CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP): Triển vọng năm 2022 tiếp tục sáng sủa nhờ sản lượng điện sản xuất tăng lên [Mục Tiêu 21,100 đ/cp]

Chúng tôi khuyến nghị GIỮ cổ phiếu QTP với giá mục tiêu 12 tháng ở mức 21,100 đồng dựa trên các luận điểm chính: 1) Hiệu quả kinh doanh tăng lên khi chi phí khấu hao và tài chính giảm xuống; 3)Nhu cầu hệ thống điện dự báo tăng mạnh trở lại từ 2022 khi dịch Covid được kiểm soát; 3) Chính sách cổ tức tiền mặt hấp dẫn trong những năm tới khi lợi nhuận tăng.

Kết quả kinh doanh khả quan với lợi nhuận trước thuế đạt 617 tỷ đồng vượt 84% kế hoạch cả năm.
Doanh thu cả năm đạt 8,571 tỷ đồng, bằng 93% năm 2020 và hoàn thành 103%kế hoạch năm. Đặc biệt nhờ tiết giảm chi phí khấu hao, chi phí lãi vay, trong khi sản lượng điện tốt lên, Lợi nhuận trước thuế đạt 617 tỷ đồng, bằng 50% của năm 2020 và vượt 84% kế hoạch cả năm. Kết quả kinh doanh so với 2020 có sự sụt giảm sâu là do trong năm 2020, công ty đã thực hiện hạch toán hồi tố 569 tỷ đồng doanh thu chênh lệch tỉ giá của các năm trước, trong khi năm 2021 chỉ là 115 tỷ đồng, bên cạnh đó, giá mua điện thành phần cố định trong năm 2021 cũng được điều chỉnh giảm từ EVN.

