghệ cao tạo ra cơ hội cho IMP để cạnh tranh với các công ty nước ngoài khác. Chúng tôi tin rằng IMP sẽ đạt tăng trưởng cao hơn toàn ngành trong trung hạn. Theo Cục quản lý Dược Việt Nam, tổng giá trị của các loại thuốc của IMP trúng thầu tại các cơ sở y tế công đạt 430 tỷ đồng từ tháng 1 đến 17/4/2020 (so với mức 798 tỷ đồng trong năm 2019 và 758 tỷ đồng trong năm 2017-2018). Kết quả này củng cố thêm ước tính của chúng tôi với triển vọng của IMP. |
11 | MBB | Tăng | Chúng tôi ước tính lợi nhuận trước thuế của MBB tương đương cùng kỳ hoặc tăng trưởng một con số trong Q2/2020, nhờ tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng mẹ tăng 4% YTD, cũng như nỗ lực kiểm soát chi phí hoạt động. | Khả quan | Dịch Covid-19 đã cản trở tăng trưởng lợi nhuận của MBB. Ngân hàng ước tính 25-30% dư nợ cho vay có thể bị ảnh hưởng. Ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế trong năm 2020 ở mức 9 nghìn tỷ đồng, giảm 10% YoY. Định giá hiện tại của MBB vẫn hấp dẫn, với P/B 2020F và 2021F lần lượt là 0,9x và 0,8x. |
12 | NT2 | Tăng | Tại ĐHCĐ tổ chức gần đây, Ban lãnh đạo đã công bố lợi nhuận sau thuế trong 6 tháng đầu năm 2020 sẽ đạt khoảng 400 tỷ đồng (+3,5% YoY), trong đó Q2/2020 tăng 6,1% YoY. Chúng tôi tin rằng lợi nhuận cải thiện nhờ giá khí giảm cùng với lỗ chênh lệch tỷ giá giảm (USD/VND giảm 1,8% trong Q2/2020). | Phù hợp Thị trường | Chúng tôi điều chỉnh tăng giá mục tiêu thêm 7% lên 23.600 đồng/cp bằng cạch loại bỏ mức chiết khấu 10% trong định giá, với mức giảm giá PPA điều chỉnh thấp hơn ước tính. Chúng tôi ưa thích NT2 do (1) lợi nhuận 2020F khả quan nhờ sự thay đổi hợp lý trong giá PPA điều chỉnh, (2) dòng tiền mạnh hơn giúp tăng cổ tức tiền mặt sau khi thanh toán hết nợ ngoại tệ trong 6 tháng đầu năm 2021 theo kế hoạch của công ty, (3) sản lượng sản xuất ổn định, nhà máy điện khí đốt nhìn chung hoạt động hiệu quả. |
13 | PC1 | Tăng | Tại ĐHCĐ năm 2020, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm sẽ đạt khoảng 250 tỷ đồng (+5,4% YoY), hoàn thành 53% kế hoạch năm và 64% ước tính của chúng tôi. Lợi nhuận sau thuế trong Q2/2020 đạt 160 tỷ đồng (+11,2% YoY), tương đương với tỷ suất lợi nhuận ròng tăng lên 9,4% (so với mức 8,3% trong Q2/2019) nhờ đóng góp từ dự án PCC1 Thanh Xuân. | Phù hợp Thị trường | Mặc dù chúng tôi ước tính tăng trưởng lợi nhuận thấp trong cả năm 2020 và 2021, nhưng năm 2022 đạt mức tăng trưởng cao hơn do (1) từ năm 2021, ngành xây lắp điện có thể nhận được khoản giải ngân cao hơn từ TCT truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) cho các dự án đường dây truyền tải điện sau khi Quy hoạch điện VIII hoàn thiện vào năm 2020, (2) dự án điện gió Liên Lập hoạt động full công suất. Trong năm 2022, chúng tôi ước tính PC1 đạt tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 11,2% YoY và 15,4% YoY |
