CẬP NHẬT VĨ MÔ
Thế giới
Trong khi thế giới đang đổ dồn sự quan tâm tới diễn biến chính trường Mỹ với cuộc bầu cử giữa kỳ sẽ bắt đầu vào tuần sau 6/11/2018, thị trường tài chính đặc biệt là Mỹ lại tập trung nhiều tới xu hướng của lãi suất trái phiếu doanh nghiệp tại Mỹ. Cụ thể lợi suất trái phiếu nhóm doanh nghiệp có mức xếp hạng CCC (nhóm trái phiếu Junk Bond) đã tăng lên tới mức 10,04%. Sự tăng lên của lãi suất trái phiếu doanh nghiệp là do ảnh hưởng của xu hướng tăng lên của lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ. Ngoài lãi suất trái phiếu doanh nghiệp, lãi suất đi vay cầm cố (mortgage rate) cũng đã tăng lên khá mạnh kể từ đầu năm. Đây chính là những nền lãi suất quyết định chi phí đầu vào của doanh nghiệp và người dân Mỹ. Trong bối cảnh kinh tế Mỹ tăng trưởng ở mức cao, xu hướng lãi suất tăng lên mạnh phản ánh dấu hiệu tiền suy thoái khá rõ ràng khi lạm phát – hệ quả đầu vào của lãi suất tăng lên – cũng tăng lên. FED chắc chắn sẽ đẩy nhanh quá trình tăng lãi suất chính sách và thời kỳ khó khăn của kinh tế Mỹ có lẽ đang đến nhanh hơn.
Việt Nam
Thị trường tài chính Việt Nam diễn biến khá gần với thị trường Mỹ giai đoạn hiện nay kể cả trái phiếu lẫn cổ phiếu. Xu hướng đường cong lãi suất phẳng cũng đang diễn ra ở thị trường trái phiếu Chính phủ và sự trồi sụt của các chỉ số chứng khoán Việt Nam gần như tương đồng với thị trường chứng khoán Mỹ diễn ra đêm liền trước. Một điểm đáng chú ý là trong phát biểu trước Quốc hội, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã thông báo rằng tỷ lệ nợ xấu hệ thống của Việt Nam đã giảm khá mạnh từ mức 10,08% cuối năm 2016 và về mức 6,7% năm 2018. Nếu nhìn về con số thì đây là con số đáng kinh ngạc nhưng cụ thể được hiểu là tỷ lệ này bao gồm cả nợ xấu nội bảng và ngoại bảng. Con số mà chúng ta thường thấy công bố định kỳ ở mức 2% của hầu hết các NHTM lẫn NHNN là nợ xấu nội bảng. Như vậy con số nợ xấu ngoại bảng hiện nay đang gấp hơn 2 lần so với nợ xấu nội bảng. Với quy mô tín dụng tăng trưởng khá cao như mấy năm qua, con số nợ xấu ngoại bảng vẫn rất lớn, như vậy tiềm ẩn rủi ro cho nền kinh tế và thể hiện rằng việc xử lý nợ xấu chưa thể nói là tích cực hay nói cách khác là khá chậm chạp. Nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc xử lý nợ xấu bắt nguồn từ Nghị Quyết 42 ban hành tháng 7/2017 và một loạt các văn bản chính sách kèm theo để xử lý nợ xấu dường như chưa có nhiều hiệu quả.
Thị trường chứng khoán Việt Nam
Quán tính tăng điểm cùng với ảnh hưởng tích cực từ diễn biến thị trường chứng khoán thế giới trong phiên trước đó giúp các chỉ số khởi đầu phiên giao dịch khá tích cực. Tuy nhiên, lực bán chốt lời gia tăng tạo áp lực đẩy các chỉ số giảm dần về cuối phiên ngày 1/11/2018. VN-Index chốt phiên giảm -6,8 điểm (-0,74%) xuống 907,96 điểm, áp lực chủ yếu đến từ VIC, GAS, VNM và TCB. Ngược lại, VHM (+3,9%) và BID (+2,9%) là động lực chính đóng góp hơn 3 điểm tăng cho chỉ số.
Nguồn: Bloomberg, SSIAM
CẬP NHẬT NAV (ĐƠN VỊ: ĐỒNG)
BIỂU ĐỒ TĂNG GIẢM NAV (*)
(*) NAV được nối ngang giữa 2 ngày gần nhất
TÌNH HÌNH PHÂN BỐ TÀI SẢN
*Chi tiết báo cáo tổng hợp NAV các quỹ mở vui lòng xem ở đây. (Chỉ dành cho Khách hàng SSI, liên hệ Admin: congvt@ssi.com.vn)
CẬP NHẬT HOẠT ĐỘNG QUỸ MỞ SSI SCA
Nguồn: SSI Research, Công ty Quản Lý Quỹ SSI (SSI AM)