* CTCP Cơ điện lạnh (REE) có kế hoạch phát hành trái phiếu không chuyển đổi kỳ hạn 10 năm trị giá 2,3 nghìn tỷ đồng (100 triệu USD) trong quý 1/2019 nhằm phát triển cho các dự án văn phòng cho thuê mới (bao gồm chi phí đất và chi phí phát triển dự án). Lãi suất sẽ là lợi suất trái phiếu Chính phủ 10 năm (tối đa 7,3%) cộng với biên độ. REE sẽ dử dụng 60,4% cổ phần tại TBC (CTCP Thủy điện Thác Bà) và 25,8% cổ phần tại SBH (CTCP Thủy điện Sông Ba Hạ) làm tài sản đảm bảo trong khi tổ chức bảo lãnh thanh toán là Credit Guarantee and Investment Facility (CGIF) – trực thuộc Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
* Đợt tăng vốn này nằm ngoài dự kiến của chúng tôi khi REE có lượng tiền mặt và khoản tiền gữi ngắn hạn lớn đạt 2,7 nghìn tỷ đồng tại thời điểm 30/09/2018, nhưng công ty đã không thể hoàn thành kế hoạch đầu tư năm 2018.
* Chúng tôi nhận thấy tiềm năng tăng trưởngcho mảng cho thuê văn phòng và tăng trưởng lợi nhuận của REE trong những năm tới. * Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 41.700 đồng/CP cho REE (tổng mức sinh lời 33,6% bao gồm lợi suất cổ tức 4,9%).
Các nguồn định giá tham khảo khác
VCSC khuyến nghị MUA DXG
DXG: CTCP Tập đoàn Đất Xanh
Giá hiện tại
% change (t-3)
P/E
P/B
DXG
23.2
2.2%
7.59
1.78
CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) công bố KQKD 2018 với doanh thu thuần đạt 4,6 nghìn tỷ đồng (+61% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 1,18 nghìn tỷ đồng (+57% YoY). Các kết quả này cao hơn lần lượt 14% và 13% dự báo tương ứng của chúng tôi, chủ yếu do diễn biến mảng môi giới tốt hơn kỳ vọng trong quý 4/2018.
Chúng tôi ghi nhận khả năng điều chỉnh tăng nhẹ dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2019 hiện đang ở mức 1,21 nghìn tỷ đồng. Nhìn chung, các kết quả này củng cố quan điểm của chúng tôi về triển vọng dài hạn và khuyến nghị MUA của chúng tôi dành cho DXG với tổng mức sinh lời dự phóng 51%. Theo giá hiện tại, định giá của DXG là hấp dẫn với P/E dự phóng 7,1 lần, P/B 1,3 lần và PEG 3 năm đạt 0,2, dựa theo dự báo của chúng tôi.
* Mảng môi giới BĐS và doanh số bán BĐS mạnh mẽ củng cố cho tăng trưởng doanh thu.
* Mảng môi giới phục hồi trong quý 4, vượt dự báo của chúng tôi.
* Chi phí tài chính tăng mạnh do giảm vốn hóa chi phí lãi vay.
Các nguồn định giá tham khảo khác
VCSC khuyến nghị MUA VCB
VCB: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Giá hiện tại
% change (t-3)
P/E
P/B
VCB
55.2
0.0%
16.63
3.06
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) đã công bố kết quả nổi trội cho năm 2018 với LNTT là 18,3 nghìn tỷ đồng tăng 61,4% so với 2017, đạt 108,7% dự báo cả năm của chúng tôi. Cụ thể, trong Q4 2018, LNTT đạt là 6,6 nghìn tỷ đồng tăng 146,9% so với cùng kỳ. ROA và ROE năm 2018 lần lượt là 1,4% và 25,1%.
* NIM tăng mạnh 29 điểm cơ bản lên 3.68% so với 2017, khớp với dự báo của chúng tôi.
* Thu nhập ngoài lãi tăng trưởng ấn tượng với 45.7%, đóng góp 28% vào tổng thu nhập từ HĐKD.
* Vấn đề sở hữu chéo TCTD tại VCB được giải quyết sau khi thoái vốn tại MBB và EIB xuống dưới mức quy định là 5%, đạt chuẩn Thông tư 36/NHNN.
* Tỷ lệ chi phí/thu nhập giảm mạnh 5.7% xuống còn 34.6%, đứng thứ hai trong nhóm ngân hàng đã ra BCTC.
* Tỷ lệ nợ xấu giảm 16 điểm cơ bản còn 0.98%; nợ xấu phải xử lý giảm trong năm 2018.