14 | PHR | Tăng | PHR sẽ nhận được thu nhập bồi thường đất là 300 tỷ đồng trong Q2/2020, qua đó hỗ trợ lợi nhuận tăng trưởng trong bối cảnh giá bán cao su giảm. Chúng tôi ước tính doanh thu và lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm 2020 lần lượt đạt 400 tỷ đồng (-30% YoY) và 605 tỷ đồng (+280% YoY). | Phù hợp Thị trường | Kể từ khuyến nghị MUA gần nhất của chúng tôi, giá cổ phiếu PHR đã tăng 33%. Chúng tôi đánh giá tích cực đối với kết quả kinh doanh Q2 và Q3 của PHR trong năm nay. Bên cạnh đó, công ty thường chi trả cổ tức trong Q4. Theo kịch bản cơ sở, giá mục tiêu là 53.600 đồng/cp còn với kịch bản tốt nhất là 76.600 đồng/cp (dựa trên giả định thủ tục pháp lý của dự án Tân Lập và Tân Bình Giai đoạn II có thể sớm được phê duyệt). |
15 | POW | Tăng | Tại ĐHCĐ tổ chức gần đây, Ban lãnh đạo chia sẻ rằng lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2020 có thể đạt 1,55 nghìn tỷ đồng (-8,7% YoY), hoàn thành 76% kế hoạch của công ty và 59% ước tính của chúng tôi cho năm 2020. Như vậy, lợi nhuận sau thuế trong Q2/2020 đạt khoảng 1 nghìn tỷ đồng (+33% YoY), chủ yếu nhờ đóng góp của nhà máy điện than Vũng Áng. Lợi nhuận Q2/2020 cải thiện cũng nhờ vào lỗ tỷ giá giảm (USD/VND tại thời điểm cuối Q2/2020 giảm 1,8%). | Khả quan | Chúng tôi nhận thấy các yếu tố hỗ trợ mới đối với POW bao gồm (1) giá khí mới thuận lợi cho nhà máy khí Cà Mau trong giai đoạn 2020-2026, và (2) giá PPA điều chỉnh giảm nhẹ hơn đối với NT2 (ít hơn 40 VND/kwh) giúp tăng triển vọng lợi nhuận. Cơ chế giá khí mới ở mức hợp lý cho nhà máy Cà Mau có hiệu lực từ ngày 29/2/2020 đến 31/12/2026. Do đó, giá khí cho nhà máy Cà Mau trong năm 2020 sẽ giảm còn 6,63 USD/mbtu (sử dụng 12,7% dầu Brent) từ 8,97 USD/mbtu (nếu sử dụng cơ chế giá trước đây là 90% dầu nhiên liệu, có hiệu lực từ tháng 10/2019 đến 28/2/2020). |
16 | PVS | Tăng | Lợi nhuận ròng ước đạt 229 tỷ đồng (+56% YoY), kết quả này là tích cực trong bối cảnh Covid-19 tác động rộng rãi đến các ngành và công ty, chưa tính đến giá dầu giảm trong Q2/2020. | Khả quan | Chúng tôi cho rằng Covid-19 và giá dầu thấp có ảnh hưởng (nhưng không quá tiêu cực) đến lợi nhuận PVS trong 2020-2021. Chúng tôi giả định rằng giá dầu Brent trung bình ở mức 37 USD/thùng vào năm 2020 (-42% YoY) và 50 USD/ thùng (+ 35% YoY) vào năm 2021. Cổ tức cũng là yếu tố hỗ trợ, với cổ tức tiền mặt cho năm 2019 là tăng từ 7%/MG lên 10%/MG (như kỳ vọng của chúng tôi), tương ứng tỷ suất cổ tức là 8% tại mức giá thị trường hiện tại. |
17 | TCB | Tăng | Lợi nhuận trước thuế trong Q2/2020 ước tính đạt 3,2 nghìn tỷ đồng (+5,1% YoY) nhờ tăng trưởng tín dụng đạt 4,8% YTD và tăng trưởng tiền gửi tăng 3,2% YTD. Tăng trưởng tín dụng được thúc đẩy nhờ trái phiếu doanh nghiệp và các khoản cho vay từ khách hàng doanh nghiệp lớn. | Khả quan | Các yếu tố hỗ trợ cho dự báo năm 2020 của chúng tôi bao gồm NIM ổn định cùng với tăng trưởng tín dụng mạnh, hoạt động bảo hiểm và quản lý tài sản cải thiện, và ngân hàng tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân có thu nhập ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Chúng tôi đánh giá triển vọng năm 2021 kém khả quan hơn do chất lượng tín dụng giảm – mặc dù TCB giữ ổn định hơn so với toàn hệ thống. |