Triển vọng năm 2022 tiếp tục sáng sủa nhờ sản lượng điện sản xuất tăng lên

Nhà máy hoạt động ổn định – EVN huy động sản lượng điện ở mức cao
Là đơn vị phát triển nằm trong tứ giác phát triển kinh tế năng động của miền bắc gồm Quảng NinhHải Phòng- Bắc Giang- Hà Nội, nhu cầu điện năng luôn ở mức cao nên công ty luôn được EVN xếp vào danh sách các nhà máy chạy nền, đáp ứng nhu cầu phụ tải, huy động phát điện ở công suất và sản lượng cao.
Sản lượng điện sản xuất trong năm 2021 tăng 14% so với cùng kỳ: sản lượng điện sản xuất đạt 7,261 triệu kwh, tăng 14% sô với 2021, đầy là sản lượng tốt trong bối cảnh sản lượng ngành chỉ tăng khoảng 4% trong năm.
Bước sang năm 2022, với dự báo nhu cầu điện sẽ tăng trưởng từ 8-10%, cùng với các điều kiện phát điện của các nguồn điện, nhà máy điện khu vực miền Bắc hạn chế là điều kiện tốt để công ty tiếp tục gia tăng sản lượng điện sản xuất.
Với kế hoạch sản lượng điện sản xuất trong năm 2022 được EVN giao là 7,644 triệu kwh, chúng tôi dự báo sản lượng điện của công ty sẽ đạt mức 7,500 tỷ kwh, tăng 3% so với sản lượng của năm 2021.
Hiệu quả kinh doanh tăng lên khi chi phí sản xuất và tài chính giảm
Năm 2020, công ty ghi nhận lợi nhuận trước thuế đột biến với 1.375 tỷ đồng, nhờ hoạt động kinh doanh trong năm mang lại hiệu quả cao khi chi phí tài chính và chi phí khấu hao giảm (điều chỉnh chính sách khấu hao máy móc thiết bị từ 10 năm lên 15 năm, làm chi phí khấu hao giảm 750 tỷ đồng), cùng với đó là ghi nhận khoản lợi nhuận chênh lệch tỷ giá trong giá bán điện năm 2015 và 2018 là 568 tỷ đồng.
Chúng tôi cũng nhận thấy, nhà máy QN1 sau 10 năm hoạt động, MMTB đã được khấu hao gần hết và sẽ hết vào năm 2022, chi phí khấu hao MMTB năm 2022 sẽ chỉ còn khoảng 700 tỷ và đến năm 2023 là 440 tỷ, điều này làm cho hiệu quả hoạt động tăng lên.
Chi phí tài chính cũng giảm đáng kể, năm 2021, chi phí tài chính giảm xuống còn 195 tỷ đồng, so với mức 395 tỷ đồng của năm 20020, điều này do chi phí phí lãi vay giảm khi Nợ vay giảm nhanh. Chúng tôi dự tính chi phí tài chính năm 2022 ở mức 110 tỷ đồng, do trong năm công ty tiếp tục trả gốc nợ vay khoảng 1.000 tỷ đồng và ít chịu sức ép lỗ chênh lệch tỷ giá.
Nguồn lực tài chính ổn định cho phép công ty thực hiện chính sách cổ tức bằng tiền mặt hấp dẫn từ năm 2020
Tổng tài sản giảm đều do khấu hao tài sản cố định hàng năm. Cơ cấu tài sản cân đối khi công ty kiếm soát tốt khoản Nợ phải thu, hàng tồn kho, trong khi nhà máy vận hành ổn định và khấu hao đều.
Bên nguồn vốn, Nợ vay giảm liên tục trong khi nguồn vốn chủ sở hữu được gia tăng. Nợ phải trả đến 9.2021 là 4,088 tỷ đồng, chiếm 40.5% tổng nguồn vốn, trong đó vay nợ ngắn và dài hạn là 2.764 tỷ đồng, bằng 27.5% tổng nguốn vốn. Chúng tôi dự tính Nợ vay ngắn và dài hạn tiếp tục giảm thêm 1.800 tỷ đồng trong năm 2021, đến năm 2022 cơ bản công ty trả hết nợ vay dài hạn đầu tư nhà máy.
Dòng tiền hoạt động kinh doanh luôn đảm bảo khả năng chi trả các khoản Nợ gốc hàng năm, trong khi hoạt động đầu tư chủ yếu là khoản đầu tư tài chính ngắn hạn làm gia tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
Với khả nguồn lực tài chính tốt, chúng tôi dự báo công ty sẽ thực hiện chính sách cổ tức bằng tiền mặt hấp dẫn từ năm 2020 trở đi với tỷ lệ từ 10%-15%mỗi năm.
Nhu cầu điện tăng mạnh trong năm 2022 và các năm tiếp theo
Nhu cầu điện dự báo tăng mạnh 9%-10% trong năm 2022: Nhu cầu điện tăng chậm dưới 4% trong 2021 do tình hình dịch Covid19 bùng phát trong quý 3. Theo EVN, điện thương phẩm 11 tháng năm 2021 đạt 206,59 tỷ kWh, tăng 3,92% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù vậy, 27 tỉnh miền Bắc vẫn là khu vực tăng trưởng cao, với mức tăng 9,48%, gấp 2,42 lần cả nước. Trong năm 2022, EVN đã xây dựng phương án phụ tải tăng trưởng ở mức cơ bản là 8.3% theo kịch bản tang trưởng kinh tế ở mức 6-6.5% và
chuẩn bị cả kịch bản tăng trưởng cao với 12.4% khi nền kinh tế có sự bứt phá mạnh mẽ hơn. Trong khi đó, cũng theo EVN, hiện tại tình hình nước về hồ tại các tỉnh miền Bắc hạn chế, một số hồ thuỷ điện vẫn chưa tích đủ nước (Lai Châu còn hụt 2,7m, Hòa Bình hụt 3,6m, Thác Bà hụt 2,7m, Bản Vẽ còn hụt 3,5 m…). Như vậy có thể thấy nhu cầu điện năm 2022 cơ bản tăng lên, thủy điện miền Bắc lại hạn chế nên cơ hội đối với các nhà máy nhiện điện phía Bắc là khá rõ ràng trong mùa khô 2022, trong đó có QTP.
Về giai đoạn 2021-2025, EVN đưa ra 2 kịch bản với tăng trưởng lần lượt là 8.6% và 9.4%: giai đoạn 2021 – 2025, EVN dự báo 2 kịch bản nhu cầu phụ tải điện: Phương án cơ sở, tăng trưởng nhu cầu điện khoảng 8,6%/năm và Phương án cao là 9,4%/năm. Theo EVN, với hai kịch bản tăng trưởng này, hệ thống đảm điện sẽ bảo cung ứng đủ điện trong toàn bộ giai đoạn 2021 – 2025.
Dự báo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022
Trong năm 2022, Công ty được EVN giao sản lượng điện sản xuất ở mức khá cao với 7,644 triệu kwh. Chúng tôi cũng đánh giá với nhu cầu điện tăng lên, một số dự báo hạn chế về nguồn thủy điện khu vực phía Bắc, cũng như một số nhà máy điện trong khu vực bị gặp sự cố, cơ hội cho Công ty phát điện ở sản lượng cao. Chúng tôi dự báo sản lượng điện sản xuất của công ty có thể đạt 7.5 tỷ kwh.
Năm 2022, các doanh nghiệp ngành nhiệt điện cũng đối mặt với việc giá nhiên liệu tăng cao, như than, khí. Chúng tôi giả thiêt giá than nhập khẩu sẽ tăng khoảng 30%, đưa chi phí nhiên liệu tăng khoảng 15% so với 2021. Chúng tôi cũng nhấn mạnh giá nhiên liệu tăng cơ bản được chuyển ngang sang giá bán điện cho EVN trong sản lượng Qc.
Chúng tôi dự báo Doanh thu và Lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 9,726 tỷ đồng và 833 tỷ đồng, tăng 14% và 35% so với 2021. Thu nhập mỗi cổ phần đạt trên 1,760 đồng.
Định giá
Kết hợp phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu và so sánh PE-PB, giá trị cổ phiếu QTP được xác định ở mức 21,100 đồng/cổ phần.

 

Nguồn: MBS

Các nguồn định giá tham khảo khác


Đồ thị phân tích kỹ thuật theo Hệ thống Tín hiệu dòng tiền iBroker SIS 4.0
QTP chart. Nguồn: phowall.vn

 

Link tham room zalo Tín hiệu dòng tiền để nhận được tư vấn trong phiên cổ phiếu có tín hiệu Mua/Bán: https://zalo.me/g/izmqqe638


 

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.