Trong kịch bản cơ sở dự báo dịch virus sẽ được kiểm soát vào cuối Q2/2020, tăng trưởng doanh thu thuần/lợi nhuận ròng 2020F ở mức 8,6%/-1% YoY. Với mức giá hiện tại, VNM đang giao dịch ở mức P/E 2020 là 16,8 lần, với mức chiết khấu 30% so với các công ty cùng ngành trong khu vực. Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu xuống 108.000 đồng/cp (từ 124.000 đồng/cp), dựa vào P/E mục tiêu thấp hơn (từ 23 lần xuống 20 lần) và EPS 2020 thấp hơn. Chúng tôi lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu VNM trong thời gian tới.
Ngày 30/3/2020 VNM đã tổ chức cuộc họp trực tuyến để thảo luận về tác động của dịch virus Covid-19 đến hoạt động kinh doanh của công ty. Trong 2T2020, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận vẫn tích cực. Mặc dù vẫn hoạt động ổn định, nhưng tác động của dịch bệnh sẽ trở nên rõ hơn trong tháng 3. Tuy nhiên, công ty dự kiến sẽ vẫn đạt tăng trưởng lợi nhuận trong Q1/2020. Chúng tôi cho rằng tăng trưởng lợi nhuận ở mức một con số.
Giá sữa nguyên liệu có xu hướng giảm trong tháng 3 do nhu cầu toàn cầu bị ảnh hưởng bởi dịch virus bùng phát. Do đó, VNM tin rằng tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty được cải thiện hơn trong thời gian tới, không giống như dự kiến của công ty từ hồi đầu năm về giá nguyên vật liệu tăng. VNM đã chốt giá sữa nguyên liệu để sản xuất trong Q2/2020, và xem xét chốt thêm nguyên liệu với mức giá thấp như hiện tại.
Xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng tăng trưởng xuất khẩu trong 2T2020 vẫn đạt mức hai con số, nhưng dự kiến sẽ thấp hơn trong tháng 3. Doanh thu của Driftwood bị ảnh hưởng do nhu cầu ở Califonia giảm, trong khi doanh thu của Angkor ở Cam-pu-chia vẫn tăng trưởng tốt.
Trong 2T2020, cả hai kênh thương mại thông thường và hiện đại đều tăng trưởng với tốc độ khá tương đương. Doanh thu bán hàng trực tuyến ở mức rất nhỏ. Thị phần gần như không thay đổi so với mức đầu năm nay (tương ứng 61% theo sản lượng).
VNM không nhận thấy hoạt động tích trữ mặt hàng sữa từ người dân, vì mặt hàng này luôn có sẵn và đủ ở các điểm bán lẻ. Tuy nhiên, quy định cách ly toàn xã hội có tác động đến doanh thu sữa tại các siêu thị, vốn là nơi đông đúc trước kia.
Cho đến nay hoạt động logistics vẫn ổn định: hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu, xuất khẩu và phân phối trong nước đều chưa bị ảnh hưởng.
VNM có kế hoạch ra mắt sản phẩm cà phê hòa tan trong thời gian tới để đa dạng danh mục sản phẩm nhằm tăng doanh thu.
Nhìn chung cho cả năm 2020, VNM cho rằng mức tăng trưởng doanh thu 5-7% là có thể đạt được (bao gồm hợp nhất cả GTN). Kế hoạch tăng trưởng doanh thu 10% trong báo cáo thường niên năm 2019 chưa tính đến tác động của dịch virus Covid-19. Tỷ suất lợi nhuận gộp ít bị áp lực do giá nguyên liệu có xu hướng giảm.
Theo Tổng cục thống kê, sản lượng sữa tươi và sữa bột chỉ tăng 3% và giảm 7% YoY trong Q1/2020 (so với 6%/6,5% YoY trong Q1/2019). Đây là 1 dấu hiệu cho thấy sự chững lại của thị trường sữa, một phần có thể do tác động của dịch virus Corona. Mặc dù nhu cầu các sản phẩm sữa vẫn được ưu tiên sử dụng trong mùa dịch, chúng tôi cho rằng các biện pháp của Chính phủ cách ly xã hội, đóng cửa trường học từ bậc mầm non đến đại học, đóng cửa các cửa hàng không thiết yếu ở Hà Nội và TP. HCM, cũng như khó khăn tạm thời đối với thu nhập hộ gia đình (ở cả nông thôn và thành phố) có khả năng tác động tiêu cực đến nhu cầu mua sắm các sản phẩm sữa.
Trong kịch bản cơ sở dự báo dịch virus sẽ được kiểm soát vào cuối Q2/2020, tăng trưởng doanh thu thuần/lợi nhuận ròng 2020F ở mức 8,6%/-1% YoY. Với mức giá hiện tại, VNM đang giao dịch ở mức P/E 2020 là 16,8 lần, với mức chiết khấu 30% so với các công ty cùng ngành trong khu vực. Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu xuống 108.000 đồng/cp (từ 124.000 đồng/cp), dựa vào P/E mục tiêu thấp hơn (từ 23 lần xuống 20 lần) và EPS 2020 thấp hơn. Chúng tôi lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu VNM trong thời gian tới.
Nguồn: SSI
Các nguồn định giá tham khảo khác
Đồ thị phân tích kỹ thuật theo Hệ thống Tín hiệu dòng tiền iBroker SIS 4.0
VNM chart. Nguồn: Admin