TIN THẾ GIỚI
Doanh số bán lẻ của Mỹ vượt kỳ vọng trong tháng 6 nhưng số ca nhiễm Covid-19 gia tăng đang cản trở đà phục hồi kinh tế, khiến 32 triệu người Mỹ phải xin trợ cấp thất nghiệp. California cùng một số bang khác đã buộc phải tái đóng cửa, dấy lên lo ngại các doanh nghiệp thêm thiệt hại, ảnh hưởng đà đi lên của Phố Wall. S&P 500 hiện thấp hơn 5% so với đỉnh hồi tháng 2. Kết thúc phiên giao dịch 16/7, Dow Jones giảm 135,39 điểm, tương đương 0,5%, xuống 26.734,71 điểm. S&P 500 giảm 10,99 điểm, tương đương 0,34%, xuống 3.215,57 điểm. Nasdaq giảm 76,66 điểm, tương đương 0,73%, xuống 10.473,83 điểm.
Chốt phiên 16/7, Giá dầu Brent tương lai giảm 42 cent, tương đương 1%, xuống 43,37 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 45 cent, tương đương 1,1%, xuống 40,75 USD/thùng. Giá dầu phiên trước đó tăng hơn 2% nhờ tồn kho tại Mỹ giảm vượt dự báo
VN – INDEX
Phiên giao dịch ngày 16/7, các chỉ số biến động mạnh khi nhiều cổ phiếu trong nhóm VN30 bất ngờ tăng cao nhất phiên với VIC tăng 2,8%, VJC tăng 3,9%, MSN tăng 2,3%… VN-Index dừng ở mức 876,83 điểm, tăng 6,92 điểm (0,8%). HNX-Index giảm 0,32 điểm (-0,28%) xuống 115,59 điểm. Upcom tăng 0.09% lên 57.03 điểm.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 26 tỷ đồng nhưng giảm 77,5% so với phiên trước. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 586,2 tỷ đồng, giảm 6,21% so với phiên giao dịch ngày 15/7. Ngược lại, nhóm này bán ra 612 tỷ đồng, giảm 18,4%.
Trên HoSE, dòng vốn ngoại tiếp tục bán gần 25 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với mức 111 tỷ đồng của phiên trước. Mua ròng : E1VFVN30, VNM, KDC, VRE, CTG,…Bán ròng : VCB, DXG, SAB, MSN, PAC,…
Trên HNX, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trở lại hơn 1,3 tỷ đồng sau khi rút vốn 3 phiên liên tiếp. Mua ròng : SHS, WCS, DGC, PVI, NHA,….Bán ròng : HAD, BVS, MBG, LDP, EID,….
Đối với UPCoM, khối này bán tiếp tục bán hơn 2,2 tỷ đồng, cao hơn so với mức 90 triệu đồng của phiên trước. Mua ròng : VEA, MFS, CTR, MIG, MH3,….Bán ròng : VLC, BSR, KDF, ACV, ACE,….
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
VnIndex tăng +0,80% lên 876,83 điểm. Diễn biến thị trường phiên 16/7 cho thấy tâm lý đã có sự cải thiện của các nhà đầu tư sau phiên tăng điểm hôm 15/7.
Về mặt xu hướng thị trường vẫn tiếp tục giao động trong vùng 830-890. Chỉ báo MACD tiếp tục đà tăng trong khi chỉ báo MACD-Histogram cũng tăng trên mức 0. Điều này cho thấy sự cải thiện của xung lực thị trường. Đáng chú ý, chỉ báo Stochastic Oscillator đã đảo chiều và cắt lên trên đường tín hiệu sau phiên giao dịch 16/7. Điều này cho thấy nhiều khả năng thị trường vẫn sẽ tiếp tục tăng điểm trong phiên giao dịch ngày mai và những phiên giao dịch kế tới.
Tuy vậy, áp lực điều chỉnh có thể sẽ xuất hiện khi VnIndex tiến sát vùng 885-895 – nơi có sự hiện diện của đường trên của dải Bollinger và đường SMA200. Vùng 885-895 sẽ là vùng kháng cự gần nhất đối với đà tăng điểm của chỉ số. Mặt khác, trong trường hợp thị trường giảm điểm, vùng 855-865 sẽ đóng vai trò là vùng hỗ trợ tích cực giúp VnIndex hồi phục
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG
Vn-Index dự báo sẽ tiếp tục tăng điểm trong phiên cuối tuần. Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu ý rằng, chỉ số có thể gặp áp lực rung lắc, điều chỉnh nhẹ vào đầu phiên để kiểm định vùng hỗ trợ 868-873 điểm. Về tổng thế, chúng tôi vẫn kỳ vọng vào đà tăng ngắn hạn của thị trường với đích đến nằm tại vùng kháng cự quanh 888±5 điểm trong ngắn hạn.
