TIN THẾ GIỚI
-
- Dow Jones giảm 457,21 điểm, tương đương 1,89%, xuống 23.764,78 điểm. S&P 500 giảm 60,2 điểm, tương đương 2,05%, xuống 2.870,12 điểm. Nasdaq giảm 189,79 điểm, tương đương 2,06%, xuống 9.002,55 điểm.
- Số liệu ngày 12/5 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tại Mỹ giảm mạnh nhất kể từ Đại suy thoái do lực cầu xăng và dịch vụ, như hàng không, giảm mạnh vì người dân ở nhà. Tuy nhiên, giá thực phẩm tăng 2,6%, nhiều nhất kể từ tháng 2/1974, khiến một số nhà đầu tư lo ngại về suy thoái lạm phát.
- Giá dầu Brent tương lai tăng 35 cent, tương đương 1,2%, lên 29,98 USD/thùng.
- Giá dầu WTI tương lai tăng 1,64 USD, tương đương 6,8%, lên 25,78 USD/thùng.
TIN TRONG NƯỚC
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ra quyết định hạ nhiều loại lãi suất từ 13/5. Cụ thể :
-
- Lãi suất tái cấp vốn giảm từ 5%/năm xuống 4,5%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 3,5%/năm xuống 3%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN với các ngân hàng từ 6%/năm xuống 5,5%/năm.
-
- Lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở giảm từ 3,5%/năm xuống 3%/năm.
-
- NHNN cũng quy định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD), trong đó tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 0,5%/năm xuống 0,2%/năm, lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng giảm từ 4,75%/năm xuống 4,25%/năm, lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), Tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM) giảm từ 5,25%/năm xuống 4,75%/năm.
-
- Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016 cũng được điều chỉnh giảm từ 5,5%/năm xuống 5%/năm, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của QTDND và TCTCVM đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 6,5%/năm xuống 6%/năm.
VN – INDEX
Phiên giao dịch 12/5 diễn ra khá tích cực với sắc xanh hiện diện trên cả 3 chỉ số. Theo đó, VN-Index đóng cửa tăng 6,99 điểm (0,84%) lên 835,32 điểm, HNX-Index tăng 0,18% lên 111,78 điểm và UPCom-Index tăng 0,27% lên 53,63 điểm.
Giao dịch khối ngoại cũng là điểm sáng khi họ trở lại 68,5 tỷ đồng trong phiên hôm nay. Mặc dù lượng mua ròng không lớn nhưng đây là tín hiệu khởi sắc sau chuỗi bán ròng quyết liệt của khối ngoại trong vài tháng qua. Cụ thể :
-
- Trên HoSE, khối ngoại đã mua ròng với giá trị 94,61 tỷ đồng trong phiên hôm nay.
- Trên HNX, khối ngoại có phiên bán ròng nhẹ với giá trị 3,56 tỷ đồng.
- Trên UPCom, khối ngoại cũng bán ròng 1,8 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 22,57 tỷ đồng.
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG
VN-Index dự báo sẽ tiếp tục có các nhịp rung lắc, điều chỉnh đan xen trên đường hướng đến thử thách vùng kháng cự mạnh 860-880 điểm trong những phiên kế tiếp. Khối ngoại mua ròng trở lại trong bối cảnh NHNN giảm một loạt các lãi suất điều hành là các yếu tố đã hỗ trợ cho tâm lý nhà đầu tư và có thể sẽ giúp thị trường tiếp tục có diễn biến khởi sắc trong ngắn hạn. Dù vậy, việc các doanh nghiệp có thể phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2020 do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp có thể không như kỳ vọng sẽ là các yếu tố khiến cho các nhóm cổ phiếu trên thị trường có thể rơi vào trạng thái phân hóa mạnh.
CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ
Nhà đầu tư duy trì tỷ trọng danh mục ở mức 30-40% cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể xem xét bán trading một phần vị thế ngắn hạn đang có trong danh mục trong các phiên thị trường tăng điểm mạnh tại vùng kháng cự 845-860 điểm.
DANH MỤC CỔ PHIẾU KHUYẾN NGHỊ
TIN DOANH NGHIỆP
PEN : Sau quý đầu tiên thua lỗ, HĐQT CTCP Xây lắp III Petrolimex đã thông qua kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2020 lần lượt ở mức 255 tỷ đồng và 7.81 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận từ đầu tư bên ngoài là 5.04 tỷ đồng. So với kết quả của năm 2019, PEN đặt mục tiêu doanh thu 2020 giảm 28%, trong khi lợi nhuận tăng 88%. Khép lại quý 1/2020, doanh thu thuần của PEN giảm 74% so với cùng kỳ năm 2019. Biên lãi gộp đã giảm từ 9% xuống còn 4%. Doanh thu giảm trong khi chi phí tăng cao khiến PLX chịu lỗ ròng hơn 6 tỷ đồng.
