Kết hợp hai phương pháp định giá trên với tỉ lệ 50-50 để ra được giá hợp lý cuối cùng cho cổ phiếu ACB là 40,700 đồng/cổ phiếu, cao hơn 32.3% so với giá đóng của ngày 10/05/2022.
Giá thị trường( 10/05/2022): 30,800 đ/cp
Giá mục tiêu: 40,700 đ/cp
Lợi nhuận kỳ vọng: 32,3%
Kết quả kinh doanh
ACB ghi nhận thu nhập lãi thuần quý 1 năm 2022 tăng trưởng khả quan ở mức +13.5%QoQ và +17.3%YoY, đạt 5,441 tỷ VND. Thu ngoài lãi tăng trưởng mạnh 36%YoY giúp tổng thu hoạt động tăng 20.7%YoY và +14.7%QoQ, đạt 6,850 tỷ VND. Đáng chú ý, ngân hàng ghi nhận hoàn nhập 2.84 tỷ VND chi phí dự phòng trong 1Q2022 nhờ mạnh tay trích lập dự phòng trong năm 2021. Từ đó, LNTT 1Q2022 tăng trưởng khả quan ở mức 32.5% so với cùng kỳ và tăng 35.8% so với quý trước đó, lên tới 3,029 tỷ VND. Tín dụng tăng trưởng khá ở mức 4.1%YTD – cùng kỳ chỉ là 2.1%YTD tuy nhiên vẫn thấp hơn mức 5.04%YTD toàn ngành.
NIM 1Q2022 tiếp tục được cải thiện 32bps lên mức 4.22%.
Hoạt động cho vay của ngân hàng bị ảnh hưởng xấu bởi dịch bệnh bùng phát tại miền Nam – thị trường chính của ACB, do đó lợi suất bình quân đầu ra liên tục giảm 58bps trong 3Q2021 và 28bps trong 4Q2021. Trong 3 tháng đầu năm, nền kinh tế đã có những dấu hiệu hồi phục tốt tuy nhiên, việc siết chặt tín dụng bất động sản của Ngân hàng Nhà nước và chủ động giảm lãi suất cho vay nhằm thu hút khách hàng khiến lợi suất bình quân đầu ra 1Q2022 chỉ tăng nhẹ 14bps so với quý trước đó, đạt 7.02%. Tỷ lệ CASA tiếp tục cải thiện 1 điểm % lên 26.3% trong quý 1 đã giúp chi phí vốn tiếp tục giảm 20bps QoQ. Nhờ đó, biên lãi ghi nhận tăng 32bps QoQ, đạt 4.22%.
NOII 1Q2022 đạt 1,409 tỷ đồng, tăng 36.0%YoY.
Hầu hết các nguồn thu ngoài lãi của ngân hàng đều ghi nhận tăng trưởng khả quan như thu từ hoạt động dịch vụ tăng 18.2%YoY, đạt 739 tỷ VND, trong đó phí bancassurance đóng góp khoảng 390 tỷ VND; thu từ hoạt động khác tăng mạnh lên 369 tỷ VND (gấp 7.5 lần cùng kỳ) nhờ tích cực xử lý nợ xấu và các khoản nợ liên quan đến nhóm 6 ngân hàng; kinh doanh ngoại hối và vàng đem về cho ngân hàng khoảng 303 tỷ VND, tăng 54.7%YoY. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh chứng khoán của ngân hàng âm 4.7 tỷ VND do ngân hàng phải trích lập khoảng 25 tỷ VND giảm giá chứng khoán kinh doanh và chi phí mua bán tăng 34%YoY. ACB vẫn ghi nhận 1,409 tỷ VND thu ngoài lãi tăng 14.7%QoQ và 36.0%YoY.
Tỷ lệ NII/TOI quý 1 giảm nhẹ xuống 79.4%. Thu lãi thuần vẫn là nguồn thu chính của ngân hàng, thường chiếm tới 80% tổng thu hoạt động. ACB đặt mục tiêu giảm dần tỷ lệ trên xuống mức 76% trong những năm tiếp theo nhờ đẩy mạnh hoạt động bán chéo bảo hiểm nhân thọ của Sun-life.
