Cập nhật ngành vận tải hàng không Việt Nam 2020.
- Lượng hành khách vận chuyển trong năm 2020 đạt 34,8 triệu hành khách (-61,3% yoy), trong đó khách quốc tế chỉ đạt hơn 3 triệu hành khách (-78,87% yoy) do các đường bay quốc tế đóng cửa hoàn toàn từ cuối tháng 3/2020 và vẫn chưa được mở lại. Trong khi đó, khách nội địa có sự hồi phục tích cực hơn trong giai đoạn sau này, đạt 31,7 triệu hành khách (-24,93% yoy).
- Tổng quy mô đội bay của các hãng hàng không giảm nhẹ do tình trạng dư cung và nhu cầu thấp. Trong năm 2020, Vietnam Airlines đã giảm 5 chiếc trong đội tàu bay xuống còn 95 chiếc, trong khi Vietjet Air chỉ tăng thêm 1 tàu bay, lên 72 chiếc.
- Áp lực cạnh tranh nội địa gia tăng do các đường bay quốc tế chưa thể mở lại khiến giá vé giảm, ảnh hưởng đến biên hoạt động kinh doanh trong năm 2020 và tiếp tục duy trì trong năm 2022.
- Chúng tôi ước tính lượng hành khách vận chuyển trong năm 2021 đạt 36,6 triệu HK (+5,09% yoy), được hỗ trợ chủ yếu từ thị trường nội địa với 34,7 triệu HK (+9,39% yoy). Cạnh tranh nội địa gia tăng khiến giá dịch vụ vận tải hành khách bằng đường hàng không vẫn sẽ duy trì ở mức thấp, ước trung bình bằng 64,5% so với năm 2019.
Triển vọng các doanh nghiệp vận tải hàng không
- Hộ chiếu vaccine là lời giải cho các đường bay quốc tế.Việc các quốc gia đang nghiên cứu để triển khai hộ chiếu vaccine tạo cơ sở cho chúng tôi tin tưởng về việc các đường bay quốc tế có thể được nối lại trong nửa cuối năm 2021.
- Đóng góp từ thị trường quốc tế trong năm 2021 là chưa nhiều.Trong năm 2019, thị trường quốc tế ước chiếm lần lượt là 65% và 50% doanh thu của HVN và VJC. BVSC cho rằng một số đường bay sẽ được mở thí điểm và tăng dần tần suất vào cuối năm 2021. Tuy nhiên, việc mở lại giai đoạn này sẽ bị giới hạn ở một số quốc gia, với tần suất thấp để có thể dễ dàng kiểm soát. Do đó đóng góp vào tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong ngành là không đáng kể.
- Thị trường nội địa cạnh tranh gay gắt.Tình trạng dư cung tại thị trường nội địa ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của hầu hết các hãng hàng không, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng là khác nhau. Chúng tôi cho rằng tác động lên VJC sẽ ít nghiêm trọng hơn nhờ đã có kinh nghiệm với mô hình giá rẻ, trong khi HVN hoạt động với mô hình máy bay truyền thống sẽ chịu ảnh hưởng lớn hơn khi giá giảm.
Đánh giá Vietnam Airlines (HVN), Hàng không Vietjet (VJC)
HVN – Quá trình hồi phục còn nhiều khó khăn
Dự phóng và khuyến nghị
Với giả định thị phần VNA Group trong năm 2021 giảm còn 48% từ mức 49,2% trong năm 2020, sản lượng chuyến bay khai thác đạt 123 nghìn chuyến (+11,13% yoy), trong khi passenger yield giảm xuống 1.839 VNĐ (-2,68% yoy) do giá giảm, tỉ lệ lấp đầy tăng lên 80% từ mức trung bình khoảng 60% trong năm 2020, chúng tôi dự phóng doanh thu HVN đạt 60,1 nghìn tỷ VNĐ (+48,01% yoy), LNST là -6,0 nghìn tỷ VNĐ. Dựa trên quan điểm chung về ngành, cùng dự báo kết quả kinh doanh của công ty, BVSC không đưa ra khuyến nghị đối với cổ phiếu HVN trong năm 2021.
Cập nhật KQKD 2020
Trong Q4/2020, doanh thu của HVN giảm 65% yoy còn 8 nghìn tỷ VNĐ, lỗ ròng 373 tỷ VNĐ so với 55 tỷ VNĐ lợi nhuận sau thuế năm 2019. Tính chung cả năm 2020, HVN chỉ thực hiện khoảng
96.500 chuyến bay (-34,0% yoy). Số lượng hành khách vận chuyển đạt 14,23 triệu HK (-37,9% yoy). Điều này khiến doanh thu hợp nhất của Tổng công ty chỉ đạt 40,6 nghìn tỷ VNĐ (-58,8% yoy) và lỗ ròng 11 nghìn tỷ VNĐ so với 2,3 nghìn tỷ VNĐ lợi nhuận ròng trong năm 2019.
Chiếm hơn 80% tổng doanh thu của HVN năm 2019, vận tải quốc tế giảm 60% yoy trong năm 2020 là nguyên nhân chính khiến doanh thu giảm mạnh trong năm 2020. Trong khi đó, doanh thu vận chuyển nội địa nhìn chung tích cực hơn với mức giảm chỉ 16% yoy.
Trong năm vừa rồi, Vietnam Airlines đã thay đổi cách thức tính chi phí khấu hao dựa trên số giờ hoạt động thực tế của tàu bay thay vì chính sách khấu hao theo đường thẳng. Do đó đã giúp công ty tiết kiệm được khoảng 2.858 tỷ VNĐ chi phí khấu hao khi so với năm 2019.
