Công ty Cổ phần Thế Giới Số (DGW): Trên những nhịp hồi phục [ Mục Tiêu: 57.600 đ/cp]

Chúng tôi duy trì đánh giá KHẢ QUAN với giá mục tiêu thấp hơn là 57.600 đồng, dựa trên sự kết hợp với tỷ trọng 50-50 giữa phương pháp chiết khấu dòng tiền 5 năm (lãi suất phi rủi ro = 2,7%, ERP = 9,6) và phương pháp P/E với P/E mục tiêu 14,0 lần cho lợi nhuận năm 2024.

KQKD Q3/23: Phục hồi chậm hơn dự kiến

LN ròng tăng trưởng so với quý trước nhờ mảng máy tính xách tay, máy tính bảng và thiết bị văn phòng
Doanh thu của DGW tăng trong hai quý liên tiếp nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2022. Doanh thu Q3/23 đạt 5.413 tỷ đồng, tăng 17,8% so với quý trước nhưng giảm -10,8% svck. Tăng trưởng này được thúc đẩy bởi phân khúc máy tính xách tay, máy tính bảng và thiết bị văn phòng:

  • Doanh thu máy tính xách tay và máy tính bảng: tăng 78,7% so với quý trước (-2% svck), lên 2.398 tỷ đồng, nhờ hiệu ứng mùa tựu trường với nhu cầu mua thiết bị cho năm học mới cao và giá cả phù hợp hơn cho việc mua sắm.
  • Doanh thu điện thoại di động: giảm 19,0% so với quý trước (-26,1% svck) xuống còn 1.774 tỷ đồng khi Q3/23 là mùa thấp điểm của điện thoại di động với rất ít mẫu mã mới được tung ra thị trường, đặc biệt là ở 2 nhóm sản phẩm chính mà DGW phân phối gồm Apple và Xiaomi.
  • Doanh thu thiết bị văn phòng: tăng 24,6% so với quý trước (-0,1% svck) lên 907 tỷ đồng nhờ việc công ty mua lại 75% Achison (công ty phân phối thiết bị công nghiệp) và hợp nhất doanh thu vào mảng thiết bị văn phòng để bù đắp cho sự sụt giảm doanh thu thiết bị văn phòng hiện có trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng yếu.
  • Doanh thu thiết bị gia dụng/hàng tiêu dùng: tăng trưởng ổn định theo quý ở mức -1,8%/+0,6% so với quý trước, (-20,5%/+78,1% svck) lên 163 tỷ đồng/171 tỷ đồng.

LN ròng đang trên đà hồi phục trong Q3/23
Biên LN ròng của DGW không đổi so với quý trước ở mức 1,9% nhưng giảm 1,1 điểm % svck, chủ yếu do chi phí bán hàng tăng. Chúng tôi cho rằng điều này đến từ gói hỗ trợ cho các nhà bán lẻ, bao gồm chiết khấu cho nhà bán lẻ, hỗ trợ phí tiếp thị và các chiến dịch thúc đẩy doanh thu của các nhà bán lẻ trong thời kỳ “chiến tranh giá”. LN ròng trong Q3/23 của DGW tăng 23,4% so với quý trước (-43,2% svck) lên 102 tỷ đồng, nhưng LN ròng 9T23 đạt 265 tỷ đồng và thấp hơn dự báo của chúng tôi và chỉ hoàn thành 54% kế hoạch dự báo cả năm.

Bảng cân đối kế toán 3Q/23 lành mạnh hơn
Tính đến cuối Q3/23, nợ ròng giảm 66% svck và giảm42% so với quý trước xuống còn 470 tỷ đồng, khiến tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu giảm từ 1,9 lần xuống 1,6 lần. Trong bối cảnh nhu cầu yếu, DGW đã giảm hàng tồn kho xuống 2.414 tỷ đồng (-16,9% svck, -12,5% so với quý trước), qua đó tăng dòng tiền thuần từ HĐKD Q3/23 lên 681 tỷ đồng, +17,0 lần svck. Dòng tiền từ HĐKD 9T23 đạt 649 tỷ đồng so với -1.437 tỷ đồng trong 9T22.

Triển vọng 2023-24: LN phục hồi nhờ tăng trưởng của tất cả các mảng

2024-25: Mảng ICT trên con đường hồi phục
Dựa trên dữ liệu của Kantar, sự lạc quan của người tiêu dùng về tình hình kinh tế đã có dấu hiệu cải thiện dần dần sau thời gian suy giảm sâu kể từ Q4/22. Mức độ lạc quan phục hồi từ 71 điểm vào cuối Q4/22 lên 75 điểm vào cuối Q3/23. Cùng với đó, chỉ số PMI vẫn dao động quanh mức 50 điểm, ở mức ổn định và dự kiến sẽ quay trở lại giai đoạn mở rộng vào năm 2024, khi t nh h nh kinh tế thế giới ổn định hơn và nhu cầu toàn cầu tăng cao. Theo đó, chúng tôi tin rằng thu nhập của người dân sẽ được cải thiện vào năm 2024, giúp mức tiêu thụ các sản phẩm không thiết yếu tăng và kéo dài đến năm 2025.

