TIN THẾ GIỚI
Dow Jones giảm 516,81 điểm, tương đương 2,17%, xuống 23.247,97 điểm. S&P 500 giảm 50,12 điểm, tương đương 1,75%, xuống 2.820 điểm. Nasdaq giảm 139,38 điểm, tương đương 1,55%, xuống 8.863,17 điểm.
Theo cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA), tồn kho dầu thô tại nước này trong tuần kết thúc ngày 8/5 giảm 745.000 thùng, trái ngược dự báo tăng 4,1 triệu thùng từ giới phân tích. Mặc dù lượng tồn kho dầu giảm nhưng giá dầu vẫn đi xuống. Cụ thể :
-
- Giá dầu Brent tương lai giảm 79 cent, tương đương 2,6%, xuống 29,19 USD/thùng.
- Giá dầu WTI tương lai giảm 49 cent, tương đương 1,9%, xuống 25,29 USD/thùng.
- EIA ước tính lực cầu dầu thế giới năm nay giảm 8,1 triệu thùng/ngày xuống 92,6 triệu thùng/ngày, tăng so với dự báo giảm 5,2 triệu thùng/ngày đưa ra trước đó. Sản lượng tại Mỹ dự báo giảm 540.000 thùng/ngày, sản lượng toàn cầu năm nay ước tính là 11,7 triệu thùng/ngày và 10,9 triệu thùng/ngày vào năm 2021.
TIN TRONG NƯỚC
- Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá quý I/2020. Theo đó, trên cơ sở mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% đã được Quốc hội đề ra và căn cứ các nghiên cứu, phân tích, đề xuất kịch bản điều hành giá đã được trao đổi, thống nhất, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả để có giải pháp bình ổn thị trường, giá cả phù hợp theo thẩm quyền, nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu, trong thời gian diễn ra dịch bệnh.
- Đối với các mặt hàng do Nhà nước quản lý, Thủ tướng yêu cầu các Cộ, ngành địa phương cần thực hiện nghiêm chủ trương chung của Chính phủ là không thực hiện điều chinh giá trong quý II đối với các mặt hàng do Nhà nước định giá, nhất là các mặt hàng đầu vào cho sản xuất của doanh nghiệp.
- Giá xăng tăng, dầu giảm
Ngày 13/5, Liên Bộ Công Thương – Tài chính công bố giá cơ sở xăng E5 RON92 là 11.520 đồng/lít, tăng 578 đồng so với kỳ trước đó. Giá xăng RON 95-III cơ sở là 12.235 đồng/lít, tăng 604 đồng.
Ngược lại, giá dầu cơ sở tiếp tục giảm. Dầu diesel 0.05S giảm 84 đồng xuống tối đa 9.857 đồng/lít và dầu hỏa giảm 83 đồng xuống 7.882 đồng/lít. Giá dầu mazut 180CST 3.5S giảm 125 đồng xuống 8.545 đồng/kg.
Mức giá mới được áp dụng từ 15h hôm nay (13/5). Với xăng, đây là lần tăng giá đầu tiên sau 8 đợt giảm liên tiếp trước đó, còn giá dầu ghi nhận lần giảm thứ 9 liên tiếp.
VN – INDEX
Kết thúc phiên giao dịch 13/5, VN-Index giảm 1,11 điểm xuống 834,21 điểm, giảm 0,13% chấm dứt chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp. Nhóm cổ phiếu “họ” Vin là tác nhân chính khiến VN-Index giảm điểm khi VIC giảm 2.000 đồng/cp, VHM giảm 2.100 đồng/cp, VRE giảm 750 đồng/cp.
Ngoài ra, VNM, VPB, VJC, SAB, POW, MSN, GAS cũng chốt phiên ở giá đỏ.
Lực đỡ cho thị trường đến từ BID tăng 1.050 đồng/cp, FPT tăng 2.900 đồng/cp, HVN tăng 1.000 đồng/cp, HPG tăng 450 đồng/cp… Nhóm ngành dệt may tiếp tục có phiên giao dịch tích cực, GMC, MPT tăng trần, EVE, GIL, TCM, TVT, VGT… tăng giá. Toàn sàn HoSE có 222 mã tăng giá, 55 mã tham chiếu và 148 mã giảm giá.