18 | TCM | Tăng | TCM đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ cho Q2/2020, với doanh thu thuần tăng đạt 40 triệu USD (+20,3% YoY) và lợi nhuận sau thuế tăng lên 3,33 triệu USD. Mức tăng trưởng tích cực được thúc đẩy nhờ việc xuất khẩu khẩu trang vải và quần áo bảo hộ sang Mỹ (khoảng 15 triệu USD doanh thu). TCM có kết quả khả quan hơn so với các công ty may mặc niêm yết khác (VGT, MSH, TNG) trong việc cạnh tranh cho các đơn hàng khẩu trang vải nhờ dây chuyền tự sản xuất cho phép công ty đáp ứng các đơn hàng nhanh chóng hơn. Theo ban lãnh đạo, TCM chỉ mất 2-3 tuần từ khi nhận được đơn hàng để giao khẩu trang. | Không khuyến nghị | Hiện tại, chúng tôi không đưa ra khuyến nghị đối với cổ phiếu. Chúng tôi duy trì quan điểm kém khả quan đối với ngành, nhưng chúng tôi tin rằng TCM có thể đạt kết quả khả quan hơn so với các công ty cùng ngành, vì công ty có thể nhận được nhiều đơn hàng khẩu trang vải và quần áo bảo hộ hơn từ Mỹ trong điều kiện dịch bệnh bùng phát gần đây. |
19 | TPB | Tăng | Lợi nhuận trước thuế trong Q2/2020 ước tính đạt 1 nghìn tỷ đồng (+30% YoY) nhờ tăng trưởng tín dụng là 11% YTD và tăng trưởng huy động là 9% YTD. Tăng trưởng tín dụng chủ yếu nhờ trái phiếu doanh nghiệp và các khoản cho vay từ khách hàng doanh nghiệp lớn. | Khả quan | Hoạt động cho vay đang hướng tới các sản phẩm bền vững hơn và hồ sơ khách hàng có rủi ro thấp hơn. Hoạt động bảo hiểm cũng phát triển mạnh. Livebanks, kiosk kỹ thuật số đang thay thế các văn phòng giao dịch truyền thống, được kỳ vọng sẽ giúp giảm CIR của ngân hàng. Việc số hóa các hoạt động của TPB sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động, thu hút khách hàng và quản lý rủi ro của ngân hàng lên mức cao hơn. Ngân hàng đã xử lý hết trái phiếu VAMC trong năm 2019 và chúng tôi ước tính chi phí dự phòng năm 2020 sẽ giảm. Tuy nhiên, mảng tài chính tiêu dùng mới có thể sẽ có thêm nhiều nợ xấu trong năm nay. |
20 | VCB | Tăng | Lợi nhuận trước thuế Q2/2020 ước tính đạt 6,1 nghìn tỷ đồng (+12% YoY), nhờ tăng trưởng tín dụng và huy động là 3,4%. Thu nhập hoạt động (TOI) cải thiện với NIM tăng, nhờ mảng cho vay cá nhân trên tổng dư nợ cho vay tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Tỷ lệ nợ xấu ước tính ở mức thấp 0,82% | Phù hợp Thị trường | Ngân hàng có chất lượng tài sản tốt nhất trong số các ngân hàng chúng tôi nghiên cứu. Do đó, chúng tôi ước tính VCB sẽ vững vàng hơn trong giai đoạn khó khăn. Với vị trí dẫn đầu toàn hệ thống, ngân hàng có nhiều cơ hội kinh doanh để tăng tài sản sinh lời và thu nhập từ phí. Trong năm 2021, chúng tôi tin rằng VCB sẽ là một trong những ngân hàng ít chịu ảnh hưởng nhất về nợ xấu mới hình thành trong kịch bản xấu nhất. |
21 | VIB | Tăng | Tăng trưởng tín dụng đạt 6% YTD và ngân hàng đang áp dụng nới lỏng hạn mức tín dụng trong năm. Theo ban lãnh đạo, tính đến nay dịch Covid-19 ít tác động đến tổng dư nợ cho vay hiện tại. Trong 6T2020, gần 500 tỷ đồng (0,37% tổng dư nợ cho vay Q1) đã được tái cơ cấu và 8,5 nghìn tỷ đồng (6,3% tổng dư nợ cho vay Q1) đủ điều kiện giảm lãi suất cho vay 0,5-2%. Lợi nhuận trước thuế 6T2020 ước tính đạt 2,5 nghìn tỷ đồng (+36% YoY). | Không khuyến nghị | Chúng tôi hiện ước tính lợi nhuận trước thuế 2020 và 2021 của VIB sẽ đạt 4,34 nghìn tỷ đồng (+ 6,3% YoY) và 5,2 nghìn tỷ đồng (+ 20% YoY), với giả định tăng trưởng tín dụng là 13% và 20%. Dựa trên ước tính của chúng tôi, VIB đang giao dịch tại PB 2020 và 2021 dự phóng lần lượt là 1,01x và 0,87x, mức ROE hấp dẫn là 24%. Chúng tôi sẽ cập nhật ước tính sau khi ngân hàng công bố báo cáo tài chính Q2/2020. |