KBC : Ngày 11/05/2020, HĐQT của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP vừa thông qua phương án kinh doanh tại dự án khu công nghiệp Quang Châu với CTCP Khu Công nghiệp Sài Gòn – Bắc Giang (SBG). Dự án này tọa lạc tại KCN Quang Châu, tỉnh Bắc Giang. Về tỷ lệ góp vốn, phía KBC sẽ góp tối đa 300 tỷ đồng và không vượt quá 80% tổng mức đầu tư dự án.
AME : CTCP Alphanam vừa đăng ký mua 3.4 triệu cp của CTCP Alphanam E&C từ ngày 13/05-08/06. Nếu mua thành công, CTCP Alphanam sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại AME từ 5.5% (1.4 triệu cp) lên 18.96% (4.8 triệu cp). Giao dịch sẽ được thực hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
PLC : Chia cổ tức tiền mặt 14%, kế hoạch lãi 2020 giảm 29%.
Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020. Công ty dự kiến trình kế hoạch phân phối cổ tức năm 2019 với tỷ lệ 14%, tương đương số tiền chi ra 113 tỷ đồng.
Đặt kế hoạch kinh doanh cho năm 2020, công ty đề xuất sản lượng kinh doanh 345.855 tấn, giảm 11% so với năm trước. Chỉ tiêu doanh thu thuần là 5.016 tỷ đồng, giảm 19% và lợi nhuận sau thuế 103,6 tỷ đồng, giảm 29%. Cổ tức ở mức tối thiểu 80% lợi nhuận sau thuế (tức khoảng 82,7 tỷ đồng, tỷ lệ tối thiểu trên 10%).Hóa dầu Petrolimex cho biết kế hoạch này chưa bao gồm yếu tố trích lập dự phòng và công ty Vận tải Hóa dầu VP (công ty liên kết) do chưa đánh giá được đầy đủ dự kiến tác động của các yếu tố này đến lợi nhuận chung.
BÁO CÁO CẬP NHẬT
CTCP NHỰA BÌNH MINH ( HOSE – BMP )
- Hưởng lợi từ giá dầu thấp kỷ lục. Kết quả KQKD quý 1/2020 tăng
Bất chấp dịch COVID-19, BMP vẫn công bố KQKD Q1 đầy lạc quan:
Doanh thu thuần đạt 1.020 tỷ đồng (+9,5% YoY) và LNST sau CĐTS đạt 102,4 tỷ (+12,4% YoY). Động lực chính:
-
- Sản lượng hàng bán tốt (+10,1% YoY; thị phần tăng 1-2%)
- BLN gộp mở rộng lên 24,1% (+150 bps YoY; +220 bps QoQ)
- Sụt giảm các khoản lỗ tài chính (-61,8% YoY).
Bảng cân đối kế toán và dòng tiền hoạt động của BMP vượt trội. Đến cuối 1Q20, lượng tiền mặt và tiền gửi của BMP là 954,3 tỷ đồng (+38,4% YTD; 32,4% tổng tài sản), trong khi đòn bẩy ở mức không đáng kể (D/E 0,02 lần). Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt giảm xuống 70 ngày – thấp nhất trong FY15-1Q20
- Luận điểm đầu tư
Triển vọng 2Q20 tích cực: Sản lượng bán hàng lạc quan, khả năng cao giá bán không đổi và nguyên vật liệu đầu vào thuận lợi
-
- Giá nguyên liệu đầu vào thuận lợi nhờ giá dầu thế giới giảm mạnh. Theo Bloomberg, giá hạt nhựa PVC hàng tháng đã giảm còn 630 USD/tấn trong tháng 4/2020 (-22,2% YoY; -21,7% MoM). Hơn nữa, Ban lãnh đạo BMP mới đây cho biết rằng giá hạt nhựa PVC của Công ty cho các đơn hàng tháng 5-6 giảm mạnh 20%-30% YTD and YoY. Giá PVC thuận lợi hỗ trợ BLN gộp trong 2Q20-3Q20, trong đó, chúng tôi kỳ vọng BLN gộp 3Q2020 sẽ mở rộng mạnh hơn.