Các nguồn định giá tham khảo khác
VCSC khuyến nghị MUA VPB
VPB: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Giá hiện tại
% change (t-3)
P/E
P/B
VPB
19.65
3.4%
7.26
1.54
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) ghi nhận KQKD quý 4/2018 cao hơn dự kiến với lợi nhuận hợp nhất đạt 7,4 nghìn tỷ đồng (+14,2% YoY), hoàn thành 105% dự báo 2018 của chúng tôi. ROAA và ROA 2018 đạt lần lượt 2,4% và 22,8%.
Ngân hàng tính riêng hoàn thành 2018 với tăng trưởng thu nhập ròng đạt 45% YoY. Tỷ lệ nợ xấu hợp nhất và tính riêng ngân hàng trong quý 4 đạt lần lượt 3,5% (+12 điểm cơ bản YoY) và 2,7% (-15 điểm cơ bản YoY) sau khi tăng mạnh trong 9 tháng 2018. Chúng tôi cho rằng không có thay đổi đáng kể đến dự báo lợi nhuận và/hoặc giá mục tiêu của chúng tôi, dù vẫn cần đánh giá chi tiết hơn.
* Dư nợ cho vay hợp nhất kết thúc năm 2018 với tăng trưởng 21,2% YoY, FE Credit ghi nhận mức tăng 18,9%.
* Tỷ lệ NIM hợp nhất và của mảng ngân hàng tính riêng ghi nhận kết quả đi ngang trong năm 2018.
* Tỷ lệ nợ xấu đã được giảm còn lần lượt 2,7% và 3,5% cho ngân hàng tính riêng và hợp nhất (so với 4,2% và 4,7% trong quý 3).
* Thu nhập phí ròng ghi nhận diễn biến mạnh mẽ tại ngân hàng mẹ, nâng đỡ tăng trưởng hợp nhất.
Các nguồn định giá tham khảo khác
VDSC khuyến nghị MUA HAX
HAX: CTCP Ô tô Hàng Xanh
Giá hiện tại
% change (t-3)
P/E
P/B
HAX
16.5
-0.3%
6.43
1.39
Nhờ được hưởng lợi từ sự khó khăn chung của thị trường cũng như mức tiền thưởng tương đối cao từ MBV, kết thúc năm 2018, doanh thu và LNST của HAX lần lượt đạt 4.756 tỷ đồng (+24% YoY) và 98 tỷ đồng (+16% YoY).
Mở rộng thị phần là yếu tố cốt lõi giúp doanh thu của HAX tăng trưởng trong năm 2018.
Trong giai đoạn 2014-2018, thị phần của HAX tăng trưởng gần như gấp đôi, từ mức 18% lên 37%. Đặc biệt là vào năm 2018, thị phần của HAX được mở rộng đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do ngay từ đầu năm 2018, HAX đã chủ động nhận những chỉ tiêu về doanh số cao hơn từ Mercedes–Benz Vietnam (MBV) so với những năm trước cũng như đầu tư nhiều hơn cho công tác bán hàng như chạy các chương trình quảng cáo, marketing online, sử dụng nhiều công nghệ mới trong các chiến dịch marketing. Thực tế, chi phí bán hàng của công ty trong năm 2018 tăng 30% so với năm 2017. Một nguyên nhân gián tiếp là đối thủ lớn nhất của HAX, Vietnam Star có nhiều thay đổi trong đội ngũ nhân sự trong năm 2018. Do đó, sự thiếu kinh nghiệm của những nhân viên bán hàng mới của Vietnam Star đã đem đến cơ hội cho HAX mở rộng thị phần.
Kết thúc năm 2018, doanh số của HAX đạt 2.384 chiếc (+23% YoY). Trong đó, doanh số chủ yếu đến từ quý 4 với 700 chiếc. Đây cũng là quý đầu tiên chứng kiến doanh số của HAX vượt trội hơn Vietnam Star. Qua đó, doanh thu của HAX trong quý 4/2018 đạt 1.475 tỷ đồng (+37% YoY) và cả năm 2018 đạt 4.756 tỷ đồng (+24% YoY).
Lợi nhuận ròng năm 2018 được hưởng lợi từ biên lợi nhuận gộp tốt và mức tiền thưởng cao từ MBV.