Tăng trưởng tín dụng khả quan ở mức 4.1%YTD trong khi huy động vốn giảm nhẹ 0.76%YTD.
Cho vay khách hàng tăng trưởng khả quan ở mức 5%YTD (cùng kỳ là 4.1%YTD). Cơ cấu cho vay của ACB tập trung chủ yếu vào mảng bán lẻ với tỷ trọng cho vay cá nhân và SME lần lượt ở mức 64% và 30% (cuối năm 2021). Cho vay cá nhân thì cho vay hộ kinh doanh và cho vay mua, sửa chữa nhà thường chiếm từ 70-75% cho vay cá nhân, còn lại là các khoản cho vay tiêu dùng khác. Mảng cho vay tiêu dùng tín chấp dù được mở rộng từ năm 2017 nhưng tính đến cuối năm 2021 vẫn chỉ chiếm khoảng 2% tổng dư nợ. Ngoài ra, ACB cũng duy trì tỷ lệ cho vay hoạt động thương mại ở mức 17-18% tổng dư nợ.
Tổng nguồn vốn huy động đạt 461 nghìn tỷ VND, giảm nhẹ 0.76%YTD chủ yếu do hoạt động vay liên ngân hàng giảm 18.5%YTD trong khi huy động từ tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá chỉ lần lượt tăng nhẹ 1.6%YTD và 1.3%YTD. Huy động vốn giảm khiến tỷ lệ LDR trong quý 1 tăng mạnh lên mức 82.4% (cuối 2021 là 76.6%) – sát với mức 85% theo quy định của NHNN, do đó trong những tháng tiếp theo ngân hàng cần có những biện pháp đẩy mạnh nguồn vốn huy động như tăng lãi suất hay đưa ra những ưu đãi về thẻ nhằm thu hút tiền gửi của khách hàng.
Nợ xấu tăng nhẹ lên 0.82%. Ngân hàng duy trì sự thận trọng.
Làn sóng Covid-19 tại miền Nam đã có những tác động tiêu cực tới hoạt động của ngân hàng do đây là thị trường chính của ACB. Chất lượng tài sản được đánh giá là cũng sẽ sụt giảm do tập khách hàng của ACB có độ nhạy cảm cao với dịch bệnh. Tuy nhiên, nhờ mạnh tay trích lập dự phòng mà tỷ lệ nợ xấu cả năm được kiểm soát dưới 1%, dự phòng rủi ro bao nợ xấu tăng lên mức kỷ lục 209.4%. Ngân hàng từ đó sẽ phải trích lập ít hơn trong những năm tiếp theo và còn thể có thu nhập khác từ hoàn nhập dự phòng.
Kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận tương đương cùng kỳ.
- Cho năm 2022, ACB đặt mục tiêu tăng trưởng tiền gửi và tín dụng tương đối thận trọng lần lượt ở mức 11% và 10% nhưng mức tăng trưởng tín dụng ngân hàng hướng tới sẽ là 16% – tương đương những năm trước đó.
- ACB định hướng mở rộng sang khai thác tập khách hàng FDI và các khách hàng khu công nghiệp trong những năm tiếp theo.
- Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu là dưới 2%. Chúng tôi cho rằng ngân hàng hoàn toàn có thể kiểm soát NPL dưới 1% do đã trích lập toàn bộ dư nợ tái cơ cấu và thuộc top ngân hàng có tỷ lệ bao nợ xấu cao nhất ngành.
- Lợi nhuận trước thuế đặt mục tiêu tăng 25%YoY, kỳ vọng đạt 15,018 tỷ VND.
- Cổ đông đã thông qua phương án chia cổ tức cho bằng cổ phiếu tỷ lệ 25% cho năm tài chính 2021. Thời gian dự kiến hoàn thành trong 3Q2022.