Thanh khoản thị trường duy trì mức cao với giá trị 7.703 tỷ đồng, tăng 13,2% so với phiên trước; khối lượng giao dịch đạt 465 triệu cổ phiếu.
Khối ngoại mua ròng 49,5 tỷ đồng tại HoSE, bán ròng 17,4 tỷ tại HNX và 19 tỷ tại UPCoM. Cổ phiếu được mua ròng gồm VPB, VNM, VCB, HPG…
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG
Vn-Index dự báo sẽ nhận được sự hỗ trợ từ vùng 820-826 điểm trong phiên kế tiếp. Chỉ số nhiều khả năng sẽ tăng điểm trở lại khi tiếp cận vùng hỗ trợ này. Về tổng thể, chỉ số vẫn đang duy trì đà tăng ngắn hạn với đích đến 860-880 điểm. Khối ngoại mua ròng trở lại trong bối cảnh NHNN giảm một loạt các lãi suất điều hành là các yếu tố đã hỗ trợ cho tâm lý nhà đầu tư và có thể sẽ giúp thị trường tiếp tục có diễn biến khởi sắc trong ngắn hạn. Dù vậy, việc các doanh nghiệp có thể phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2020 do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp có thể không như kỳ vọng sẽ là các yếu tố khiến cho các nhóm cổ phiếu trên thị trường có thể rơi vào trạng thái phân hóa mạnh.
CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ
· Duy trì tỷ trọng danh mục ở mức 30-40% cổ phiếu.
· Nhà đầu tư có thể xem xét bán trading một phần vị thế ngắn hạn đang có trong danh mục trong các phiên thị trường tăng điểm mạnh tại các vùng kháng cự 840-845 điểm và 860-880 điểm
DANH MỤC CỔ PHIẾU KHUYẾN NGHỊ
TIN DOANH NGHIỆP
MSB : Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2020 của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, Ngân hàng đưa ra các chỉ tiêu kinh doanh 2020 đều tăng trưởng so với kết quả năm 2019. Dựa trên cơ sở định mức tăng trưởng tín dụng năm 2020 được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê chuẩn cùng với tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới trong những tháng đầu năm 2020, MSB hướng đến mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2020 ở mức 1,439 tỷ đồng, tăng 12% so với kết quả của năm 2019. Đồng thời, Ngân hàng đặt mục tiêu tất toán hết nợ trái phiếu VAMC và xử lý tài sản gán siết nợ cho giai đoạn 2018-2023.
GEX : HĐQT Tổng CTCP Thiết bị Điện Việt Nam vừa công bố Nghị quyết về việc thoái vốn khỏi mảng logistics thông qua hình thức bán toàn bộ phần vốn góp của Gelex tại Công ty TNHH MTV Gelex Logistics. Thương vụ sẽ được thực hiện trong khoảng quý 2-3/2020. Theo BCTC công bố gần đây, khoản đầu tư của Gelex vào Gelex Logistics có giá trị gốc lên đến hơn 1.2 ngàn tỷ đồng tính đến cuối quý 1/2020, tương đương 100% tỷ lệ sở hữu.
TND : CTCP Than Tây Nam Đá mài – Vinacomin vừa thông báo sẽ trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt vào ngày 29/05/2020. Cụ thể, TND sẽ trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt theo tỷ lệ 53% (1 cổ phiếu được nhận 5,300 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 20/05/2020. Với khối lượng cổ phiếu đang lưu hành là 16 triệu cp, dự kiến TND sẽ chi gần 85 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Về kết quả kinh doanh quý 1, TND ghi nhận doanh thu thuần tăng 25%, lên hơn 792 tỷ đồng. Ngược lại, lãi sau thuế giảm nhẹ 4%, xuống còn 4 tỷ đồng.