22 | VNM | Tăng | Ban lãnh đạo ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận ròng tăng 6,6%/ 6,7% YoY bất chấp ảnh hưởng của Covid-19. Nguồn tăng trưởng doanh thu chính đến từ việc hợp nhất GTN trong khi tăng trưởng lợi nhuận là nhờ tỷ suất lợi nhuận tốt hơn. | Khả quan | Mặc dù công ty chỉ đặt kế hoạch tăng trưởng 5,7% YoY về doanh thu và 1% YoY về lợi nhuận ròng năm 2020, chúng tôi cho rằng công ty có thể vượt kế hoạch năm dựa trên diễn biến của kết quả nửa đầu năm. Ở mức giá hiện tại, chúng tôi cho rằng VNM định giá khá rẻ dựa trên số liệu PE 2020/2021. |
23 | VPB | Tăng | Tăng trưởng tín dụng 12% YTD tính đến cuối tháng Năm. Lợi nhuận trước thuế ước tính đạt 6 nghìn tỷ đồng trong 6T2020, tương ứng với tăng trưởng 38% YoY trong 6T2020 và 20% YoY trong Q2/2020. | Phù hợp Thị trường | Chúng tôi cẩn trọng về rủi ro tín dụng trong ngành tài chính tiêu dùng với tình hình hiện tại. Do đó, chúng tôi giữ khuyến nghị Phù hợp thị trường đối với VPB với giá mục tiêu 1 năm là 25.020 đồng/cp. |
24 | VTP | Tăng | Trong Q2/2020, chúng tôi ước tính tăng trưởng lợi nhuận của VTP giảm nhẹ so với mức tăng trưởng của Q1/2020 (26% YoY). Chúng tôi ước tính tăng trưởng trong khoảng 15-20% do mảng kinh doanh cốt lõi của VTP sẽ không chịu ảnh hưởng mạnh như các ngành khác. | Khả quan | Chúng tôi ước tính VTP sẽ được hưởng lợi từ đại dịch trong dài hạn, vì hoạt động thương mại điện tử gia tăng. Chúng tôi duy trì quan điểm rằng VTP là cổ phiếu tốt dựa trên câu chuyện tăng trưởng dài hạn của thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Chúng tôi duy trì xếp hạng KHẢ QUAN cho VTP, với giá mục tiêu 1 năm là 160.000 đồng/ cổ phiếu. |
25 | ACV | Giảm | Trong Q2/2020, chúng tôi ước tính ACV có thể gần đạt trạng thái hòa vốn do đại dịch làm hạn chế sản lượng khách qua sân bay. ACV có thu nhập tài chính lớn (từ thu nhập lãi) khoảng 500 tỷ đồng mỗi quý giúp hạn chế lỗ cho công ty. | Phù hợp Thị trường | Mặc dù COVID-19 tạm thời suy giảm, ACV vẫn đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng dài hạn của ngành du lịch Việt Nam. Trong kịch bản cơ sở của chúng tôi, công ty có thể trở lại mức lợi nhuận năm 2019 vào năm 2022. Trong giai đoạn 2020 – 2021, mặc dù lợi nhuận không cao, dòng tiền và tình hình tài chính vẫn ổn định. |
26 | AST | Giảm | Khách quốc tế trong lịch sử từng chiếm 60% doanh thu của AST. Trong Q2/2020, công ty gần như không có khách quốc tế trong khi chỉ tiếp đón đầy đủ trở lại khách nội địa vào cuối tháng Sáu. Mặc dù vậy, công ty đã đàm phán thành công để giảm chi phí cố định như chi phí thuê mặt bằng và chi phí nhân viên trong 3 tháng gần đây kể từ tháng Ba. Do đó, chúng tôi ước tính công ty sẽ hòa vốn trong Q2/2020. | Phù hợp Thị trường | Trong khi 2020 là một năm khó khăn đối với ngành hàng không, chúng tôi cho rằng kết quả năm 2021 chỉ tương đương 75% của năm 2019 về sản lượng hành khách. Do đó, chúng tôi giữ khuyến nghị Phù hợp thị trường đối với cổ phiếu cho đến khi triển vọng mở lại các chuyến bay quốc tế trở nên rõ ràng hơn. Trong dài hạn, AST vẫn hoạt động tốt trong ngành dịch vụ hàng không. |