- Cho năm tài chính 2022, ĐHCĐ đã thông qua kế hoạch chia cổ tức bằng tiền (10%) và cổ phiếu (15%); tuy nhiên, việc trả cổ tức bằng tiền mặt cần có sự chấp thuận của NHNN. Kế hoạch trả cổ tức bằng tiền sẽ thu hút sự chú ý của các NĐT.
Cho vay bán lẻ vẫn còn động lực trong năm 2022.
ACB là một trong những ngân hàng có tỷ lệ cho vay bán lẻ (cá nhân và SME) cao nhất ngành với tỷ trọng trên tổng dư nợ cuối năm 2021 là 94%, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm khoảng 20.3%/năm trong giai đoạn 2014 – 2021. ACB sẽ chịu ít tác động từ việc siết chặt tín dụng bất động sản của NHNN do ngân hàng không cho doanh nghiệp vay tiền để đầu tư, xây dựng dự án bất động sản, cũng không cá nhân vay lướt sóng trên thị trường nhà đất mà chỉ cho cá nhân vay tiền mua nhà để ở. Dư địa tăng trưởng tín dụng vẫn còn khi ngân hàng mới sử dụng 4.1%/10% được NHNN cấp từ đầu năm.
Bên cạnh đó, lãi suất cho vay mua nhà của ACB tương đối cạnh tranh nếu so với các ngân hàng khác khi lãi suất ưu đãi cho vay năm đầu chỉ ở mức trung bình nhưng lãi suất sau ưu đãi lại có biên độ rộng hơn và phí phải trả nợ trước hạn cũng hấp dẫn hơn so với các ngân hàng khác.
Mảng cho vay thương mại (chiếm 18% dư nợ) kỳ vọng tăng trưởng khả quan 19%YoY trong năm 2022 (cao hơn mức 16.7%YoY của năm 2021) nhờ hoạt động xuất nhập khẩu đang được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại và căng thẳng Nga – Ukraine làm thiếu hụt nguồn cung hàng hóa cho thị trường Châu Âu.
Dự phóng
Chúng tôi đưa ra dự phóng cho ACB trong năm 2022 như sau:
- Dự phóng tăng trưởng tín dụng đạt 16.8% trong năm 2022 với động lực nhờ (1) chịu ảnh hưởng ít hơn từ các biện pháp siết chặt tín dụng của ngân hàng nhà nước; (2) ngân hàng chủ động giảm lãi suất để thu hút khách hàng, gia tăng thị phần; (3) thị trường bất động sản tại HCM đang dần hồi phục.
- Dự báo biên lãi thuần năm 2022 sẽ tăng 39bps YoY nhờ (1) lợi suất giảm 6bps YoY do giảm lãi suất để thu hút khách hàng và bán chéo bảo hiểm; (2) chi phí vốn giảm 43bps YoY với kỳ vọng tỷ lệ CASA tiếp tục cải thiện trong năm.
- Dự phóng NPL đạt 0.65%, giảm 12bps YoY trong đó ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu.
- Chi phí trích lập dự phòng đạt 1,642 tỷ VND, giảm 50.8% YoY do ngân hàng đã chủ động trích lập dự phòng từ 2021 và kỳ vọng sẽ có các khoản hoàn nhập dự phòng như trong quý 1.
- Dự phóng LNST năm 2022 đạt 13,664 tỷ VND, tăng 42.3% YoY.
Định giá
Sử dụng 2 phương pháp định giá P/B và Chiết khấu lợi nhuận thặng dư, chúng tôi đưa ra mức giá mục tiêu cho năm 2022 của cổ phiếu ACB là 40,700 VND/cp, cao hơn 32.3% so với giá tại ngày 10/05/2022.
Nguồn: KBSV
Các nguồn định giá tham khảo khác
Đồ thị phân tích kỹ thuật theo Hệ thống Tín hiệu dòng tiền iBroker SIS 4.0
ACB chart. Nguồn: Admin
Link tham gia room zalo Tín hiệu dòng tiền để nhận được tư vấn trong phiên cổ phiếu có tín hiệu Mua/Bán: https://zalo.me/g/izmqqe638