- Tăng trưởng sản lượng tiêu thụ 2Q20 ổn định và giá không đổi.Theo Ban Lãnh Đạo, sản lượng bán hàng tháng 4/2020 tăng tốt 6-7% YoY, trong đó, chúng tôi lưu ý việc giãn cách xã hội toàn quốc được Việt Nam triển khai trong 22 ngày đầu tháng 4. Cả Quý 2/2020, BMP dự kiến tăng trưởng sản lượng tiêu thụ duy trì ở mức 6-7% YoY. Mặc dù giá nguyên liệu đầu vào thuận lợi, BLĐ bỏ ngỏ liệu điều này chỉ tồn tại trong ngắn hạn, do đó dự báo sẽ không có thay đổi trong giá bán. Nhờ giá nguyên liệu đầu vào hỗ trợ, chúng tôi nhận thấy áp lực tăng cao lên chiết khấu bán hàng
Triển vọng kinh doanh quý 2-3 năm 2020 đầy hứa hẹn.
Trong thảo luận KQKD 1Q20, BMP cho biết khối lượng tiêu thụ 4T20 ở mức rất khả quan (+8-9% YoY; sản lượng tiêu thụ tháng 4: +6-7% YoY bất chấp việc giãn cách xã hội trên cả nước). Cho cả Quý 2/2020, BMP tự tin sản lượng tiêu thụ tăng trưởng 6-7% YoY. Đáng chú ý, theo dữ liệu từ Bloomberg, giá hạt nhựa PVC trong tháng 4 2020 giảm còn 630 USD/tấn (-22% YoY & MoM), trong khi BMP khẳng định các đơn hàng PVC trong tháng 5,6 đã giảm mạnh 20-30% YoY & YTD. Chúng tôi kỳ vọng BLN gộp mở rộng trong Quý 2 và mạnh mẽ hơn trong Quý 3 do độ trễ giữa lượng hàng tồn kho và bán hàng theo thời gian.
Ở kịch bản cơ sở (Covid-19 kiểm soát tốt vào cuối Quý 2), dự báo doanh thu thuần năm 2020 đạt 4.690,6 tỷ đồng (+8,0% YoY) và LNST sau CĐTS đạt 486,9 tỷ đồng (+15,2% YoY). Giả định chính :
-
- Sản lượng tiêu thụ tăng 7,6% YoY và
- Giá nguyên liệu đầu vào giảm 5% trong 3 quý còn lại của năm 2020.
- Triển vọng tương lai tích cực (tốc độ tăng trưởng kép LN ròng GĐ FY19-22 là 9,4%), cùng với tiềm lực tài chính mạnh và kế hoạch vốn lưu động thấp cho phép BMP tiếp tục duy trì, thậm chí củng cố chính sách cổ tức tiền mặt nhất quán và hấp dẫn. BVSC dự báo cổ tức tiền mặt FY20-22 dao động từ 4.500- 5.500 đồng/cp, suất cổ tức hấp dẫn 10,0%-12,2% so với giá hiện tại.
- Định giá
BMP đóng cửa ở mức 47.000 đồng/cp ngày 12/05/2020, giao dịch tại mức PER 2020F là 7,6 lần và EV/EBITDA 2020F là 3,4 lần so với mức trung bình của các công ty trong ngành là 11,7 lần và 5,2 lần. Duy trì khuyến nghị OUTPERFORM với mức giá mục tiêu 63.000 đồng/cp, tiềm năng tăng giá 40%, P/E hợp lý là 10,6 lần, và mức EV/EBITDA hợp lý 5,1 lần.
Theo chúng tôi, BMP đang ở vị thế cạnh tranh tốt nhất, hưởng lợi lớn nhất từ sự hợp nhất ngày càng tăng của ngành nhựa xây dựng và gia tăng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng về dài hạn, nhờ vào các lợi thế cạnh tranh:
-
- Tài sản thương hiệu lâu đời
- Bảng CĐKT mạnh giúp BMP vượt qua các công ty cùng ngành cả trong đảm bảo lợi nhuận, tránh các gánh nặng tài chính và thúc đẩy gia tăng thị phần,
- Chuỗi sản xuất hàng đầu, hầu như không nhập khẩu (97-98% nguyên liệu đầu vào được mua trong nước
- Đội ngũ quản lý xuất sắc nhất. Những lợi thế cạnh tranh này chứng minh đã trang bị BMP tốt, mang lại nhiều thành quả, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát.
ThanhCongWM Team