[Daily Stock Calls 24/01/2019] Khuyến nghị MUA NT2 CII, Nắm giữ DHG, Cập nhật DPM VTP

VCSC khuyến nghị MUA NT2 (TP: 31.5) và CII (TP: 32.8); cập nhật DPM

VDSC cập nhật VTP;

HSC khuyến nghị NẮM GIỮ DHG (TP: 91.5);

  • VCSC khuyến nghị MUA NT2

    NT2: CTCP Nhiệt điện Dầu khí Nhơn Trạch 2

      Giá hiện tại % change (t-3) P/E P/B
    NT2 27.8 -0.9% 10.23 2.17

    Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA cho CTCP Nhiệt điện Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) với giá mục tiêu không đổi là 31.500 đồng/CP khi các thay đổi dự báo lợi nhuận 2019 là không đáng kể.

    Chúng tôi dự phóng lợi nhuận cốt lõi 2019 sẽ phục hồi 15,6% so với cùng kỳ năm trước (YoY) đạt 855 tỷ đồng khi: 1) chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng sản lượng điện bán đạt 4,2% và (2) chúng tôi ước tính mức tăng 70 đồng/kWh cho biên lợi nhuận cho phần sản lượng trên thị trường phát điển cạnh tranh/CGM (trong bối cảnh giá khí thấp hơn đạt 6,6 USD/triệu BTU, -5,9% YoY) bù đắp cho tác động tiêu cực nhẹ từ sản lượng điện bán hợp đồng (Qc) giảm.

    Dự báo lợi nhuận cốt lõi 2019 của chúng tôi thấp hơn 2,8% so với dự báo trước đây của chúng tôi, chủ yếu do Qc thấp hơn đạt 3,8 tỷ kWh so với giả định trước đây là 4,3 tỷ kWh. Yếu tố hỗ trợ: bỏ cơ chế khí bao tiêu (giá rẻ) cho các đối thủ cạnh tranh của NT2.

    Rủi ro: yêu cầu đánh giá lại hợp đồng Mua bán điện (PPA) của NT2 và một vài nhà máy điện khác từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). NT2 hiện đang giao dịch với P/E dự phóng 9,5 lần và EV/EBITDA 5.6 lần cho năm 2019, thấp hơn lần lượt 27% và 44% so với các công ty cùng ngành trong khu vực.


    Các nguồn định giá tham khảo khác

     


  • VCSC khuyến nghị MUA CII

    CII: CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

      Giá hiện tại % change (t-3) P/E P/B
    CII 23.35 -1.5% 68.91 1.14

    CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (CII) vừa công bố KQLN chưa kiểm toán 2018.

    Doanh thu hợp nhất tăng 33% so với năm 2017 lên 2,7 nghìn tỷ đồng trong khi LSNT sau lợi ích CĐTS giảm 94% xuống 86 tỷ đồng. Doanh thu tăng trưởng mạnh nhờ bàn giao tại các dự án nhà ở Lakeview 1 và 2 tại khu vực Thủ Thiêm, TP. HCM, qua đó doanh thu từ nhà ở chiếm khoảng 48% tổng doanh thu năm 2018 so với tỷ lệ 1% năm 2017.

    Tăng trưởng LNST sau lợi ích CĐTS rớt mạnh vì kết quả năm 2017 cao nhờ các khoản lãi tài chính phi tiền mặt lên đến 1,6 nghìn tỷ đồng từ việc hợp nhất LGC và CEE. LNST sau lợi ích CĐTS của CII thấp hơn nhiều so với dự báo của chúng tôi là 394 tỷ đồng, chủ yếu do trì hoãn đánh giá lại quỹ đất tại dự án Riverpark khi thành lập liên doanh với Hongkong Land. Vì vậy, chúng tôi có thể sẽ điều chỉnh tăng dự báo vì chúng tôi sẽ dời giả định về việc đánh giá lại 2 lô đất thuộc dự án BĐS nhà ở Riverpark.

    Ngoài ra, chúng tôi dự báo CII sẽ đạt kết quả cao trong năm 2019 vì tăng trưởng lợi nhuận sẽ được thúc đẩy nhờ bắt đầu thu phí 2 dự án BOT và bàn giao các dự án Lakeview 2, 3 và 4.

    Là công ty đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tư nhân lớn nhất Việt Nam, CII hưởng lợi từ tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa ngày càng cao của Việt Nam. Chúng tôi dự báo công ty sẽ hưởng lợi nhờ dòng tiền ổn định từ các dự án BOT, trong khi đó có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận từ các dự án BĐS.