27 | BID | Giảm | Thu nhập hoạt động trước dự phòng (PPOP) Q2/2020 ước tính đạt 8,43 nghìn tỷ đồng (+8,8 YoY) do (1) tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 1,3% YTD, (2) tăng trưởng tốt của thu nhập từ phí và đầu tư chứng khoán kinh doanh; (3) chi phí hoạt động giảm. Kết quả này cải thiện đáng kể so với Q1/2020 và tích cực hơn so với dự báo của chúng tôi. | Phù hợp Thị trường | Trong Q1/2020, BID đã xử lý hết trái phiếu VAMC. Đối với năm 2020 và 2021, chúng tôi ước tính BID sẽ tiếp tục xử lý phần lớn nợ xấu tích lũy từ những năm trước, cũng như nợ xấu mới hình thành do tác động của Covid-19. Việc mua lại của cổ đông chiến lược Keb Hana Bank giúp tăng cường thêm bộ đệm vốn, chiến lược và hoạt động của ngân hàng bán lẻ cũng được củng cố. Do đó, chúng tôi ước tính 2020 và 2021 sẽ là thời điểm BID cải thiện sức khỏe tài chính, tạo nền tảng cho khả năng tăng trưởng tốt hơn trong tương lai. Tuy nhiên, chúng tôi quan ngại về tăng trưởng tín dụng của BIDV. Tính đến cuối 5T2020, tín dụng vẫn giảm còn tăng trưởng tháng 6 và 6T2020 chỉ đạt 1,3%, thấp hơn nhiều so với trung bình toàn hệ thống là 3,26% YTD. Kế hoạch tăng trưởng tín dụng 6-9% là khá thách thức theo quan điểm của chúng tôi. |
28 | DRC | Giảm | Doanh thu và lợi nhuận trước thuế 6T2020 ước tính đạt 1.661 tỷ đồng (-17% YoY) và 94,8 tỷ đồng (-14% YoY), hoàn thành 38% và 34% kế hoạch 2020. Sản lượng tiêu thụ bị ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19. | Phù hợp Thị trường | Chúng tôi dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế năm 2020 lần lượt đạt 3.564 tỷ đồng (-8% YoY) và 277 tỷ đồng (-12% YoY), do nhu cầu lốp xe ảm đạm trong bối cảnh COVID-19. Trong năm 2021, chúng tôi ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế đạt 3.804 tỷ đồng (+7% YoY) và 417 tỷ đồng (+50% YoY) chủ yếu chi phí khấu hao giảm nhờ nhà máy Radial I được khấu hao toàn bộ. Với P/E và EV/EBITDA mục tiêu là 9x và 4,5x, chúng tôi đưa ra giá mục tiêu 1 năm là 21.800 đồng/cp (bao gồm tỷ suất cổ tức là 7,7%). |
29 | GAS | Giảm | Theo GAS, công ty ước tính doanh thu thuần là 33,44 nghìn tỷ đồng (-14,6% YoY) và lợi nhuận sau thuế là 3,93 nghìn tỷ đồng (-35,9% YoY) trong 6T2020. Giá dầu giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước (giá FO giảm 56% YoY) và sản lượng khí khô giảm nhẹ là nguyên nhân chính khiến tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận âm trong Q2. | Phù hợp Thị trường | Chúng tôi ước tính lợi nhuận của GAS sẽ giảm 33% YoY trong năm nay nhưng hồi phục trở lại +28% YoY trong năm 2021 dựa trên giả định giá dầu tăng. Chúng tôi cho rằng giá thị trường đã phản ánh triển vọng lợi nhuận 2020. Trong dài hạn, tăng trưởng lợi nhuận của GAS sẽ phụ thuộc vào các dự án khí mới như Sư Tử Trắng, Block B, LNG Thị Vải và LNG Sơn Mỹ. |
