Tổng hợp thông tin ĐHCĐ 2018: Ngành Ngân Hàng TCB MBB CTG VCB VIB LPB SHB VIB TPB

TCB – Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

KQKQ 2017 tăng trưởng tích cực. LNST đạt 6,446 tỷ đồng, tăng 105% yoy. Đây là năm thứ hai liên tiếp, TCB chứng kiến lợi nhuận tăng trưởng gấp đôi. Tín dụng tăng trưởng 15.96%, trong đó, dư nợ khách hàng tăng 12.78% lên 161 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp, đạt 1.61%, TCB đã hoàn tất mua lại và trích lập toàn bộ dự phòng số dư trái phiếu VAMC trong năm 2017. Huy động vốn tăng trưởng thấp, đạt 1.14%. Tổng tài sản ngân hàng tăng 14.5% yoy.

Kế hoạch kinh doanh năm 2018. Ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản năm 2018 đạt 17% yoy, huy động vốn tăng tới 40% yoy, dư nợ tín dụng tăng 18% yoy, tối đa không vượt quá hạn mức được SBV giao, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục duy trì mức thấp hơn 2%. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2018 đạt 10 nghìn tỷ đồng, tăng 24% yoy, bao gồm tăng trưởng hoạt động kinh doanh lõi và hạch toán lãi từ bán Techcombank Finance.

Kế hoạch bán cổ phiếu quỹ. TCB dự định chào bán 172 triệu cổ phần là cổ phiếu quỹ của ngân hàng trong năm 2018, trong đó, (1) 17 triệu cổ phiếu phát hành ESOP theo phương án đã thông qua liên tục trong các ĐHCĐ từ năm 2014, tỷ lệ 1.5% vốn điều lệ, giá 10,000 đồng/cp; (2) Bán 155 triệu cổ phiếu quỹ cho nhà đầu tư trong và ngoài nước, giá không thấp hơn giá mua cổ phiếu quỹ (23,445 đồng/cp). Nếu thành công và bán được với giá cao, TCB sẽ ghi nhận lãi và thặng dư vốn từ bán số lượng cổ phiếu quỹ nói trên.

Mở giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại TCB lên mức tối đa là 30%, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược. Việc nâng giới hạn tỷ lệ sở hữu này có thể được thực hiện một hoặc nhiều lần phù hợp với việc bán cổ phần/cổ phiếu quỹ trên thực tế. Hiện TCB cũng đang tích cực gặp gỡ, tìm và trao đổi cơ hội hợp tác với các nhà đầu tư chiến lược đến từ Mỹ và châu Âu.

Kế hoạch niêm yết cổ phiếu. TCB dự kiến niêm yết cổ phiếu trong năm 2018, sau khi hoàn tất bán cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài. Đại diện TCB khẳng định thời điểm niêm yết này sẽ mang lại giá trị cao nhất cho cổ đông và tuân thủ quy định của pháp luật.

Rủi ro: (1) Tỷ lệ cho vay/tiền gửi cao, đạt 94.08% có thể kìm hãm tốc độ tăng trưởng tín dụng và giảm NIM của ngân hàng do phải đẩy mạnh huy động vốn; (2) Chất lượng tài sản khác cần chú ý.

MBB – Ngân hàng TMCP Quân đội – P/E fw 11x – P/B fw 1.7x

Dự báo KQKD 2018.

BSC dự báo LNST năm 2018 đạt 5,165 tỷ đồng, tăng 48% yoy. EPS 2018 là 2,729 đồng/cp (trừ 6% quỹ khen thưởng phúc lợi). Giá trị ghi sổ của cổ phiếu năm 2018 là 17,490 đồng/cp.

Catalysts:

  • LNST tiếp tục tăng trưởng mạ
  • Cổ tức và cổ phiếu thưởng Dự kiến, quý 2-3/2018, ngân hàng sẽ thực hiện chi trả 5% cổ tức bằng cổ phiếu còn lại của năm 2017 và 14% cổ phiếu thưởng. Năm 2018, MBB đặt mục tiêu thanh toán 11% cổ tức.

Rủi ro đầu tư: Nếu sáp nhập PGBank sẽ làm tăng quy mô nợ xấu, chi phí dự phòng rủi ro nợ xấu của ngân hàng.