    Các nguồn định giá tham khảo khác


  • VCSC cập nhật DPM

    DPM: Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP

      Giá hiện tại % change (t-3) P/E P/B
    DPM 22.85 -1.5% 13.65 1.12

    Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) đề ra mục tiêu doanh thu 2019 đạt 10 nghìn tỷ đồng, cao hơn 10,1% so với mục tiêu điều chỉnh năm 2018. Chúng tôi cho rằng điều này nhờ vào hiệu suất hoạt động cao hơn của nhà máy NH3-NPK mới. Trong khi đó, công ty đề ra mục tiêu LNST 2019 đạt 471 tỷ đồng, thấp hơn 24% so với mục tiêu LNST 2018 đã điều chỉnh. Mục tiêu LNST 2019 chỉ bằng 53,5% dự báo của chúng tôi, mà theo chúng tôi là thận trọng. Chúng tôi xin lưu ý rằng trong năm 2018, DPM đã điều chỉnh tăng kế hoạch LNST 2018 thêm 67,1% vào giữa tháng 12/2018

    DPM đề ra mục tiêu sản lượng u-rê bán ra đạt 810.000 tấn, vì công ty sẽ thực hiện bảo dưỡng định kỳ năm 2019, phù hợp với dự báo của chúng tôi. Đáng chú ý, công ty đề ra mục tiêu sản lượng kinh doanh NPK (từ nhà máy mới) lên đến 185.000 tỷ đồng cho năm 2019, gấp 3 lần năm 2018 và đạt 92,5% giả định của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng sẽ không điều chỉnh đáng kể dự báo LNST 2019 hiện tại là 880 tỷ đồng, tăng 25,7% so với năm 2018.

    DPM đề ra mục tiêu cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2019 tại mức 1.000VND/cổ phiếu (lợi suất cổ tức 4,4%). Vì DPM nắm giữ lượng tiền mặt lên đến 2,9 nghìn tỷ đồng và ít nhu cầu đầu tư trong các năm tới, chúng tôi hiện dự báo công ty sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt 1.500VND/cổ phiếu cho năm 2019 (lợi suất cổ tức 6,6%).

    Chúng tôi hiện đưa ra giá mục tiêu 22.800VND/cổ phiếu (tổng mức sinh lời dự báo đạt 6,3%, bao gồm lợi suất cổ tức 6,6%). Tại giá đóng cửa phiên hôm nay, DPM hiện đang giao dịch tại P/E 2019 là 11,5 lần trên cơ sở dự báo của chúng tôi.


    Các nguồn định giá tham khảo khác


  • VDSC cập nhật VTP

    VTP:Tổng CTCP Bưu chính Viettel (UpCOM)

      Giá hiện tại % change (t-3) P/E P/B
    VTP 153.5 -1.0% 22.58 10.28

    Viettel Post là một công ty cung cấp dịch vụ bưu chính/chuyển phát nhanh thuộc sở hữu của quân đội. VTP có ba hoạt động chính: Dịch vụ chuyển phát, logistics (vận tải hàng hóa, forwarding, dịch vụ kho) và thương mại (bán văn phòng phẩm, thẻ SIM, vé máy bay và thẻ điện thoại).

    Theo VTP, dịch vụ chuyển phát chiếm 90% tổng doanh thu. Hoạt động cốt lõi này bao gồm: chuyển phát thư, giao hàng COD và giao hàng không COD. Dựa trên công bố của VTP, chúng tôi ước tính doanh thu các mảng như sau.

    VTP sở hữu một cơ sở khách hàng đa dạng với trong tâm là các khách hàng doanh nghiệp có chuỗi cửa hàng phân phối toàn quốc. Nhóm khách hàng này đóng góp tới ~ 80% doanh thu chuyển phát. Điều này dẫn đến tỷ lệ cao của các đơn đặt hàng liên tỉnh (85%) so với các đơn hàng nội thành (15%).

    Một trong những lợi thế chính của VTP là mạng lưới các bưu cục dày đặc và trải dài trên toàn quốc. Với chiến lược mạng lưới đi trước, kinh doanh theo sau, hiện tại, VTP sở hữu hơn 8,000 điểm giao dịch (2.300 bưu cục và 6.000 điểm giao nhận) ở tất cả các tỉnh, thành phố. Điều này đã giúp VTP trở thành công ty bưu chính lớn thứ hai chỉ sau VNPost với khoảng hơn 11,000 điểm. VTP vượt trội hơn hẳn so với hai start-up giao nhận lớn là GHTK (hơn 500 điểm) và GHN (859 điểm). Bên cạnh đó, VTP còn sở hữu sáu trung tâm khai thác đặt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM và Cần Thơ.