Nhằm duy trì hoạt động kinh doanh, HVN đã tăng nợ ròng thêm 6,5 nghìn tỷ đồng, khiến tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ tăng từ 1,3 lần vào cuối năm 2019 lên 5,2 lần trong năm 2020.
Quan điểm đầu tư
- Thị trường quốc tế chưa đóng góp nhiều trong năm Như đã đề cập, BVSC cho rằng một số đường bay sẽ được mở thí điểm và tăng dần tần suất vào cuối năm 2021. Tuy nhiên việc mở lại giai đoạn đầu sẽ bị giới hạn ở một số quốc gia, với tần suất thấp để có thể dễ dàng kiểm soát, do đó đóng góp vào tổng doanh thu của HVN là chưa nhiều.
- Thị trường nội địa cạnh tranh gay gắt ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động. Tình trạng dư cung tại thị trường nội địa khiến các hãng hàng không phải giảm giá vé để thu hút khách hàng, đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để kích thích nhu cầu đi lại của người dân, đặc biệt là mùa cao điểm du lịch sắp tới. Điều này sẽ ảnh hưởng tới biên lợi nhuận của HVN do hoạt động với mô hình truyền thống có chi phí giá vốn cao, đặc biệt trong bối cảnh giá dầu đang có xu hướng gia tăng.
- Thay đổi phương pháp khấu hao giúp tiết kiệm chi phí. Thay vì sử dụng khấu hao đường thẳng cho toàn bộ tài sản như những năm trước, từ năm 2020, HVN tính khấu hao dựa trên hiệu suất hoạt động thực tế của từng máy bay, giúp giảm áp lực về chi phí vốn cho doanh nghiệp.
VJC – Hồi phục chậm. Mô hình giá rẻ ít ảnh hưởng
Dự phóng và khuyến nghị
Giả định thị phần 2021 của VJC giảm nhẹ xuống 32,5% từ mức 33% trong năm 2020, sản lượng chuyến bay khai thác đạt 84 nghìn chuyến (+8,42% yoy), thực hiện SLB cho 4 máy bay với doanh thu mỗi máy bay trong khoảng 1,7 nghìn tỷ VNĐ, BVSC ước doanh thu VJC trong năm 2021 đạt 35,0 nghìn tỷ VNĐ (+92,2% yoy), LNST là 303 tỷ VNĐ (+332,24% yoy) nghìn tỷ VNĐ. Dựa trên những quan điểm trên, BVSC khuyến nghị NEUTRAL đối với cổ phiếu VJC trong năm 2021.
Cập nhật KQKD 2020
Trong Q4/2020, doanh thu của VJC đạt 4,4 nghìn tỷ VNĐ (-68% yoy), LNST đạt 995 tỷ VNĐ (+85% yoy). Trong cả năm 2020, số lượng chuyến bay khai thác của VJC giảm còn 78.000 chuyến (-44% yoy), là nguyên nhân chính khiến doanh thu giảm 64% yoy, đạt 18,2 nghìn tỷ VNĐ.
Hoạt động chuyển quyền sở hữu và thương mại máy bay giảm còn 1,2 nghìn tỷ VNĐ (- 76,7% yoy), do hoạt động khai thác đình trệ khiến VJC chỉ nhận thêm về một máy bay trong năm 2020.
Tuy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty là -2,4 nghìn tỷ VNĐ so với 3,8 nghìn tỷ VNĐ trong năm 2019, nhưng đã được hỗ trợ từ thu nhập khác với 2,5 nghìn tỷ VNĐ (+250,4% yoy), giúp LNST đạt 70 tỷ VNĐ (-98% yoy).
Quan điểm đầu tư
- Thị trường quốc tế chưa đóng góp nhiều trong năm 2021. Giống như HVN, thị trường quốc tế là nguồn thu quan trọng, chiếm hơn 50% tổng doanh thu VJC trong năm 2019. Trong năm 2021, nguồn thu từ khách quốc tế là chưa nhiều.
- Mô hình giá rẻ giúp VJC chủ động hơn trong cuộc cạnh tranh về giá. Sẽ không quá khó khăn cho VJC để điều chỉnh chi phí và nhân sự khi giá vé giảm. Do đó, tuy vẫn bị tác động về biên lợi nhuận như các doanh nghiệp khác trong ngành, nhưng mức độ ảnh hưởng sẽ thấp hơn so với các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình truyền thống.
- Hoạt động SLB kỳ vọng tốt hơn trong năm 2021 hỗ trợ doanh thu. Tuy nhu cầu hiện tại chưa nhiều, nhưng chúng tôi cho rằng VJC sẽ nhận nhiều máy bay hơn vào giai đoạn cuối năm để chuẩn bị cho sự hồi phục trong năm 2022. Theo quan sát của BVSC, thời điểm gần nhất, VJC đang có 4 máy bay chờ được nhận trong năm 2021 (trong đó 2 máy bay đã được cấp số hiệu). Với ước tính doanh thu trung bình cho mỗi máy bay là khoảng 1,7 nghìn tỷ VNĐ, VJC có thể ghi nhận doanh thu từ SLB là 6,8 nghìn tỷ VNĐ (+466,67% yoy) trong năm.
Nguồn: Chứng khoán Bảo Việt BVSC
Link tham room zalo Tín hiệu dòng tiền để nhận được tư vấn trong phiên cổ phiếu có tín hiệu Mua/Bán: https://zalo.me/g/izmqqe638