Cập nhật doanh nghiệp

  • LNTT năm 2017 tăng 44% yoy, và vượt 25% so với kế hoạch. Đây cũng là năm ngân hàng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2011 trở lại đây.
  • Tích cực xử lý nợ xấ Tỷ lệ nợ xấu giảm còn 1.2%, ngân hàng đã hoàn tất trích lập dự phòng trái phiếu VAMC. 1,322 tỷ đồng trích lập trái phiếu VAMC sẽ không còn xuất hiện trong báo cáo tài chính MBB từ năm 2018, EPS tăng thêm 583 đồng/cp
  • Kế hoạch kinh doanh Dư nợ cho vay tăng 15% yoy, huy động tăng 11% yoy, LNTT hợp nhất đạt 6,800 tỷ đồng (+ 47% yoy). EPS 2018 của ngân hàng là 2,676 đồng/cp.
  • LNTT quý 1/2018 ước đạt 1,600 tỷ đồng, +44% yoy.
  • MBB đặt kế hoạch thoái vốn và giảm tỷ lệ sở hữu một số công ty thành viên.
  • MBB nghiên cứu và tìm hiểu cơ hội sáp nhập với
  • Cổ tức cao, vốn điều lệ dự kiến tăng lên 21,605 tỷ đồ
  • Ngân hàng chưa có kế hoạch mở room cho nhà đầu tư nước ngoài. MBB hiện đã kín room là 20%.

LPB – NH TMCP Bưu điện Liên Việt – P/E fw 6.5x – P/B fw 0.96x

Dự báo KQKD 2018.

BSC dự báo LNST 2018 của ngân hàng đạt 1,536 tỷ đồng, +12% yoy. Khi đó, EPS 2018 là 2,278 đồng/cp, BV là 15,803 đồng/cp.

Điểm nhấn đầu tư

  • Định giá rẻ, P/B hiện tại là 12x và P/B điều chỉnh là 1.3x.
  • Cho vay tăng 29% trong năm 2017, tỷ lệ cho vay/huy động thấp, đạt 78%, LPB còn nhiều tiềm năng tăng trưởng tín dụng.
  • LNST 2017 tăng đến 73%, NIM cao và đang tăng đạt 3.6% nhờ CASA lớn, đạt 28.39%. Các hệ số ROA và ROE tăng gấp đôi, đạt lần lượt là 0.9% và 15.45%.
  • Nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp, đạt 07%, và đạt 2.01% nếu tính cả trái phiếu VAMC. Tổng tài sản nghi ngờ theo tính toán của chúng tôi là 8,911 tỷ đồng, tương đương 94.97% tổng vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
  • LPB là một trong những ngân hàng sở hữu mạng lưới rộng nhất cả nước, phủ đến tận các quận, huyện (cao hơn VCB, BID,…). Nhiều điểm giao dịch bưu điện đang và sẽ được chuyển đổi thành phòng giao dịch ngân hàng (185 điểm trong năm 2018), cho phép LPB phát triển các dịch vụ ngân hàng toàn diện hơn.

Catalysts:

  • Mở room và phát hành thêm cho đối tác chiến lược
  • Kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 7,500 tỷ đồng hiện tại lên mức 10,369 tỷ đồ
  • Kế hoạch chuyển sàn từ Upcom lên

Rủi ro đầu tư

  • Danh mục cho vay bất động sản và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn (38%). LPB sở hữu 1,160 tỷ đồng tài sản có khác liên quan đến các doanh nghiệp bất động sả Do đó, chi phí dự phòng rủi ro có thể tăng trong thời gian tới.
  • Lãi suất trái phiếu Chính phủ và lãi suất vay repo liên ngân hàng tăng làm giảm lợi nhuận các khoản đầu tư trái phiếu Chính phủ và vay repo của

CTG – Ngân hàng TMCP Công Thương – P/E fw 10.1x – P/B fw 1.7x

Dự báo KQKD 2018.

Vietinbank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 14%, vốn huy động tăng từ 10-14%; LNTT năm 2018 đạt 10,800 tỷ đồng, tăng 17% yoy, khi đó EPS là 2,900 đồng/cp, giá trị ghi sổ là 17,110 đồng/cp.