Giai đoạn hiện tại, thị trường vẫn sẽ chịu sự chi phối chủ yếu từ thông tin KQKD Q2 của các doanh nghiệp niếm yết. Ảnh hưởng từ dịch Covid19 nhiều khả năng sẽ khiến cho lợi nhuận của các công ty không được tích cực trong quý 2. Yếu tố này dự kiến có thế ảnh hướng không tốt đến diễn biến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp, đặc biệt là khi thị trường tiếp cận các vùng kháng cự mạnh.
CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ
Nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng danh mục ở mức 50-65% cổ phiếu. Đối với các vị thế ngắn hạn, nhà đầu tư có thể canh các nhịp điều chỉnh của thị trường để mở các vị thế mua trading. Một số cổ phiếu đáng chú ý : ACB, VIB, FPT, KDH, GTN,…
TIN DOANH NGHIỆP
CNG : Công ty cổ phần CNG Việt Nam đã công bố KQKD qúy 2 và lũy kế 6 tháng đầu năm 2020. Theo đó doanh thu thuần đạt 497 tỷ đồng giảm 15,5% so với cùng kỳ, giá vốn hàng bán chiếm tới 96% trong doanh thu thuần khiến lợi nhuận gộp chỉ còn 19,6 tỷ đồng giảm mạnh so với con số 62 tỷ đồng trong quý 2/2019. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, CNG đạt 1.034 tỷ đồng doanh thu thuần giảm nhẹ so với cùng kỳ, gánh nặng giá vốn khiến LNST chỉ đạt 14 tỷ đồng giảm 66,7% so với nửa đầu năm 2019. Năm 2020 CNG đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.351 tỷ đồng và 80 tỷ đồng LNST, theo đó kết thúc nửa đầu năm 2020 CNG mới chỉ hoàn thành được 31% mục tiêu về doanh thu và 17,5% mục tiêu về lợi nhuận.
NET : Công ty Cổ phần Bột giặt Net đã công bố BCTC quý 2 và lũy kế 6 tháng đầu năm 2020. Theo đó riêng quý 2/2020 doanh thu thuần đạt 369 tỷ đồng tăng 31% so với cùng kỳ, giá vốn hàng bán tăng ít hơn mức tăng của doanh thu nên lợi nhuận gộp đạt 84 tỷ đồng tăng 55,6% so với quý 2/2019. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, NET đạt 726 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 36,2% so với cùng kỳ, LNST đạt 74 tỷ đồng tăng 111,4% so với cùng kỳ. Năm 2020 NET đặt mục tiêu doanh thu đạt 1.300 tỷ đồng và 86,28 tỷ đồng LNTT, theo đó với kế hoạch này kết thúc nửa đầu năm 2020 NET đã hoàn thành được 56% mục tiêu về doanh thu và tới 98,5% mục tiêu về lợi nhuận.
PGD: CTCP Phân phối khí áp thấp dầu khí Việt Nam vừa công bố BCTC quý 2/2020 với doanh thu giảm mạnh 16,7% xuống còn 1.707,6 tỷ đồng, giá vốn tương ứng lại chỉ giảm 13,2% khiến lợi nhuận gộp giảm mạnh xuống còn 99,3 tỷ đồng, chỉ bằng 1 nửa con số đạt được cùng kỳ năm ngoái. Kết quả, PGD lỗ sau thuế 3,4 tỷ đồng trong quý 2/2020, trong khi cùng kỳ 2018 ghi nhận lãi 72,2 tỷ đồng. Đây là quý đầu tiên ghi nhận lỗ kể từ hồi quý 4/2012 đến nay. Phía công ty đã giải trình nguyên nhân kết quả kinh doanh quý 2/2020 PGD ghi nhận lỗ là do tác động tiêu cực của đại dịch Covid 19 và sự sụt giảm giá dầu làm sản lượng khí trong quý giảm gần 12%, theo đó làm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng giảm tới 16,7% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, PGD đạt doanh thu thuần 3.533 tỷ đồng – giảm 7,6% và lợi nhuận sau thuế 46,3 tỷ đồng – giảm chưa bằng 1 nửa kết quả đạt được cùng kỳ năm ngoái. So với kế hoạch lãi sau thuế 203,9 tỷ đồng trong năm 2020, PGD mới chỉ hoàn thành được 22,7% chỉ tiêu đề ra.
HKB : Công ty Cổ phần Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội – Kinh Bắc đã công bố BCTC quý 2 và lũy kế 6 tháng đầu năm 2020. Theo đó, doanh thu thuần quý 2 đạt gần 670 triệu đồng, lãi gộp đạt 273 triệu đồng không đủ để trang trải hơn 3 tỷ đồng chi phí lãi vay và gần 13 tỷ đồng chi phí QLDN khiến HKB báo lỗ 15,7 tỷ đồng trong quý 2 trong khu cùng kỳ lỗ hơn 13 tỷ đồng. Trước đó trong quý 1 HKB cũng kinh doanh thua lỗ nên kết quả lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 lỗ ròng gần 34 tỷ đồng.
BÁO CÁO CẬP NHẬT
Ngân hàng TMCP Á Châu ( HNX – ACB )
1. Luận điểm đầu tư
Năm 2020, ACB lên kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế khoảng 7.636 tỷ đồng.