30 | HVN | Giảm | Trong Q2/2020, HVN có thể chịu lỗ mạnh do COVID-19 làm ngừng hoàn toàn các chuyến bay quốc tế trong giai đoạn này, trong khi các chuyến bay nội địa mới triển khai trở lại trong tháng Sáu. | Bán | Chúng tôi khuyến nghị tránh các cổ phiếu hàng không tại thời điểm này cho đến khi đại dịch được kiểm soát tốt hơn trên toàn cầu. Các nhà đầu tư nên theo dõi chặt chẽ cập nhật/tin tức về các chương trình hỗ trợ của Chính phủ. |
31 | MSH | Giảm | Theo ban lãnh đạo, công ty gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn cuối Q1-Q2, do khan hiếm nguyên liệu, hủy đơn hàng, chậm thanh toán, dư thừa hàng tồn kho. Công ty ước tính KQKD hồi phục chậm trong nửa cuối năm 2020. | Không khuyến nghị | Giá mục tiêu hiện tại của chúng tôi là 38.000 đồng (upside 11,9%, Phù hợp thị trường), dựa trên PE mục tiêu là 5,5x và EPS trung bình 2020-2021E là 6.907 đồng. Trong dự báo mới nhất, chúng tôi ước tính trong năm 2020 MSH sẽ ghi nhận 3.961 tỷ đồng doanh thu thuần (-10,5% YoY) và 333 tỷ đồng lợi nhuận ròng (-26,3% YoY). Tuy nhiên, trước diễn biến đại dịch phức tạp gần đây tại Mỹ – thị trường xuất khẩu lớn nhất của MSH – và kế hoạch năm 2020 thấp (LNTT 2020 là 250 tỷ đồng, thấp hơn 40% so với ước tính gần nhất), chúng tôi sẽ cập nhật dự báo và khuyến nghị sau khi công ty công bố KQKD quý 2 sắp tới. Chúng tôi giữ quan điểm về triển vọng tiêu cực của ngành dệt may trong nửa cuối năm 2020. |
32 | MSN | Giảm | Mặc dù MSN ghi nhận lãi ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ (NPATMI) trong Q2 (theo chúng tôi ước tính khoảng vài triệu USD), chỉ tiêu này vẫn giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước do hợp nhất VCM. | Phù hợp Thị trường | Chúng tôi hiện ước tính tập đoàn đạt 935 tỷ đồng lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ trong năm nay, gần với mức thấp nhất trong kế hoạch chính thức của công ty. Trong ngắn hạn, 10% cổ phiếu phổ thông phát hành riêng lẻ và 1 tỷ USD tiền mặt dùng để mua 15% cổ phần CrownX sẽ tạo áp lực tài chính lên MSN. Trong dài hạn. chúng tôi cho rằng chiến lược lấy người tiêu dùng làm trọng tâm là hợp lý. Năm 2020-2021 sẽ là thời điểm ghi nhận mức lợi nhuận thấp đối với Tập đoàn. |
33 | MWG | Giảm | Doanh thu thuần và lợi nhuận ròng trong kỳ tháng 4- tháng 5/2020 là 18.139 tỷ đồng (+2% YoY) và 591 tỷ đồng (-21% YoY). Lợi nhuận ảm đạm do MWG đóng cửa tạm thời 600 cửa hàng trong tháng 4 do giãn cách xã hội cũng như tiêu dùng hàng không thiết yếu ở mức thấp. Chúng tôi ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận ròng trong Q2/2020 đạt 27.260 tỷ đồng (+2% YoY) và 897 tỷ đồng (-17% YoY). | Mua | Chúng tôi ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận ròng năm 2020 lần lượt đạt 116.823 tỷ đồng (+14% YoY) và 3.365 tỷ đồng (-12% YoY). Mặc dù lợi nhuận bị giảm do COVID-19 trong năm 2020, nhờ quản lý dòng tiền tốt hơn so với các nhà bán lẻ khác, công ty có khả năng tăng thị phần trong năm nay, tạo tiền đề tăng trưởng mạnh trong năm 2021 (tăng trưởng lợi nhuận sau thuế dự báo ở mức 32% YoY). Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư dài hạn có thể tích lũy thêm cổ phiếu khi giá giảm. |