    Trong số 2.300 bưu cục, 829 điểm là kết quả của sự hợp tác giữa VTP và Viettel Telecom. VTP kỳ vọng sẽ được hưởng lợi từ thỏa thuận hợp tác này, khi mà các điểm này không phải chịu chi phí thuê trong khi nó có thể làm gia tăng độ bao phủ và hiện diện của VTP trên thị trường. Đổi lại, VTP phải hoàn thành kế hoạch về doanh thu bán chéo mà Viettel Telecom đã đặt ra để tiếp tục duy trì thời hạn thuê một năm.

    Chiến lược cạnh tranh: VTP sẽ tiếp tục tập trung vào thị trường thế mạnh của mình là liên tỉnh và phục vụ đối tượng khách hàng doanh nghiệp, nhân tố đóng góp doanh thu và lợi nhuận chính. Điều này không chỉ giúp VTP tạo ra nhiều giá trị hơn từ việc tận dụng lợi thế mạng lưới hiện tại của mình mà còn có thể tránh được sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường chuyển phát nội tỉnh. Liên quan đến rủi ro cạnh tranh từ các công ty khởi nghiệp trên thị trường liên tỉnh, VTP cho rằng các đối thủ này sẽ cần thêm rất nhiều vốn cũng như thời gian để xây dựng chuỗi hệ thống cơ sở hậu cần với trên toàn quốc và để cạnh tranh với VTP.

    Bên cạnh đó, VTP cũng đang triển khai 4 chuyển dịch chiến lược:

    • Chuyển dịch thành doanh nghiệp công nghệ bưu chính.
    • Từ công ty giao nhận sang công ty có tư duy định hướng bán hàng: đội ngũ chuyển phát có kỹ năng tư vấn nhằm đem lại sự hài lòng cho khách hàng khi nhận hàng.
    • Chuyển dịch từ công ty chuyển phát sang công ty logistics: Đến năm 2020, VTP dự kiến doanh thu logistics sẽ là đóng góp phần lớn trong cơ cấu doanh thu, từ tỷ lệ hiện tại chỉ dưới 10%. Chúng tôi cho rằng VTP sẽ khai thác dịch vụ này trên tập khách hàng là các doanh nghiệp. VTP sẽ đi sâu hơn vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp này, từ sản xuất, đóng gói và vận chuyển đến các cửa hàng/người dùng cuối. Hơn nữa, VTP cũng có kế hoạch xây dựng thêm kho, hệ thống trung tâm phân loại, dây chuyền tự động để có thể đáp ứng được khối lượng lớn.
    • Mở rộng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

    Tình hình tài chính:Trong giai đoạn 2012-2017, CAGR 5 năm của doanh thu và LNST lần lượt là 28% và 76%. Từ năm 2018, VTP đã ngừng ghi nhận một số doanh thu từ mảng thương mại (bán thẻ, sim điện thoại), do đó sự tăng trưởng doanh thu cùng kì trong 9M2018 có sự suy giảm so với quá khứ (hình 3). Vì tỷ suất lợi nhuận gộp của hoạt động thương mại này khá thấp, tỷ suất lợi nhuận của VTP đã tăng đáng kể trong 2018 (hình 4).

    Đến cuối quý 3/2018, dự nợ ngắn hạn của VTP là 601 tỷ đồng, chiếm 20% tổng tài sản. VTP không có nợ dài hạn. Trong khi đó, VTP còn sở hữu hơn 1,000 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm.

    Mặc dù có sự thay đổi chiến lược sang hoạt động logistics, nhưng VTP dự kiến CAPEX cho năm 2019 sẽ thấp. Chúng tôi cho rằng lý công ty sẽ khai thác đội xe tải hiện hữu (phục vụ cho hoạt đọng vận tải) và thuê ngoài một số dịch vụ logistics khác trong giai đoạn đầu của chiến lược dịch chuyển.

    Kế hoạch năm 2018 cho doanh thu là 4,700 tỷ đồng (+ 17% YoY) và LNST là 272 tỷ đồng (+ 60% YoY). Kết quả 9M 2018 đã hoàn thành lần lượt 69% và 71% mục tiêu doanh thu và NPAT. Công ty cũng chia sẻ rằng họ đã hoàn thành vượt kế hoạch của năm 2018. Tuy nhiên, số liệu cụ thể chưa được công bố.

