[Quy tắc đầu tư vàng] Cha đẻ phương pháp đầu tư theo đà tăng trưởng Richard Herman Driehaus: “Không sợ mua cao – Chỉ cần bán phải cao hơn thế”

Richard Herman Driehaus (sinh năm 1942) là một nhà quản lý quỹ, doanh nhân và nhà từ thiện nổi tiếng người Mỹ. Ông là cha đẻ của phương pháp đầu tư theo đà tăng trưởng, đồng thời cũng là người sáng lập, giám đốc đầu tư và chủ tịch của Driehaus Capital Management LLC, có trụ sở tại Chicago. Tuy nổi tiếng trong giới đầu tư nhưng đời sống của ông lại rất giản dị và có phần “bí ẩn”. Ông đặc biệt ít khi nhận lời tham gia phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông.

Richard Driehaus sinh ra trong một gia đình trung lưu tại nước Mỹ. Cha ông là một nhà đầu tư đam mê với thị trường chứng khoán. Chính vì lẽ đó, ngay từ khi còn nhỏ ông đã có niềm hứng thú, yêu thích đặc biệt với việc lớn lên sẽ trở thành một nhà đầu tư chứng khoán thành công

Sau khi tốt nghiệp đại học, Richard Driehaus tìm một công việc liên quan đến thị trường, công việc đầu tiên ông được nhận là làm chuyên viên phân tích tại một công ty chứng khoán có trụ sở tại phố Wall. Mặc dù ông rất thích công việc đầu tiên khi ra trường nhưng sâu bên trong, ông vẫn luôn cảm thấy có lẽ ông hợp với công việc tư vấn đầu tư hơn là làm một chuyên viên phân tích báo cáo tài chính thiếu tính thực tế trên bàn giấy.

Năm 1970, Driehaus chuyển việc sang công ty A.G.Becker và 3 năm sau đó ông được đảm nhận vị trí trưởng phòng tư vấn đầu tư cho khách hàng lớn. Chính tại nơi đây, ông cảm thấy có nhiều động lực để làm việc và phát triển sở thích hơn. Ông luôn tâm niệm và thực hiện theo một câu châm ngôn trong cuộc sống cũng như đầu tư “Chúng ta không thể nhìn thông suốt tới tương lai, chúng ta chỉ có thể đặt ra các kịch bản và dự tính hành động cho kịch bản ấy mà thôi”.

Sau khi rời A.G.Becker, Driehaus làm giám đốc nghiên cứu cho Mullaney, Wells and Company, sau đó là Jessup và Lam-ount, trước khi tự mở công ty vào năm 1980. Ông được đánh giá là người có một tầm nhìn đầu tư dài hạn, song hầu hết quá trình đầu tư ông lại sử dụng các chiến lược ngắn hạn. Ông đầu tư dựa trên những biến động có định hướng của thị trường, sử dụng một tập hợp rất rộng các phương pháp chọn lựa loại chứng khoán và đằng sau ông còn là đội ngũ các chuyên gia phân tích và nhà đầu tư. Ông tập trung vào các biến động về phân bố tài sản trên tầm vĩ mô và thu lợi chủ yếu từ đó.

Richard H. Driehau do ông sáng lập và đứng đầu, nhờ cách thức nghiên cứu cẩn thận trong đầu tư này mà các khách hàng chịu khó nghe những lời tư vấn từ ông đã từng đạt tỷ lệ sinh lới gấp hai lần chỉ số S&P 500, bất chấp cả những giai đoạn của khó khăn nhất của thị trường chứng khoán Mỹ.

Driehaus cũng chia sẻ phong cách đầu tư của ông chủ yếu tập trung vào nhóm cổ phiếu Mid và Small Cap tiềm năng. Trong suốt giai đoạn từ năm 1980 – 1992, quỹ của ông luôn đạt tỉ suất sinh lời 30% mỗi năm. Bên cạnh đó lợi nhuận hàng năm cũng đạt mức hơn 35% trong 12 năm kể từ 1990.

Và tất nhiên, nguyên tắc đầu tư của ông chỉ gói gọn trong những điều cơ bản dưới đây:

Xác định đặc tính của vốn đầu tư

Yếu tố quyết định lớn tới thành công. Theo đó, nhà đầu tư cần xác định rõ đặc tính nguồn vốn của mình: nhiều hay ít, ngắn hay dài, có dùng đòn bẩy tài chính không, nếu dùng thì chọn vay từ công ty chứng khoán hay vay vốn người quen?… Từ đó mà vạch ra kế hoạch đầu tư và thực hiện.