Tổng tài sản tăng 12%, tiền gửi khách hàng tăng 12%, tín dụng tăng 11,75% (chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2020 của ACB được NHNN giao tối đa là 11,75%). Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2020 kiểm soát dưới 2%. Chia cổ tức 2020 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 18%.
ACB có sức kháng cự tốt, outperform so với các ngân hàng đặc biệt giữa bối cảnh trong dịch COVID-19 và phục hồi tốt sau dịch, nhờ những lợi thế cạnh tranh:
-
- Tỷ trọng cho vay cá nhân và hộ gia đình lớn hỗ trợ NIM, tối ưu hóa phân tán rủi ro, kiềm chế hình thành nợ xấu mới (Lợi suất CN& HGĐ cao/quy mô nhỏ)
- Khẩu vị rủi ro thấp vốn là gánh nặng với tăng trưởng kinh doanh nhưng lại trở thành lợi thế trong bối cảnh khó khăn do COVID-19.
- Bảng cân đối kế toán mạnh (các chỉ số thận trọng ở mức tốt),
- Quản lý rủi ro xuất sắc.
Những nhân tố hỗ trợ giá cổ phiếu ACB :
Đầu tiên là khoản phí trả trước cho hợp đồng bảo hiểm độc quyền với một công ty bảo hiểm nhân thọ (bancassurance), dự kiến sẽ được thực hiện vào quý IV. Thương vụ không chỉ mang lại một khoản thu nhập bất thường từ phí trả trước mà còn tạo ra dòng thu nhập định kỳ ổn định trong tương lai.
Thứ hai, lợi nhuận dự kiến từ việc thoái vốn khỏi ACBS. Ngân hàng dự kiến kế hoạch thoái vốn khỏi ACBS có thể kéo dài sang năm 2021.
Thứ ba, là khoản thu từ nợ xấu đã xử lý, khoảng 806 tỷ đồng.
Việc niêm yết trên sàn HoSE sẽ là nhân tố thay đổi cục diện định giá của cổ phiếu, dự kiến hoàn thành trong cuối năm 2020. Sau đó, ACB sẽ đủ điều kiện để được thêm vào nhiều chỉ số giao dịch (VN30, VNDiamond, VNFIN Select & VNFIN Lead).
Trong kịch bản thuận lợi, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đà hồi phục sau khi thành công ngăn chặn sự lây nhiễm của dịch COVID-19, cũng như việc “tái hoạt động” nền kinh tế kể từ cuối tháng 4. Theo đó, nhu cầu vay vốn của các công ty sẽ phục hồi trong 6 tháng cuối năm, cùng với sự cải thiện trong khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kỳ vọng tiêu dùng sẽ là động lực chính thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hồi phục trở lại; như vậy, ACB sẽ phục hồi mạnh mẽ cùng với nền kinh tế với chiến lược định hướng ngân hàng bán lẻ. Trên cơ sở lập luận này, ACB sẽ lấy lại mức NIM trước đại dịch nhờ: 1) các khoản vay bán lẻ (với lợi suất cao) tiếp tục đà tăng trưởng; và 2) ghi nhận các khoản thu nhập từ lãi đã hoãn cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 trong năm 2020.
2. Định giá
Chúng tôi hạ mức khuyến nghị OUTPERFORM cho cổ phiếu Ngân hàng TMCP Á Châu, với mức giá mục tiêu là 29.600 đồng. ACB đang giao dịch tại mức P/B FY20 là 1,16 lần và P/E là 6,3 lần với ROAA là 1,6% và ROAE là 20,4% .
Các rủi ro đối với triển vọng của ngân hàng: 1) Không cải thiện được NIM: Lợi suất bình quân trên tài sản của ACB vốn dĩ đang ở mức cao so với ngành nhờ chiến lược đẩy mạnh ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên, sự cạnh tranh đang gia tăng trong mảng cho vay cá nhân.
Một nhược điểm của ngân hàng là có chi phí sử dụng vốn tương đối cao, do phụ thuộc nguồn khách hàng cá nhân. Trong ngắn hạn, NIM sẽ bị giảm dưới ảnh hưởng của dịch COVID-19 vì các đối tượng khách hàng mà ngân hàng tập trung là các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh và cá nhân có thu nhập trung bình; đây là các đối tượng có sức đề kháng kém trong bối cảnh kinh tế xấu. 2) Chi phí hoạt động tương đối cao khiến ACB kém hấp dẫn hơn so với ngành; trong khi đó, ACB không thể giảm tỷ lệ chi phí hoạt động (CIR) trong 3 năm tới. CIR cao phản ánh mô hình ngân hàng bán lẻ và quá trình chuyển đổi sang mô hình ngân hàng số. Tuy nhiên, 60 CIR có thể cao hơn kỳ vọng 50% của ngân hàng.
ThanhCongWM Team
Link tham gia room zalo Tín hiệu dòng tiền để nhận được tư vấn trong phiên cổ phiếu có tín hiệu Mua/Bán: https://zalo.me/g/mudsad194