BLNG của công ty trong năm 2018 được hưởng lợi từ sự khó khăn chung của thị trường ô tô. Đối với HAX, bắt đầu từ quý 2/2018, nguồn cung xe hạn chế trong khi nhu cầu vẫn ở mức cao đã giúp cho HAX có được giá bán tốt. Kết quả là, BLNG của doanh nghiệp trong quý 2 và 3 năm 2018 lần lượt đạt đỉnh ở mức 5,6% và 6,1%. Bước qua quý 4, BLNG chỉ đạt 4,3%. Theo chúng tôi nhận định, mặc dù phân khúc ô tô hạng sang trong quý này không quá cạnh tranh, nhưng có thể HAX đã chủ động giảm giá để đẩy mạnh doanh số. Tuy vậy, BLNG của quý 2 và 3 tốt đã giúp cho chỉ số này trong năm 2018 cải thiện đáng kể, đạt 4,8%, tăng 1% so với năm 2017.
Mức tiền thưởng cao trong quý 4 chính là tiền đề cho HAX tăng trưởng lợi nhuận trong quý 4 và cả năm 2018. Nhờ doanh số bán hàng cao cùng với chất lượng chăm sóc khách hàng được MBV đánh giá khá tốt, số tiền thưởng mà HAX nhận được trong quý 4/2018 đạt 40 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2017 và cao gấp đôi so với ba quý đầu năm 2018. Qua đó, LNST trong quý 4/2018 của HAX đạt 34,4 tỷ đồng (+33% YoY).
Do đó, LNST của cả năm 2018 đạt 98 tỷ đồng, tăng trưởng 16% YoY, ứng với mức EPS 2.815 đồng/CP. Với mức giá cổ phiếu hiện tại, HAX đang được giao dịch với mức P/E khoảng 5.8x, chúng tôi cho rằng mức giá này khá hấp dẫn so với triển vọng của doanh nghiệp trong năm 2019. Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu HAX với giá mục tiêu là 19.600 đồng/CP.
Các nguồn định giá tham khảo khác
HSC khuyến nghị KHẢ QUAN NLG
NLG: CTCP Đầu tư Nam Long
Giá hiện tại
% change (t-3)
P/E
P/B
NLG
25.7
1.8%
6.24
1.51
NLG công bố lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong năm 2018 với doanh thu thuần đạt 3.554 tỷ đồng (tăng trưởng 12,4%) và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 761 tỷ đồng (tăng trưởng 42,2%); cao hơn một chút so với dự báo của chúng tôi và ước tính gần đây nhất của Công ty. Kết quả này hoàn thành được 92% kế hoạch và 104,5% kế hoạch cả năm. Riêng trong Q4, doanh thu thuần đạt 813,5 tỷ đồng (giảm 46,6% so với cùng kỳ), LNST của cổ đông công ty mẹ giảm 31,3% so với cùng kỳ xuống còn 125,8 tỷ đồng do số lượng nhà bàn giao giảm.
22,3% doanh thu năm 2018 là từ bán cổ phần tại dự án tại Long An
– Trong năm 2018, NLG hạch toán doanh thu thuần là 791,5 tỷ đồng từ bán cổ phần tại 165 ha đất ở dự án Waterpoint, Long An sau khi Công ty ký hợp đồng hợp tác với 3 chủ đầu tư khác là: Nishi Nippon (Nhật Bản), Tập đoàn TBS và Công ty đầu tư Tân Hiệp với tỷ lệ góp vốn lần lượt là 35%, 10% và 5% để cùng triển khai giai đoạn đầu của dự án này.
Tuy nhiên, Công ty mới chỉ hạch toán doanh thu và lợi nhuận từ bán 130 ha đất (trong số 165 ha). Phần còn lại 35 ha sẽ được hạch toán trong năm 2019.
Doanh thu từ phát triển dự án chiếm 67,5% tổng doanh thu – Công ty cũng đã bàn giao nhà và hạch toán doanh thu là 2.399 tỷ đồng (tăng trưởng 7%) từ các dự án chủ chốt như Flora Fuji, EhomeS Phú Hữu, Flora Kikyo, Fuji Valora, Kikyo Valora và Dallia Garden. Doanh thu từ bán căn hộ chung cư đạt 1.211 tỷ đồng (giảm 5%) trong khi doanh thu từ bán biệt thự, nhà phố và đất nền tăng 23,5% đạt 1.188 tỷ đồng.
Phí dịch vụ quản lý dự án đóng góp 9,3% trong tổng doanh thu – đạt 331,5 tỷ đồng (tăng trưởng 417%). Công ty cung cấp dịch vụ quản lý dự án và quản lý xây dựng cho một số dự án mà NLG hợp tác với NĐT Nhật Bản, chẳng hạn như dự án Mizuki Park.