LTG : đã công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, ghi nhận kế hoạch kinh doanh với doanh thu 7.352 tỷ đồng, giảm gần 16% so với năm 2019. Ngược lại, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế tăng đáng kể gần 7,5% lên 360 tỷ đồng; tương đương lãi cơ bản trên 1 cổ phiếu cải thiện từ mức 3.495 lên 3.766 tỷ đồng. Đáng chú ý, năm 2020 LTG cũng bổ sung ngành nghề sản xuất điện, chi tiết là điện mặt trời. Động thái mới này của LTG được đưa ra giữa làn sóng phát triển mạnh mẽ của năng lượng tái tạo, rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài ngành từ nội đến ngoại đã đang và tiếp tục tham gia.
DHA : Ngày 22/5 tới đây Công ty Cổ phần Hóa An sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền tổng tỷ lệ 20%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 2.000 đồng. Thời gian thanh toán 04/06/2020.Trong đó công ty trả cổ tức còn lại năm 2019 tỷ lệ 15% và tạm ứng cổ tức đợt 1/2020 tỷ lệ 5%.
BÁO CÁO CẬP NHẬT
Ngân hàng TMCP Á Châu ( HNX – ACB )
1. KQKD 1Q20 thuận lợi nhờ thu nhập lãi vay cao, mảng đầu tư chứng khoán và giao dịch ngoại hối tăng mạnh
ACB công bố KQKD 1Q20 tăng trưởng tốt, LNST sau CĐTS tăng lên 1.537 tỷ đồng (+12,5% YoY), sát với ước tính của chúng tôi là 1.489 tỷ đồng. Động lực chính:
ü NIM tăng nhẹ 9 bps YoY, đạt 3,69%, nhưng giảm 5 bps so với quý trước. Mặc dù lợi suất từ tài sản sinh lãi tăng 23 bps YoY, phần lớn bù trừ cho chi phí huy động vốn cao (+25 bps YoY), do giá trị các giấy tờ có giá tăng 2,9 lần YoY và tiền gửi không kỳ hạn giảm (-35 bps YoY). Cho vay KH tăng chậm 2,3% YTD (+15,8% YoY). Do đó, thu nhập lãi thuần 1Q20 đạt 3.419 tỷ (+19,7% YoY).
-
- Thu nhập ngoài lãi NoII tăng mạnh 51,3% nhờ KQKD mảng giao dịch ngoại hối và CK đầu tư tăng tốt. Thu nhập từ phí và hoa hồng của ACB trong Quý 1 đi ngang ở mức 370,7 tỷ đồng (-0,2% YoY), do ngân hàng giảm, thậm chí miễn phí dịch vụ nhằm hỗ trợ khách hàng khi dịch bệnh bùng phát. Lợi nhuận từ chứng khoán đầu tư tăng mạnh 17,9 lần, đạt 348,8 tỷ, chiếm 36.3% NoII 1Q20, nhờ vào chốt lời một phần từ danh mục trái phiếu Chính phủ. Lợi nhuận từ giao dịch ngoại hối tăng mạnh lên 142,9 tỷ đồng (+77,4% YoY; 14,9% NoII 1Q20), phù hợp với quan điểm của BVSC.
- CIR tăng cao. Chỉ số chi phí/thu nhập (CIR) tăng vọt lên 53,9% trong Quý 1 (+240 bps YoY) so với 51,5% trong 1Q19. CIR tăng chủ yếu do chi phí nhân viên tăng 87,8% (67% chi phí hoạt động 1Q20)
- Duy trì chất lượng tài sản tốt. Tỷ lệ nợ xấu ổn định, thấp nhất ngành, ở mức 0,66% trong 1Q20 (- 3 bps YoY; +11 bps QoQ), chưa phản ánh rõ nét những tác động của COVID-19. Nợ nhóm 2 tăng nhẹ lên 0,32% (+3 bps YoY; +9 bps QoQ). Nhờ tỷ lệ nợ xấu thấp, khả năng thu hồi nợ xấu vẫn ở mức cao 148,3% trong 1Q20 so với mức 158,3% và 174,1% lần lượt trong 1Q19 và 4Q19. ACB công bố chi phí dự phòng 1Q20 là 93 tỷ, tương ứng với chi phí tín dụng annualized là 0,12%.
