KQKD 9T2018 Ngân hàng BIDV, HDbank – Cập nhật DRC

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID: HOSE)

BID công bố đạt 7.254 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế tính đến hết quý 3/2018 (+ 30,6% YoY). Kết quả lợi nhuận này chủ yếu do thu nhập lãi thuần tăng trưởng khá (+ 11,3% YoY), và thu nhập ngoài lãi tăng trưởng mạnh (+ 51,9% YoY). Một yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng thu nhập ngoài lãi là tăng trưởng 90,7% là thu nhập ròng khác hay thu hồi nợ xấu. BIDV cũng đã ghi nhận khoảng 900 tỷ lợi nhuận từ danh mục đầu tư (kinh doanh và đầu tư chứng khoán). Chi phí hoạt động kiểm soát tốt (+ 8,7% YoY), nhưng chi phí dự phòng vẫn ở mức cao (+ 20,9% YoY) như ước tính.

Tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 968,752 tỷ đồng (tăng 11,8% YTD), tăng trưởng cao hơn mức trung bình hệ thống là 9,52% YTD. Tiền gửi khách hàng đạt 953.512 tỷ đồng (tăng 10,9% YTD), cũng cao hơn mức trung bình hệ thống là 9,15% YTD. Tỷ lệ LDR thuần (bao gồm chứng chỉ tiền gửi) tăng lên 95,9% từ 91,9% vào năm 2017. Tỷ lệ NIM giảm nhẹ xuống 3,06% từ 3,17% trong quý 3/2017, nhưng nếu so với 2,92% trong năm 2017, đây vẫn là một sự cải thiện so với năm ngoái.

Tỷ lệ CIR trong 9T2018 chỉ đạt 34,2%, thấp hơn ước tính ​​của chúng tôi là 37% trong năm 2018. Tuy nhiên, chi phí dự phòng vẫn ở mức cao do các chỉ số nợ xấu tăng. Tỷ lệ nợ xấu năm 2018 đến quý 3 là 1,76% so với 1,62% trong năm 2017. Tỷ lệ dự phòng rủi ro nợ xấu tăng lên 87% so với 79% trong 2017.

Với giá hiên tại là 27.600 đồng/cổ phiếu, BID đang giao dịch ở mức PB 2018 và 2019 là 1,9x và 1,7x, tương đương với mức trung bình hệ thống. Chúng tôi nhận thấy giá cổ phiếu BID đã phản ánh thu nhập lãi cao của ngân hàng  nhờ quy mô mạng lưới chi nhánh. Hơn nữa, giá cổ phiếu có tín hiệu đầu cơ gần đây do tin tức về khả năng Ngân hàng tăng vốn cấp 1 thông qua phát hành riêng lẻ cho một đối tác nước ngoài. Chúng tôi ưa thích thực tế rằng BID có lợi thế về quy mô và trích lập dự phòng các khoản cho vay ở mức cao, cũng như tỷ lệ dự phòng rủi ro đã cải thiện. Chúng tôi duy trì khuyến nghị Không xếp hạng trong thời điểm hiện tại.

——————————————

BID chart. Nguồn: Admin

Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển TP.Hồ Chí Minh (HDB: HOSE)

Mặc dù HDB đã có một năm khởi sắc với lợi nhuận trước thuế 9T2018 đạt 2.884 tỷ đồng (+ 50,8% YoY), nhưng với tốc độ tăng trưởng nhanh như vậy đã gặp phải một số trở ngại nhất định. Trong quý 3, lợi nhuận trước thuế đạt 821 tỷ đồng (-20,3% YoY), thấp hơn một chút so với ước tính. Mặc dù năm thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi 9T2018 đều đạt mức tăng trưởng khá với 18,5% YoY và 33,8% YoY, cả hai khoản muc này đều giảm trong quý 3 với -5,1% YoY và -35,4% YoY. Chúng tôi ước tính rằng trong khi lãi suất cho vay dự báo ổn định, chi phí huy động cũng sẽ tăng thêm 38 bps. Ngân hàng không thu được lợi nhuận từ việc bán các khoản đầu tư chứng khoán như trong các quý trước. Chi phí hoạt động 9T2018 kiểm soát tốt (+ 11% YoY) và chi phí dự phòng giảm 15% YoY.

Cho vay khách hàng đạt 120.893 tỷ đồng (+ 15,7% YTD, 0,5% QoQ), cao hơn mức trung bình hệ thống là 9,52% tính đến ngày 20/9/2018. Tiền gửi khách hàng là 129.966 tỷ đồng (+ 11% YTD), cũng cao hơn mức trung bình hệ thống 9,15% tính đến ngày 20/9/2018. Tỷ lệ LDR thuần (đã bao gồm chứng chỉ tiền gửi) tăng 83,5% từ mức 80,2% trong năm 2017. Tỷ lệ NIM giảm nhẹ xuống còn 3,98% từ mức 4,1% trong quý 3/2017 và 4,09% vào năm 2017.