Tỷ suất lợi nhuận gộp đã tăng từ 41% lên 42,2% – Chủ yếu nhờ tỷ suất lợi nhuận gộp mảng phát triển dự án cải thiện, tăng từ 36,9% lên 39,8% do tỷ trọng đóng góp của sản phẩm biệt thự, nhà phố và đất nền trong doanh thu tăng (các sản phẩm này có tỷ suất lợi nhuận cao hơn sản phẩm căn hộ chung cư). Trong khi đó tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng dịch vụ (dịch vụ quản lý dự án và dịch vụ quản lý xây dựng) tăng từ 13,3% lên 46,9%.
Công ty đặt mục tiêu LNST của cổ đông công ty mẹ tăng trưởng với tốc độ kép hàng năm là 33% trong 3 năm tới – Trong giai đoạn 2019-2021, NLG dự kiến triển khai 19.800 sản phẩm nhà ở, gồm có 4.000 căn Ehome, 11.000 căn Flora và 4.800 căn Valora. Công ty cũng đặt kế hoạch doanh thu và LNST của cổ đông công ty mẹ tăng trưởng với tốc độ kép hàng năm là 15% và 33% trong 3 năm tới.
Cho năm 2019, Công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần đạt 4.038 tỷ đồng (tăng trưởng 13,6%) và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 855 tỷ đồng (tăng trưởng 12,4%). Công ty dự kiến bán được 3.000 sản phẩm (tăng 66,7%) với tổng giá trị hợp đồng ký được là khoảng 6.000 tỷ đồng (tăng 100%) từ các dự án chủ chốt như Akari City (4.624 căn hộ chung cư Flora) và Waterpoint 165ha (khoảng 3.000 sản phẩm thấp tầng).
Cho năm 2019, gần đây nhất chúng tôi dự báo LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 860 tỷ đồng (tăng trưởng 13%), EPS dự phóng đạt 3.358đ. Tại thị giá hiện tại, P/E dự phóng năm 2019 đạt 7,6 lần và thị giá vẫn thấp hơn 30% so với giá trị hợp lý của cổ phiếu theo ước tính của chúng tôi dựa trên phương pháp RNAV là 36.600đ. Tiếp tuc duy trì đánh giá Khả quan.
Các nguồn định giá tham khảo khác
HSC khuyến nghị Giảm đánh giá từ KHẢ QUAN xuống NẮM GIỮ CTD
“Thông thường khi CTCK có nhận định “Giảm đánh giá từ KHẢ QUAN xuống NẮM GIỮ ” là có phần hơi lo ngại về xu hướng sắp tới về tình hình kinh doanh của công ty, đối với CTD hiện tại đó là biên lợi nhuận gộp giảm 3 năm liên tục, vì vậy xu hướng ngắn hạn của cổ phiếu cũng sẽ bị ảnh hưởng” – Admin
CTD: CTCP Xây dựng Coteccons
Giá hiện tại
% change (t-3)
P/E
P/B
CTD
143
-3.5%
6.78
1.40
Coteccons đã công bố kết quả kinh doanh năm 2018 với doanh thu thuần đạt 28.561 tỷ đồng (tăng 5,2% so với năm trước) và LNST của cổ đông công ty mẹ là 1.510 tỷ đồng (giảm 8,6% so với năm trước). Kết quả này đã lần lượt hoàn thành 102,0% và 100,7% doanh thu và LNST của cổ đông công ty mẹ cả năm. Chỉ trong quý 4, doanh thu thuần giảm 12,6% xuống còn 7.824 tỷ đồng và LNST của cổ đông công ty mẹ giảm 31,0% xuống 319 tỷ đồng.
Kết luận nhanh: giảm đánh giá từ KHẢ QUAN xuống NẮM GIỮ.
Chúng tôi điều chỉnh giảm giá trị hợp lý của CTD từ 164.000 đồng trên mỗi cổ phiếu xuống còn 154.000 đồng, tương ứng với P/E dự phóng là 7,7 lần. Kết quả kinh doanh năm 2018 của CTD cho thấy tăng trưởng doanh thu chậm lại và sự sụt giảm đáng kể tỷ suất lợi nhuận gộp, điều này phản ánh phần nào tình hình khó khăn hơn trong thị trường bất động sản nhà ở giai đoạn gần đây.
Điều này kết hợp với sự cạnh tranh đang gia tăng cũng như ưu thế đàm phán của các công ty phát triển BĐS lớn tại Việt Nam ngày càng mạnh hơn, sẽ tiếp tục gây áp lực lên tỷ suất lợi nhuận gộp. Và trong ngắn hạn chúng tôi không thấy khả năng tình hình sẽ được cải thiện .
Chúng tôi cũng lo ngại về sự suy giảm tỷ lệ quản lý vốn lưu động dẫn đến dòng tiền âm trong giai đoạn này. Mặc dù giá trị hợp đồng ký mới vẫn tăng trưởng, nhưng việc tỷ suất lợi nhuận gộp sụt giảm sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tăng trưởng lợi nhuận sau thuế.