2. Luận điểm đầu tư
Ở kịch bản cơ sở (COVID-19 kiểm soát tốt vào cuối 2Q20), BVSC kỳ vọng sẽ thấy những tác động rõ nét hơn từ dịch lên KQKD và chất lượng tài sản của ACB trong thời gian tới. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng ACB đã được trang bị tốt để tránh tổn thương so với các ngân hàng khác nhờ những lợi thế cạnh tranh sau:
-
- Tỷ trọng cho vay cá nhân lớn, hỗ trợ NIM, tối ưu hóa việc phân tán rủi ro và theo đó, hạn chế việc hình thành nợ xấu mới;
- Khẩu vị rủi ro thấp (tỷ trọng dư nợ đối với các ngành dễ bị tổn thương thấp nhất so với các ngân hàng khác)
- Bảng cân đối kế toán mạnh (chất lượng tài sản tốt, tỷ lệ nợ xấu thấp ngành và tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao)
- Khả năng quản lý rủi ro xuất xắc.
Trong kịch bản cơ sở, chúng tôi dự báo LNTT FY20 đạt 7.741 tỷ đồng (+3,0% YoY), thấp hơn dự báo trước 10,1% do tính đến những tác động từ COVID-19. BVSC kỳ vọng LNTT năm 2021 sẽ phục hồi 12,8% YoY lên 8.732 tỷ đồng.
Cho cả năm 2021, chúng tôi kỳ vọng LNTT của ngân hàng sẽ phục hồi tốt 12,8% YoY nhờ hoạt động cho vay khách hàng trở lại đà tăng trưởng cao, NIM cải thiện và thu nhập ngoài lãi phục hồi tốt. Trước những trở ngại do Covid-19, BVSC cho rằng những động lực tăng trưởng của cổ phiếu (cổ tức tiền mặt 10%, thương vụ hợp tác bancassurance độc quyền, và thực hiện niêm yết trên sàn HOSE) có thể sẽ không diễn ra trong năm 2020, điều này sẽ mở ra một câu chuyện tăng trưởng thú vị cho ACB trong 2021.
3. Định giá
· ACB đóng cửa ở mức 21.400 đồng/cp ngày 08/5/2020, giao dịch tại mức P/B FY20 là 1,0 lần và PER FY20 là 5,7 lần với mức ROA FY20F là 1,6% và ROE FY20F là 20%.
· Duy trì khuyến nghị OUTPERFORM với mức giá mục tiêu 1 năm là 28.000 đồng/ cp (tiềm năng tăng giá 31%), định giá cổ phiếu ở mức P/B hợp lý là 1,4 lần.
-
- ACB là một trong những ngân hàng có chiến lược kinh doanh thận trọng nhất ở Việt Nam và sở hữu mô hình ngân hàng bán lẻ thế chấp tốt nhất hiện nay. Mặc dù tác động do COVID-19 sẽ rõ ràng hơn trong những quý tới, chúng tôi tin rằng ACB là ngân hàng có sức kháng cự tốt, vượt trội so với các ngân hàng niêm yết khác khi tỷ trọng dư nợ cá nhân lớn (hỗ trợ NIM, tối ưu hóa phân tán rủi ro, kiềm chế hình thành nợ xấu mới), khẩu vị rủi ro thấp (ít tiếp xúc với ngành dễ tổn thương như xây dựng, bất động sản, du lịch – khách sạn và vận tải), bảng cân đối kế toán mạnh và quản lý rủi ro xuất xắc.
- Dù triển vọng kinh doanh FY20 có thể thấp, tăng trưởng 1 chữ số, chúng tôi dự báo KQKD của ngân hàng sẽ phục hồi trở lại vào năm 2021. Hơn nữa, thương vụ hợp tác banca độc quyền dự kiến diễn ra trong năm nay sẽ tạo ra một khoản thu nhập bất thường và dòng thu nhập định kỳ ổn định trong tương lai. Đồng thời, việc thoái vốn khỏi ACBS và việc niêm yết trên sàn HOSE sẽ là những nhân tố bí ẩn khác hỗ trợ giá cổ phiếu ACB. Mặc dù những động lực này có thể sẽ không xảy ra trong năm nay trước tình hình hiện tại, những catalysts này sẽ mở ra những câu chuyện tăng trưởng thú vị trong năm 2021.
ThanhCongWM Team