Ở mức giá 27.550 đồng/ cổ phiếu, TCB hiện đang giao dịch ở mức P/B năm 2018 và 2019 lần lượt là 1,8x và 1,5x, cao hơn bình quân ngành là 1,3x – 1,4x. Ngân hàng có đầy đủ các công cụ nhằm hỗ trợ tăng trưởng lãi trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng bị siết chặt hơn; cụ thể là hệ số an toàn vốn cao, cho vay thế chấp, phân phối trái phiếu và bancassurance. Mặt khác, thực tế là NIM đang giảm cũng như tăng trưởng lợi nhuận có thể đã đỉnh khiến có thể khiến cho định giá cao của TCB chưa hợp lý trong ngắn hạn. Về dài hạn, mức định giá này cần được chứng thực về khả năng tăng trưởng bền vững từ mô hình kinh doanh và khả năng thực hiện chiến lược đề ra.
>> Ngành Ngân hàng: Kết quả kinh doanh Quý 4 và cả năm 2018 của ACB TCB ABBank (phần 2)
Kết quả kinh doanh 2018
Ngân hàng trở thành ngân hàng tư nhân số 1 tính trên lợi nhuận trước thuế là 10.661 tỷ đồng (+32,66% YoY), khá sát với dự báo của chúng tôi là 10,5 nghìn tỷ đồng trong báo cáo trước đây. Thu nhập ròng từ lãi vay (NII) đạt 11,1 nghìn tỷ đồng (+24,6% YoY) chiếm 66% TOI trong khi lợi nhuận ròng từ các khoản ngoài lãi vay là 34% TOI.
Nếu ngân hàng loại bỏ tất cả các khoản lợi nhuận bất thường, thu nhập ròng ngoài lãi tăng 6% YoY, theo TCB. Chúng tôi lưu ý rằng phí giao dịch không đổi. Tăng trưởng thu nhập ròng ngoài lãi chủ yếu nhờ đóng góp từ phí phân phối trái phiếu doanh nghiệp, bancassurance và thẻ. Đáng chú ý, phí từ việc phân phối trái phiếu doanh nghiệp đạt 1,16 nghìn tỷ đồng, gấp 3 lần so với năm 2017.
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 21% YoY, khiến hệ số CIR là 35%. CIR thấp so với các ngân hàng cùng ngành nhưng tăng từ mức 28- 29% trong năm 2017. Chúng tôi lưu ý rằng chi phí lương cho nhân viên tăng khoảng 24%
Ban lãnh đạo cũng nhấn mạnh chi phí dự phòng là 1,8 nghìn tỷ đồng (-48,8% YoY), trong khi các khoản thu hồi từ các khoản nợ xấu là 1,4 nghìn tỷ đồng (+27% YoY). Do đó, mức chênh lệch chỉ đạt 400 tỷ đồng, rất nhỏ so với TOI của ngân hàng (khoảng 2,3%).
Tăng trưởng tín dụng và NIM
Về tăng trưởng tín dụng, ngân hàng phân phối trái phiếu doanh nghiệp cho cả các tổ chức và khách hàng bán lẻ và giữ nhiều hơn các khoản cho vay ngắn hạn tính trên dư nợ khách hàng. Mặc dù tăng tưởng cho vay khách hàng không đổi, tăng trưởng tín dụng đạt mức 20% YoY do ngân hàng xây dựng và dự trữ các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp để bán cho khách hàng. Nghị định 163/2018/ND-CP có hiệu lực vào ngày 01/02/2019, quy định rằng trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ không được phép chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ khi phát hành. Chúng tôi hiểu từ câu trả lời của ban lãnh đạo rằng phát hành trái phiếu 1 năm không thể chuyển nhượng sẽ không ảnh hưởng đến tài chính của khách hàng của TCB, do đó sẽ không tác động đến hoạt động của ngân hàng.
Bởi vì ngân hàng giữ nhiều khoản cho vay ngắn hạn (ví dụ: các khoản cho vay vốn lưu động) trong tổng dư nợ cho vay, NIM đã giảm. Theo quan điểm của chúng tôi, tỷ trọng các khoản cho vay ngắn hạn trong tổng cho vay của khách hàng tăng do sự gia tăng của trái phiếu doanh nghiệp, một sự thay thế cho các khoản cho vay dài hạn mà không được tính vào dư nợ cho vay của ngân hàng. NIM tự tính trong năm 2018 của ngân hàng là 3,7%, giảm từ 4% trong năm 2017. Xu hướng NIM giảm được bù đắp bới chi phí huy động thấp hơn cũng như ngân hàng cung cấp chất lượng dịch vụ với để tăng hệ số CASA. CASA hiện ở mức 29%, theo Techcombank, cao hơn mức 24% trong năm 2017.
Chất lượng tài sản
Ban lãnh đảo tự tin về chất lượng tài sản của Techcombank. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,8%, dưới mức quy định. Mục tiêu của ban lãnh đạo về chi phí tín dụng sẽ ở mức 1% – 1,5% trong tương lai. Ban lãnh đạo cũng dự báo sẽ công bố KQKD theo chuẩn IFRS 9, một chuẩn mực kế toán cao hơn, thúc đẩy tính minh bạch và thắt chặt quản lý chất lượng tài sản. Ban lãnh đạo cũng cho biết chất lượng tài sản cho các khoản cho vay mới và trên tất cả các mảng kinh doanh đang ở mức tốt.
Tuân thủ Basel 2
Ngân hàng đã hoàn tất các giấy tờ cần thiết cho Ngân hàng Nhà nước nhằm tuân thủ Basel 2 và hiện đang chờ quyết định từ Ngân hàng Nhà nước
Kế hoạch năm 2019
Ban lãnh đạo sẽ công bố kế hoạch năm 2019 tại ĐHCĐ năm 2019.
Định giá và quan điểm đầu tư
Ở mức giá 27.550 đồng/ cổ phiếu, TCB hiện đang giao dịch ở mức P/B năm 2018 và 2019 lần lượt là 1,8x và 1,5x, cao hơn bình quân ngành là 1,3x – 1,4x. Ngân hàng có đầy đủ các công cụ nhằm hỗ trợ tăng trưởng lãi trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng bị siết chặt hơn; cụ thể là hệ số an toàn vốn cao, cho vay thế chấp, phân phối trái phiếu và bancassurance. Mặt khác, thực tế là NIM đang giảm cũng như tăng trưởng lợi nhuận có thể đã đỉnh khiến có thể khiến cho định giá cao của TCB chưa hợp lý trong ngắn hạn. Về dài hạn, mức định giá này cần được chứng thực về khả năng tăng trưởng bền vững từ mô hình kinh doanh và khả năng thực hiện chiến lược đề ra.
SSI Research