Trong năm 2019, HSC dự báo LNST của cổ đông công ty mẹ sẽ tăng 5,0% so với năm trước. Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý rằng thương vụ M&A với các công ty liên quan có thể sẽ được thảo luận trong ĐHCĐ tiếp theo và chúng tôi duy trì quan điểm rằng nếu những thương vụ này diễn ra tốt đẹp thì sẽ mang lại những động lực tích cực và có thể là yếu tố thay đổi cục diện cho cổ phiếu CTD.
Các nguồn định giá tham khảo khác
Coteccons: Quý 4 lãi 319 tỷ đồng giảm 31% so với cùng kỳ
CTCP Xây dựng Coteccons (mã chứng khoán CTD) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2018 với doanh thu đạt 7.824 tỷ đồng, giảm gần 13% so với cùng kỳ, giá vốn hàng bán chiếm tới 95% trong doanh thu thuần nên CTD chỉ còn 408,8 tỷ đồng lợi nhuận gộp giảm 29% so với quý 4/2017.
Trong kỳ CTD có hơn 78 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính, lãi từ hoạt động liên doanh liên kết đạt gần 26 tỷ đồng cộng với gần 6 tỷ đồng lãi từ hoạt động khác tuy nhiên do lãi gộp giảm sâu nên sau khi trừ các khoản chi phí LNST của CTD đạt 318,8 tỷ đồng giảm gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái tương đương EPS đạt 3.888 đồng.
Lũy kế cả năm 2018 doanh thu thuần đạt 28.561 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp đạt 1.833 tỷ đồng tương đương tỷ lệ lãi gộp đạt 6,4% – Con số thấp nhất trong lịch sử niêm yết của công ty.
Sau khi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận sau thuế năm 2018 đạt 1.510,4 tỷ đồng giảm 8,6% so với năm 2017 tương đương EPS đạt 18.357 đồng. Như vậy với kế hoạch đạt 27.200 tỷ đồng doanh thu và 1.400 tỷ đồng LNST, kết thúc năm 2018, Coteccons đã hoàn thành vượt 5% mục tiêu về doanh thu và vẫn vượt được 8% mục tiêu về lợi nhuận.
Trước đó hồi đầu năm Coteccons nhận định triển vọng thị trường xây dựng có xu hướng chậm lại khi mà Nhà nước hạn chế dòng tín dụng cho thị trường bất động sản và một số dự án có khả năng chậm triển khai vì các thủ tục liên quan đến chính sách quản lý tài nguyên đất đai. Bên cạnh đó nguồn công việc đã ký trong 5 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ, trong đó có nhiều dự án nhỏ (kể các dự án D&B) và cạnh tranh ngày càng gay gắt về giá; Chính sách về bảo hiểm xã hội và một số chính sách khác làm tăng chi phí quản lý của công ty. Theo đó những nhận định này phần nào lý giải được mức lãi giảm sút của ông lớn ngành xây dựng trong năm 2018.
Tính đến hết quý 4, khoản tiền và tương đương tiền cuối kỳ còn hơn 553 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 1.221 tỷ đồng đầu kỳ, trong đó tiền mặt tại quỹ là 829,5 triệu đồng, tiền gửi ngân hàng là 148,5 tỷ đồng và các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn dưới 3 tháng là 403,5 tỷ đồng. Ngoài ra CTD có tới 3.907 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn
Tính đến 31/12/2018 tổng tài sản Coteccons đạt hơn 16.823 tỷ đồng, tăng thêm 946 tỷ đồng so với đầu kỳ. Tổng nợ phải trả đạt 8.860,6 tỷ đồng, tăng 290 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó không ghi nhận khoản vay nợ thuê tài chính nào.
Vốn chủ sở hữu đạt 7.962,5 tỷ đồng trong đó Coteccons có gần 3.000 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần, 3.016,6 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển và 1.604 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Coteccons luôn được coi là một “tượng đài” trên TTCK Việt Nam với một cơ cấu tài chính đẹp, tiền mặt dồi dào, sạch nợ và luôn duy trì mức EPS “khủng” trên thị trường, cổ phiếu CTD luôn nằm trong top các cổ phiếu có thị giá cao nhất TTCK Việt Nam trong nhiều năm liền. Tuy nhiên kết thúc năm 2018 giá cổ phiếu CTD không thật như ý khi giảm từ con số hơn 220.000 đ/CP hồi đầu năm hiện chỉ còn 149.400 đ/CP kết thúc phiên giao dịch ngày 21/1/2019.