34 | PNJ | Giảm | PNJ lỗ ròng 89 tỷ đồng trong tháng 4/2020 (T4/2019: lãi ròng 53 tỷ đồng) và lãi ròng 47 tỷ đồng trong tháng 5/2020 (+22% YoY). Mặc dù hồi phục trong tháng 5 nhờ hiệu ứng nhu cầu dồn nén mạnh, điều này vẫn không bù đắp được cho khoản lỗ tháng 4 do tất cả các cửa hàng trên toàn quốc đều bắt buộc đóng cửa. Chúng tôi ước tính PNJ có thể đạt 2,82 nghìn tỷ đồng doanh thu thuần (-5% YoY) và 37 tỷ đồng lợi nhuận ròng (-78% YoY) trong Q2. | Bán | Chúng tôi điều chỉnh giảm xếp hạng đối với cổ phiếu PNJ xuống BÁN từ Phù hợp thị trường, với giá mục tiêu là 53.400 đồng/ cổ phiếu (giảm 8,9%). Ước tính của chúng tôi dựa trên PE không đổi là 13,0x và EPS dự phóng 1 năm điều chỉnh (kết thúc vào tháng 6/2021). Chúng tôi tin rằng nhu cầu giảm đối với các mặt hàng xa xỉ sẽ kìm hãm tăng trưởng của PNJ trong nửa cuối năm nay. Năm 2020, chúng tôi ước tính PNJ đạt 15.768 tỷ đồng doanh thu thuần (-7,2% YoY) và 905 tỷ đồng lợi nhuận ròng (-24,2% YoY). Trong năm 2021, chúng tôi ước tính doanh thu thuần sẽ tăng 5,9% YoY lên 16.695 tỷ đồng, nhờ tăng trưởng 6,6% YoY trong doanh thu bán lẻ, + 2,5% YoY trong doanh thu bán buôn và + 5% YoY trong doanh thu vàng miếng. Lợi nhuận sau thuế có thể đạt 1.075 tỷ đồng (+ 18,7% YoY), nhờ tỷ suất lợi nhuận gộp tăng lên mức 20,2% (2020 ước tính: 19,2% và 2019 TH: 20,4%). |
35 | QNS | Giảm | Sản lượng tiêu thụ sữa đậu nành giảm 10% YoY trong tháng 4 và đi ngang trong tháng 5 và tháng 6. Trong khi đó, sản lượng đường tinh luyện thấp có thể tiếp tục kéo giảm kết quả mảng đường và sinh khối trong Q2. | Khả quan | Trong năm 2020, chúng tôi ước tính sản lượng tiêu thụ đường tinh luyện là 87 nghìn tấn và sản lượng tiêu thụ sữa đậu nành sẽ giảm -1% (trước đây là -5%), tổng doanh thu thuần đạt 8.866 tỷ đồng (+ 6,6% YoY) và lợi nhuận sau thuế là 1.229 tỷ đồng (-4,8% YoY). Trong năm 2021, chúng tôi ước tính doanh thu thuần là 9.924 tỷ đồng (+ 21,2% YoY) và lợi nhuận ròng là 1.448 tỷ đồng (+ 17,8% YoY), nhờ mảng đường phục hồi mạnh mẽ cả về giá (+ 5% YoY) và sản lượng (+30% YoY). Chúng tôi đang điều chỉnh giá mục tiêu dựa trên dự phóng cho năm 2021. |
36 | SAB | Giảm | Trong Q2/2020, chúng tôi ước tính lợi nhuận của SAB sẽ giảm so với cùng kỳ năm trước, mặc dù ban lãnh đạo đã chia sẻ một số tín hiệu tích cực sau khi dỡ bỏ giãn cách xã hội. Đại dịch Covid-19 khiến doanh thu kênh tiêu thụ bia tại chỗ (on-premise) giảm đáng kể, trong khi doanh thu kênh mua mang về (off-premise) không thể bù đắp cho sự sụt giảm kênh tiêu thụ tại chỗ. Chúng tôi cho rằng SAB sẽ mất 2 năm để phục hồi về mức năm 2019. | Phù hợp Thị trường | Năm 2020 vẫn sẽ là một năm thực sự khó khăn cho ngành bia nói chung. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng SAB vẫn là công ty hàng đầu của lĩnh vực này và nắm giữ quyền thương lượng đáng kể với đối tác sản xuất bia. Chiến lược tiết kiệm chi phí cũng sẽ có hiệu quả một phần trong bối cảnh doanh thu giảm. Năm 2020, SAB đặt kế hoạch doanh thu 23,8 nghìn tỷ đồng (-37% YoY) và lợi nhuận ròng là 3.258 tỷ đồng (-39% YoY). Kế hoạch này đặt ra vào giữa tháng Tư khi Việt Nam vẫn đang thực hiện giãn cách xã hội. Vào thời điểm đó, quan điểm của HĐQT khá bi quan trong hoàn cảnh có nhiều rủi ro khó kiểm soát. Do đó, mặc dù điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh, SAB có thể hoàn thành hoặc vượt kế hoạch này nếu Việt Nam tiếp tục kiểm soát đại dịch COVID-19 trong nửa cuối năm 2020. Ở mức giá hiện tại, SAB đang giao dịch ở mức PE 2020 và 2021 là 27,3x và 23x, thấp hơn nhiều so với PE lịch sử. |