Cập nhật doanh nghiệp

  • KQKD quý 1/2018. TTS tăng 6%, đạt 1,112 nghìn tỷ. Tổng dư nợ tăng 3.3%, đạt 868,000 tỷ (cao hơn trung bình ngành là 2.23%). Nguồn vốn huy động vượt hơn 1 triệu tỷ đồng, chủ yếu từ thị trường 1. Lợi nhuận Quý 1/2018 của CTG đạt hơn 3,000 tỷ (+20% cùng kỳ)
  • Tháng 1/2018 ngân hàng đã tất toán hết 2500 tỷ nợ xấu đã bán cho VAMC, hiện ngân hàng không còn nắm giữ TP đặc biệt do VAMC phát hành. Tỷ lệ nợ xấu thấp, tính đến 31/12/2017 tỷ lệ nợ xấu/dư nợ TD của ngân hàng là 13%
  • Hiệu quả kinh doanh 2017 ở mức trung bình, NIM tăng từ 6 lên 2.7%. ROA giảm từ 0.98% xuống 0.9%, ROE tăng từ 11.6% lên 12.02%.
  • Ngân hàng đang chờ CP và NHNN xét duyệt đề án tăng vốn điều lệ. Năm 2017 đã phát hành 4,200 tỷ trái phiếu thứ cấp và dự định sẽ tiếp tục phát hành trong năm nay
  • Dự án Corebanking mới đã cơ bản hoàn thiện, tạo lợi thế dẫn trước các ngân hàng khác
  • Chính thức chấm dứt giao dịch sáp nhập PGBank vào Vietinbank

SHB – Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội – P/E fw 3.9x – P/B fw 1.1x

Dự báo KQKD 2018.

SHB đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 15%, vốn huy động đạt 250,617 tỷ đồng (+18.82%); LNTT năm 2018 đạt 2,050 tỷ đồng, tăng 6.4% yoy, khi đó EPS là 2,900 đồng/cp; giá trị ghi sổ là 10,003 đồng/cp.

Cập nhật doanh nghiệp

  • KQKD quý 1/2018. TTS tăng 6%, đạt hơn 286 nghìn tỷ đồng. Tổng dư nợ tăng 17.6%, đạt 202,487 tỷ đồng (khá cao so với trung bình ngành là 2.23%), chủ yếu từ thị trường 1. Lợi nhuận Quý 1/2018 của SHB đạt 502,57 tỷ đồng(+60% cùng kỳ)
  • SHB dự định tăng vốn điều lệ thêm 1,203 tỷ đồng theo phương thức trả cổ tức 2017 bằng cổ phiếu tỷ lệ 10%
  • Hiệu quả kinh doanh 2017 cải thiện đáng kể. ROA tăng từ 39% lên 0.56%, ROE tăng từ 6.9% lên 10.42%. NIM đạt 1.9%.
  • Tính đến 31/12/2017 ngân hàng đã ghi nhận và trích lập dự phòng 8119 tỷ nợ bán cho VAMC (tăng thêm 295 tỷ so với 2016), theo đề án sát nhập Habubank đã được NHNN phê duyệt từ
  • Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 87% năm 2016 lên 2.33% năm 2017
  • Ngân hàng sẽ cho ra mắt công ty tài chính tiêu dùng SHBFC và tháng 7/2018, dự tính mang lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng. SHB cũng dự định chuyển đổi cơ cấu thu nhập trong 5 năm tới 30-40% đến từ dịch vụ

VIB – Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – P/E fw 12x – P/B fw 1.75x

Kế hoạch kinh doanh 2018.

Ngân hàng đặt mục tiêu LNTT năm 2018 đạt 2,005 tỷ đồng, +43% yoy. EPS của ngân hàng là 2,902 đồng/cp (trừ 4% quỹ khen thưởng phúc lợi), giá trị ghi sổ (BV) ước tính là 19,965 đồng/cp. Mục tiêu nội bộ, LNTT đạt 2,500 tỷ đồng, EPS là 3,619 đồng/cp, BV ước tính là 20,682 đồng/cp vào cuối năm 2018.

