Masan Resources (MSR): Bán hàng dưới giá vốn, quý 3 vẫn lãi cao nhất lịch sử nhờ thắng kiện

Theo BCTC hợp nhất quý 3/2019, Masan Resources (MSR) ghi nhận doanh thu 995 tỷ đồng, kinh doanh dưới giá vốn khiến MSR lỗ gộp hơn 35 tỷ đồng.

Về hoạt động tài chính, doanh thu MSR ghi nhận 694 tỷ đồng, tăng đột biến hơn 10 lần cùng kỳ. Trong đó, đà tăng chủ yếu đến từ hoạt động tài chính khác với doanh thu 635 tỷ (cùng kỳ chỉ hơn 40 tỷ đồng), chênh lệch tỷ giá đạt 88 tỷ (cùng kỳ đạt 36 tỷ). Ngược lại, lãi từ hoạt động tài chính giảm, còn chưa đến phân nửa cùng kỳ với hơn 10 tỷ.

Mặt khác, Công ty ghi nhận khoản thu nhập khác 1.217 tỷ từ thoả thuận dàn xếp vụ kiện tại trọng tài quốc tế với Jacobs, tuy nhiên chi phí liên quan ghi nhận lên đến 859 tỷ đồng.

Khấu trừ chi phí, lãi ròng Công ty vào mức 471 tỷ đồng, trong khi con số quý 3/2018 chỉ đạt 61 tỷ.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, MSR ghi nhận doanh thu 3.685 tỷ đồng, giảm so với mức 4.688 tỷ, lợi nhuận sau thuế 472,5 tỷ, giảm so với cùng kỳ.

Tính đến thời điểm 30/9/2019, MSR đạt 29.394 tỷ tổng tài sản, trong đó tài sản ngắn hạn đạt 7.205 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 4.334 tỷ đầu tư – chủ yếu tăng tại tiền và các khoản tương đương tiền (từ 467 tỷ lên 2.256 tỷ), hàng tồn kho tăng gần 2 lần lên 2.960 tỷ đồng. Nợ phải trả MSR vào mức 16.804 tỷ đồng, trong đó dư nợ vay ghi nhận lên đến 12.519 tỷ, xấp xỉ mức vốn chủ 12.590 tỷ đồng của doanh nghiệp. Công ty đang có đến 3.745 tỷ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Masan Resources (MSR): Bán hàng dưới giá vốn, quý 3 vẫn lãi cao nhất lịch sử nhờ thắng kiện - Ảnh 1.
Masan Resources (MSR): Bán hàng dưới giá vốn, quý 3 vẫn lãi cao nhất lịch sử nhờ thắng kiện - Ảnh 2.
Masan Resources (MSR): Bán hàng dưới giá vốn, quý 3 vẫn lãi cao nhất lịch sử nhờ thắng kiện - Ảnh 3.

Ghi nhận sau buổi gặp gỡ nhà đầu tư mới đây, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết việc mua lại nền tảng tungsten (vonfram) của H.C. Starck là bước tiếp theo trong mục tiêu tìm kiếm đối tác chiến lược ở phân khúc hạ nguồn (downstream).

Bên cạnh việc tăng chiều sâu chuỗi giá trị tungsten, qua đó mở rộng quy mô thị trường cũng như giúp biên lợi nhuận ổn định hơn, khoản đầu tư này còn có thể giúp MSR tìm kiếm đối tác chiến lược (các công ty trong phân khúc downstream của tungsten) dễ dàng hơn.

Từ đó, thông qua tìm kiếm đối tác chiến lược, Masan kỳ vọng sẽ bơm vốn vào MSR thông qua cổ phiếu sơ cấp của MSR, mục tiêu giảm đòn bẩy tài chính tại MSR cũng như giảm sở hữu của Tập đoàn tại MSR. Ban lãnh đạo đặt mục tiêu đối tác chiến lược trong tương lai sẽ sở hữu từ 20-49% của MSR bằng cách mua lại cổ phiếu sơ cấp hoặc cả cổ phiếu sơ cấp lẫn thứ cấp.

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.