37 | STK | Giảm | Công ty ước tính có thể đạt lợi nhuận rất thấp trong quý 2. Quý 2 là giai đoạn khó khăn với STK, vì nhu cầu thấp trong khi các nhà sản xuất sợi Trung Quốc tiếp tục đẩy nguồn cung dư thừa với giá thấp hơn vào Việt Nam, cạnh tranh với các nhà sản xuất sợi trong nước. Điểm sáng duy nhất trong quý 2 có thể là STK có thể hoàn nhập khoản lỗ tỷ giá chưa thực hiện mà công ty đã trích lập dự phòng trong Q1 (~ 8 tỷ đồng). | Phù hợp Thị trường | Giá mục tiêu hiện tại của chúng tôi đối với cổ phiếu là 17.200 đồng/ cổ phiếu (upside 3%, Phù hợp thị trường). Trong năm 2020, chúng tôi ước tính doanh thu thuần là 1.909 tỷ đồng (-14,3% YoY) và lợi nhuận ròng là 154,4 tỷ đồng (-28% YoY), giả định rằng nhu cầu đối với sợi tái chế có thể giảm trong bối cảnh suy thoái kinh tế, đồng thời giữ giả định rằng các nhà cung cấp Trung Quốc có thể giảm giá sợi nguyên sinh hơn nữa. Năm 2021, chúng tôi ước tính cả nhu cầu và giá đều phục hồi, điều này có thể giúp tăng doanh thu thuần của STK lên 2,06 nghìn tỷ đồng (+ 7,9% YoY) và 193,7 tỷ đồng (+ 16% YoY). |
38 | VEA | Giảm | Do giãn cách xã hội vào tháng 4, doanh số bán xe đã giảm đáng kể trong tháng này. Doanh số trong tháng 5 và tháng 6 đã dần phục hồi, nhưng không tăng trở lại mức trước Covid theo quan sát của chúng tôi. Do đó, chúng tôi cho rằng lợi nhuận công ty liên kết có thể giảm trong quý 2. Ngoài ra, VEA sẽ trích lập dự phòng nợ xấu trong quý 2. Chúng tôi ước tính lợi nhuận hợp nhất quý 2 có thể giảm khoảng -10% YoY. | Phù hợp Thị trường | VEA sẽ trả cổ tức tiền mặt 52,52% trên mệnh giá cho năm 2019. Cổ tức năm 2020 theo kế hoạch ở mức 50,7% trong ĐHCĐ gần đây. Tỷ lệ cổ tức hấp dẫn (~ 11%) cùng với triển vọng 2021 của công ty liên kết. Chúng tôi cho rằng thị trường xe sẽ phục hồi cùng với nền kinh tế. VEA có nền tảng tài chính mạnh mẽ, hầu như không có nợ vay. |
39 | VHC | Giảm | Tiêu thụ phục hồi chậm hơn ước tính do tình hình đại dịch ở Mỹ (thị trường xuất khẩu chính của VHC). Giá bán trung bình thấp có thể làm giảm doanh thu thuần và lợi nhuận ròng của VHC trong quý 2. Chúng tôi ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận ròng có thể đạt 1,56 nghìn tỷ đồng (-23% YoY) và 180 tỷ đồng (-57% YoY) trong Q2. | Phù hợp Thị trường | Chúng tôi duy trì xếp hạng Phù hợp thị trường cho cổ phiếu VHC, với giá mục tiêu là 36.100 đồng/ cổ phiếu (tăng 1,7%) với PE mục tiêu là 7,5x và EPS trung bình 2020-2020 là 4.812 đồng. Năm 2020, chúng tôi ước tính doanh thu thuần là 8.357 tỷ đồng (+ 6,2% YoY) và lợi nhuận ròng là 922,6 tỷ đồng (-21,8% YoY). Các giả định của chúng tôi thận trọng hơn kế hoạch của Công ty, do lo ngại về triển vọng phục hồi giá ở Mỹ, cũng như nhu cầu về collagen & gelatin khiến cho việc tiêu thụ các sản phẩm không thiết yếu giảm. Trong năm 2021, chúng tôi ước tính doanh thu thuần là 8.877 tỷ đồng (+ 6,3% YoY) và lợi nhuận ròng là 946,5 tỷ đồng (+ 2,6% YoY). |
Nguồn: SSI