Catalysts:

  • Phát hành riêng lẻ và chào bán cổ phiếu quỹ cho nhà dầu tư nước ngoài với giá
  • Chuyền sàn niêm yết từ Upcom lên HOSE
  • Hoạt động kinh doanh lõi duy trì tốc độ tăng trưởng cao

Cập nhật doanh nghiệp

  • Tổng dư nợ tín dụng tăng 29% yoy đạt 84 nghìn tỷ đồng, LNST đạt 1,124 tỷ đồng, +100% ROA và ROE tăng lên mức lần lượt là 0.99% và 12.83%.
  • Ngân hàng đặt mục tiêu tín dụng tăng trưởng 25% yoy, huy động tăng 20% yoy, LNTT đạt 2,005 tỷ đồng, phấn đấu đạt 2,500 tỷ đồng, EPS là 3,619 đồng/cp.
  • VIB đã tích cực xử lý nợ xấu trong năm 2017, tuy nhiên, tỷ lệ bao nợ xấu còn thấ Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2017 là 2.49% Nếu loại trừ khoản nợ xấu trị giá 1,094 tỷ đồng mua về từ VAMC và hạch toán nội bảng, giá trị nợ xấu của VIB thực tế giảm 43% yoy. Tỷ lệ nợ xấu bao gồm cả nợ bán cho VAMC là 3.49%. Ngân hàng đặt kế hoạch xử lý toàn bộ nợ xấu cũ trong năm 2018, kỳ vọng ghi nhận hoàn nhập dự phòng. Tuy nhiên, tỷ lệ bao nợ xấu thấp, đạt 48%.
  • Kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 8,100 tỷ đồng (+43.5% yoy) qua phát hành riêng lẻ, chia cổ phiếu thưởng và chào bán cổ phiếu quỹ. Thực hiện trong 2018 và muộn nhất là quý 1/2019.
  • Kế hoạch chuyển sàn sang HOSE thực hiện trước quý 1/2019
  • Cổ tức 2017 là 5% tiền mặt

TPB – Ngân hàng TMCP Tiên Phong – P/E fw 10.5x – P/B fw 1.53x

Dự báo KQKD 2018.

TPB đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 18%; 66% tăng trưởng LNST trong năm 2018, sau đó, cho vay và LNTT tăng trưởng lần lượt là 20%/năm và 32%/năm từ 2018-2022. Khi đó, LNST 2018 đạt 1,600 tỷ đồng,EPS là 2,883 đồng/cp, giá trị ghi sổ là 19,690 đồng/cp.

Cập nhật doanh nghiệp

  • LNST tăng 49% yoy đạt 964 tỷ đồng trong năm 2017 nhờ cho vay tăng 35.97%, NIM tăng từ mức 2.79% lên 2.94% và thu nhập ngoài lãi tăng đến 133% yoy.
  • KQKD quý 1/2018 tiếp tục khả quan. LNTT đạt 513 tỷ đồng, tăng 149% Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp, đạt 0.95%.
  • Ngân hàng có khoảng 2,400 tỷ đồng lợi nhuận chưa ghi nhận từ danh mục đầu tư trái phiếu Chính phủ, tính đến tháng 3/2018.
  • Hiệu quả kinh doanh cải thiện mạnh. NIM tăng lên 94%, ROA và ROE tăng lần lượt từ 0.62% lên 0.84% và từ 10.79% lên 15.59%.
  • Nợ xấu được kiểm soát ở mức 1.1%, nếu tính cả nợ xấu đã bán cho VAMC tỷ lệ này tăng lên đến 05%. Tỷ lệ dự phòng rủi ro nợ xấu/tổng nợ xấu là 97%, tương đối cao so với các ngân hàng khác (trung vị là 79.49%).
  • TPB dẫn đầu về số hóa ngân hàng. Điều này không chỉ giúp TPB thu hút thêm khách hàng mới, đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng trẻ mà còn đóng góp tăng CASA, tăng huy động, tăng thu nhập cho

Rủi ro đầu tư

  • Tổng tài sản nghi ngờ tăng 1255 lên 10,863 tỷ đồng
  • Rủi ro thanh khoản
  • Rủi ro lãi suất tăng

Nguồn BSC

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.