    Quan điểm: Với lợi thế mạng lưới rộng khắp và chiến lược khác biệt, chúng tôi tin rằng VTP đã sẵn sàng để hưởng lợi từ sự bùng nổ của dịch vụ hậu cần thương mại điện tử, đặc biệt là trong mảng giao nhận liên tỉnh. VTP đang giao dịch ở mức PE là 22,6 lần, cao hơn mức trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực. Do đó, chúng tôi cho rằng cổ phiếu này phù hợp với các nhà đầu tư có thời gian đầu tư dài, có khẩu vị ưa thích doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao.


    Các nguồn định giá tham khảo khác


  • VDSC khuyến nghị NẮM GIỮ DHG

    DHG:CTCP Dược Hậu Giang

      Giá hiện tại % change (t-3) P/E P/B
    DHG 83.8 0.2% 16.93 3.53

    DHG đã công bố KQKD hợp nhất chưa soát xét cho năm 2018 với doanh thu giảm 4,3% so với năm 2017 và LNTT tăng trưởng 1,8% – Doanh thu sát với dự báo của HSC và lợi nhuận cao hơn 4% so với dự báo của chúng tôi. Công ty đã công bố KQKD cả năm với doanh thu thuần giảm 4,3% còn 3.887,8 tỷ đồng do mảng thuốc thương mại giảm kể từ Q3 năm ngoái, trong khi mảng thuốc sản xuất chỉ tăng trưởng ở mức một con số. Doanh thu mảng thương mại giảm do có sự thắt chặt quản lý thuốc theo toa kể từ Q3/2018. Về lợi nhuận, công ty đã công bố LNTT cả năm tăng trưởng 1,8% đạt 732,3 tỷ đồng nhờ tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện, chi phí quản lý & bán hàng giảm và hoàn nhập dự phòng cho các khoản đầu tư tài chính. LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ năm 2018 giảm 1,7% xuống còn 653,5 tỷ đồng. Theo kết quả này thì công ty chỉ hoàn thành lần lượt 97% và 95,4% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm.

    Cho năm 2019, HSC dự báo LNTT tăng trưởng 7,7% trong khi doanh thu thuần giữ nguyên – HSC dự báo doanh thu thuần đạt 3.915 tỷ đồng (tăng trưởng 0,7%) do doanh thu thuốc thương mại giảm nguyên năm. HSC dự báo LNTT đạt 788,8 tỷ đồng (tăng trưởng 7,7%). Các giả định chính như sau:

    1. Doanh thu tăng trưởng nhờ doanh thu thuốc sản xuất tăng 5,7% trong khi doanh thu thuốc thương mại giảm 23,5% do các hoạt động thương mại giảm.
    2. HSC dự báo lợi nhuận gộp đạt 1.785 tỷ đồng (tăng trưởng 4,4%); tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 45,9% (năm 2018 là 44,2%). Điều này là nhờ cơ cấu doanh thu được cải thiện với tỷ trọng đóng góp của thuốc sản xuất tăng.
    3. Công ty sẽ ghi nhận 9 tỷ đồng lợi nhuận tài chính thuần (năm 2018 là 11,7 tỷ đồng) do không còn khoản hoàn nhập dự phòng 10,8 tỷ đồng như năm ngoái.
    4. Chúng tôi dự báo chi phí bán hàng và quản lý gần như giữ nguyên ở1.021 tỷ đồng. Tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý/doanh thu khi đó sẽ là 25,9% so với mức 26,1% trong năm 2018.

    Theo đó, HSC dự báo LNTT và LNST 2019 lần lượt là 788,8 tỷ đồng (tăng trưởng 7,7%) và 704,2 tỷ đồng (tăng trưởng 7,8%). Giả định số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân không thay đổi, thì EPS là 5.386đ. P/E dự phóng là 15,7 lần.

    Quan điểm đầu tư – Lặp lại đánh giá Nắm giữ. Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 91.500đ, tương đương P/E dự phóng năm 2019 là 17 lần. Cổ phiếu hiện giao dịch với P/E dự phóng năm 2019 là 15,7 lần, chỉ thấp hơn 7,7% so với mức giá hợp lý theo ước tính của chúng tôi. Sự thay đổi trong mảng thuốc thương mại sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận do đây là mảng có tỷ suất lợi nhuận thấp. Trong khi đó sự tăng trưởng chậm lại ở mảng thuốc sản xuất mới là điều hiện đáng lo ngại nhất. Việc Taisho tỏ rõ ý định muốn tăng sở hữu tại DHG giúp câu chuyện M&A vẫn “nóng” và đây sẽ là động lực chính hỗ trợ giá cổ phiếu trong trung hạn.


    Các nguồn định giá tham khảo khác


     

Nguồn: VCSC, HSC, VDSC, chart bởi Admin

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.