Tỷ lệ CIR 9T2018 chỉ đạt 48%, sát với ước tính 48,7% của chúng tôi từ đầu năm. Tuy nhiên, tỷ lệ dự phòng rủi ro nợ xấu thấp hơn ước tính của chúng tôi. Tỷ lệ dự phòng rủi ro nợ xấu 9T2018 là khoảng 73% so với 73% trong năm 2017. Tỷ lệ nợ xấu là 1,5%, không đổi so với giai đoạn Q4/2017 – Q2/2018. HDBank giảm giá trị trái phiếu VAMC, từ 2.004 tỷ đồng vào năm 2017 xuống còn 717,361 tỷ đồng trong 9T2018. Do đó, chi phí dự phòng quý 3 ở mức thấp là 146,552 tỷ đồng (-54,1% YoY), nhờ tỷ lệ nợ xấu không tăng và trái phiếu VAMC giảm.

Với giá hiện tại là 33.200 đồng/cổ phiếu, HDB đang giao dịch ở mức PB 2018 và 2019 là 2,2x và 1,8x, cao hơn một chút so với mức trung bình hệ thống là 1,8x và 1,5x. Theo quan điểm của chúng tôi về triển vọng tăng trưởng trong năm 2018-2019, chúng tôi giữ nguyên khuyến nghị Trung lập với mức giá mục tiêu 1 năm là 39.300 đồng/cổ phiếu, tương đương với PB 2019 hợp nhất là 2,1x, PB ngân hàng mẹ là 2,0x và công ty tài chính tiêu dùng là 4,5x .

——————————————

HDB chart. Nguồn: Admin

Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC: HOSE)

Doanh thu: +2,6% YoY, Lợi nhuận ròng: +22,3% YoY

Xu hướng tỷ suất lợi nhuận gộp: DRC có tỷ suất lợi nhuận gộp là 12,2% trong quý 3/2018, tăng nhẹ so với mức 11,2% của quý 3/2017, và sát với mức trung bình 12,5% trong năm 2017.

Xu hướng tỷ suất lợi nhuận ròng: TSLNR ở mức 3,5% trong quý 3/2018, cao hơn mức 2,9% của quý 3/2017 nhưng thấp hơn mức trung bình 4,5% trong năm 2017.

Quan điểm sơ bộ: Lũy kế, doanh thu 9 tháng đầu năm đạt 2,69 nghìn tỷ đồng (-2.4% YoY), hoàn thành 59% kế hoạch năm 2018. Lợi nhuận trước thuế 9T2018 đạt 133 tỷ đồng (-18,6% YoY), hoàn thành 65% kế hoạch năm 2018. Mặc dù chi phí đầu vào cao su tự nhiên giảm đáng kể trong năm 2018, giá cao su tổng hợp và than đen tăng theo đà tăng của giá dầu, do đó tỷ suất lợi nhuận gộp 9T2018 giảm nhẹ (13% trong 9T2017 còn 12,4% trong 9T2018). Lỗ tỷ giá tăng (tính đến 6T2018, DRC có nợ dài hạn là 16,8 triệu USD và nợ ngắn hạn là 9,4 triệu USD để tài trợ nhà máy Radial giai đoạn 1 và mua nguyên liệu nhập khẩu) làm giảm tỷ suất lợi nhuận ròng từ 4,9% xuống còn 4,2%, qua đó một phần giải thích cho việc KQKD giảm trong 9T2018.

Kế hoạch quý 4/2018: DRC đặt kế hoạch doanh thu 998 tỷ đồng (-7% YoY) và lợi nhuận trước thuế đạt 22,6 tỷ đồng (-49% YoY) trong quý 4/2018. Như vậy, doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm 2018 ước đạt 3.688 tỷ đồng (-4% YoY) và 155,6 tỷ đồng (-25% YoY). Kế hoạch này thấp hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu tại Đại hội cổ đông (doanh thu là 4,592 tỷ đồng, tăng 20% ​​YoY và lợi nhuận trước thuế là 205,6 tỷ đồng, giảm 1% YoY).

Định giá: Giả định rằng lợi nhuận trước thuế của DRC trong năm 2018 là 155,6 tỷ đồng (-25% YoY, theo kế hoạch đã điều chỉnh cho năm 2018), EPS 2018 có thể đạt 975 đồng (-25% YoY). Với mức giá hiện tại là 20.800 đồng/cổ phiếu, DRC đang giao dịch ở mức PE 2018 là 22x, chúng tôi cho rằng đây là mức định giá tương đối cao trong bối cảnh lợi nhuận thấp. Điều này phản ánh kỳ vọng của thị trường về việc thoái vốn sắp tới của Vinachem từ 50,5% còn 36%, trong đó một số nhà đầu tư đã quan tâm đến việc tham gia.

——————————————

DRC chart. Nguồn: Admin

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.