Đương nhiên, nếu nguồn vốn là dài hạn, nhà đầu tư có thể chủ động đầu tư và không bị vỡ kế hoạch giữa chừng do bị rút vốn sớm hơn kế hoạch, tức ít rủi ro hơn nguồn vốn ngắn hạn. Còn quy mô vốn lớn hay nhỏ đều có những lợi thế riêng.

Đừng bao giờ đánh bạc

Có đến 95% nhà đầu tư luôn luôn mua cổ phiếu ở mức giá cao nhất. Lý do đơn giản bởi họ không biết chọn thời điểm nào để mua mà chỉ mua dựa trên tin báo hay những tin đồn được “rò rỉ”. Chỉ có 5% nhà đầu tư biết cách chọn lúc mua ở giá thấp. Vì vậy, có đến 95% người bị lỗ và chỉ có 5% người kiếm được lợi nhuận. Đầu tư đúng thì làm giàu, đầu tư kiểu đánh bạc chắc chắn sẽ bị cháy túi.

Làm chủ phân tích của chính mình

Khi được nghe những tin đồn “nội gián”, nhà đầu tư nên tự hỏi 4 câu hỏi sau trước khi đầu tư:

– Đã có bao nhiêu người được nghe tin này trước khi đến tai bạn. Nếu nhiều người biết trước bạn thì tin này đã quá trễ và giá đã lên cao rồi.

– Tin này đã lan truyền bao lâu trước khi đến tai bạn? Mấy ngày rồi?

– Ai mách tin này cho bạn? Người trong ban quản trị công ty? Hay chỉ là bạn bè?

– Tin đó liệu có đúng không? Thông thường, tin nội gián thì không được tiết lộ.

Hãy bán cỏ phiếu ngay cả khi thua lỗ

Đây là điều nói dễ hơn làm. Bán cổ phiếu khi thua lỗ là một quyết định khó khăn. Thâm tâm bạn luôn mang ý nghĩ: “đừng bán, giá cổ phiếu xuống rồi sẽ lên lại thôi”. Tuy nhiên, trên thực tế, càng nắm giữ thì giá càng giảm sâu hơn và cuối cùng gây ra những tổn thất nặng nề.

Đừng chỉ tập trung vào kiếm lợi nhuận

Làm sao để bảo toàn vốn là điều quan trọng hơn nhiều. Không nên cố gắng đạt 100% lợi nhuận và tốt hơn hết là thu được 60% lợi nhuận dự trù nhưng bảo đảm an toàn vốn. Đối với ông, “Không sợ mua cao – Chỉ cần bán phải cao hơn thế”. Muốn làm được điều đó, quan trọng là nhà đầu tư phải thực sự hiểu về yếu tố cơ bản của doanh nghiệp, kết hợp kĩ thuật điểm mua – bán và đảm bảo được tỉ lệ an toàn vốn khi quyết định nhấn enter lệnh.

Quan tâm tới những doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng càng cao, doanh nghiệp càng có lợi thế

Lý luận của ông là trên quan điểm nhà đầu tư, họ mong muốn thu lại được nhiều tiền nhất có thể từ đồng vốn bỏ vào doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng sử dụng vốn hiệu quả, và điều này thể hiện bởi chỉ số ROCE. Trong đó:

ROCE = Lợi nhuận/ Vốn sử dụng, với Vốn sử dụng = Tổng Tài Sản – Nợ ngắn hạn (cách tính đơn giản nhất). Theo ông, có 2 điều cần lưu ý khi sử dụng chỉ số ROCE như:

Thứ nhất, 1 doanh nghiệp có ROCE cao trong một năm có thể chỉ là kết quả của lợi nhuận đột biến của doanh nghiệp trong năm đó. Do đó, điều cần quan tâm ở đây là liệu mức lợi nhuận cao đó có thể được duy trì trong những năm tiếp theo.

Thứ hai, đó là 1 công ty có ROCE cao, nhưng chưa chắc đã có khả năng tiếp tục tái đầu tư phần tiền sinh lợi ở cùng một mức ROCE như vậy. Một doanh nghiệp lý tưởng, theo Driehaus, sẽ có khả năng duy trì điều này trong nhiều năm. Điều này có được chủ yếu nhờ vào lợi thế cạnh tranh của mô hình kinh doanh đó.

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.