Do đó, chúng tôi kỳ vọng doanh thu sản phẩm CNTT sẽ tăng trưởng trở lại trong giai đoạn 2024-25 sau khi giảm mạnh vào năm 2023. Chúng tôi kỳ vọng doanh thu từ mảng máy tính và máy tính bảng sẽ tăng trưởng ổn định ở mức 5,1% yoy/6,6% svck, tương tự tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam. Chúng tôi kỳ vọng doanh thu mảng điện thoại sẽ tăng 17,8% svck/9,9% svck trong cùng giai đoạn do nhu cầu thay thế điện thoại đã dồn nén. Tóm lại, chúng tôi kỳ vọng doanh thu của 2 mảng này sẽ dần quay trở lại mức của năm 2022 – mức đỉnh điểm tiêu dùng sau đại dịch – vào năm 2025.

Trước đây, chúng tôi dự đoán Q4/23 – Q1/24 sẽ là thời điểm có nhu cầu lớn về sản phẩm điện thoại vì chu kỳ thay thế điện thoại mới là khoảng hai năm. Tuy nhiên, do niềm tin của người tiêu dùng phục hồi chậm, người tiêu dùng sẽ mất nhiều thời gian hơn để mua điện thoại mới và chúng tôi kỳ vọng chu kỳ tiêu thụ điện thoại mới sẽ diễn ra vào nửa cuối năm 2024, khi các mẫu điện thoại mới ra mắt và nền kinh tế dần phục hồi tốt hơn.

Mảng thiết bị văn phòng được hỗ trợ từ doanh thu mảng công nghiệp sau M&A
Trong 9T23, doanh thu mảng thiết bị văn phòng chỉ giảm 8,3% chủ yếu do có thêm doanh thu từ Achison, công ty phân phối sản phẩm thiết bị công nghiệp, được DGW mua lại 75% trong Q2/23. Loại trừ doanh thu của Achison, chúng tôi ước tính doanh thu thiết bị văn phòng giảm khoảng 32% svck trong 9T23 khi điều kiện kinh tế vĩ mô khiến nhu cầu về sản phẩm văn phòng sụt giảm.
Trong giai đoạn 2024-25, chúng tôi kỳ vọng doanh thu từ mảng thiết bị văn phòng sẽ tăng trưởng 28,2% svck/13,3% svck nhờ vào: 1) đóng góp mạnh mẽ hơn từ mảng thiết bị công nghiệp, với mức tăng trưởng lên tới 117% svck/30% svck trong năm 2024/25F khi DGW tăng cường mở rộng mạng lưới phân phối thiết bị công nghiệp ra phía Bắc sau M&A; cũng như 2) nhu cầu thiết bị văn phòng phục hồi với tốc độ tăng trưởng dự kiến là 30%/năm trong giai đoạn 2024-25 khi nền kinh tế dần hồi phục.
Hàng tiêu dùng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024-25 nhờ các thương hiệu mới
Năm 2023, DGW bước chân vào ngành đồ uống với các sản phẩm bia nhập khẩu từ tập đoàn ABInBev như nước giải khát Budweiser, Corona, Becks, Lotte Chilsung. Với sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, doanh số bán dịch vụ lưu trú và ăn uống tại Việt Nam tăng 15% svck trong 10T2023. Chúng tôi kỳ vọng doanh thu mảng sản phẩm tiêu dùng tăng 30%/năm và đóng góp từ 5,1% – 6,6% doanh thu giai đoạn 2024-25.

Thay đổi trong dự phóng

Chúng tôi đã điều chỉnh dự báo năm 2023-25, chủ yếu là do chi phí BH&QLDN tăng lên sau khi mở rộng sang mảng thiết bị công nghiệp và hỗ trợ nhà bán lẻ trong thời kỳ chiến tranh giá.

Định giá

Chúng tôi duy trì đánh giá KHẢ QUAN với giá mục tiêu thấp hơn là 57.600 đồng, dựa trên sự kết hợp với tỷ trọng 50-50 giữa phương pháp chiết khấu dòng tiền 5 năm (lãi suất phi rủi ro = 2,7%, ERP = 9,6) và phương pháp P/E với P/E mục tiêu 14,0 lần cho lợi nhuận năm 2024.

Nguồn: VND


Các định giá tham khảo khác:


Đồ thị phân tích kỹ thuật theo Hệ thống Tín hiệu dòng tiền iBroker SIS 4.0

DGW chart. Nguồn: phowall.vn


Link tham room zalo Tín hiệu dòng tiền để nhận được tư vấn trong phiên cổ phiếu có tín hiệu Mua/Bán: https://zalo.me/g/izmqqe638

 


 

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.