PVT: Triển vọng lợi nhuận bền vững
Tổng quan
PVTrans là công ty con của PVN (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) được thành lập từ năm 2002. Hiện nay PVTrans là công ty có đội tàu chở dầu lớn nhất Việt Nam (17 tàu chở dầu và 1 tàu FSO), phục vụ nhu cầu vận chuyển cho sản xuất và tiêu thụ dầu khí tại Việt Nam. Với vốn đầu tư mạnh vào sản xuất dầu khí và nhu cầu các sản phẩm dầu khí trong nước tăng (xăng, LPG, dầu diesel…), PVT đạt tăng trưởng doanh thu ổn định 7%/năm trong 5 năm qua và tiếp tục phát triển đội tàu và tăng công suất nhằm phục phụ nhu cầu phát triển của đất nước.
Hiện tại, PVN là cổ đông chính của PVT với tỷ lệ sở hữu là 51%. Nhà đầu tư Nước ngoài sở hữu 26,5% cổ phần. Tổng số cổ phiếu đang lưu hành tính đến thời điểm hiện tại là 281 triệu cp.
Kết quả kinh doanh quý 2/2016
Trong quý 2/2016, PVT đạt tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận ròng. Doanh thu đạt 1.737 tỷ đồng +22,8% so với cùng kỳ năm trước nhờ tất cả các lĩnh vực đều đạt tăng trưởng.
Phân khúc vận tải ghi nhận doanh thu tăng 3,3% YoY trong quý 2/2015, đạt 748 tỷ đồng. Vận tải dầu thô ổn định nhờ đơn hành từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất trong năm 2016. Do giá xăng ở mức thấp, BSR cần vận hành Dung Quất ở mức vượt công suất (6,5 triệu tấn dầu thô) để bù đắp cho giá bán giảm. Trong năm 2016, nhu cầu của Dung Quất có thể đạt 7,2 triệu tấn dầu (vượt 10% công suất), khiến tăng khối lượng công việc của PVT trong mảng vận tải dầu thô và sản phẩm dầu khí. Về chính sách giá, ngay cả khi giá dầu ở mức thấp trong 6T2016 (khoảng 35-45 USD/ thùng), cước vận tải của PVT không điều chỉnh giảm nhiều.
Phân khúc vận hành bảo dưỡng FSO/FPSO: Trong quý 2/2015, tàu FSO Đại Hùng Queen chỉ đóng góp doanh thu từ tháng 5. Do đó, phân khúc FSO ghi nhận tăng trưởng doanh thu mạnh trong quý 2/2016, đạt 178 tỷ đồng +40% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ suất lợi nhuận gộp phân khúc này là 25%, giảm từ 51% trong quý 2/2015 do điều chỉnh giá trong năm nay. Do mỏ Đại Hùng ước tính hoạt động trong 10 năm, doanh thu và lợi nhuận phân khúc này sẽ ổn định trong dài hạn. Tỷ suất lợi nhuận cũng sẽ cải thiện khi giá dầu tăng.
Tổng cộng lại, lợi nhuận gộp của PVT trong quý 2/2016 đạt 217 tỷ đồng +14% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm còn 12,5% từ 13,4% trong quý 2/2015 chủ yếu do tỷ suất lợi nhuận mảng FSO giảm.
Nhờ tỷ giá USD/VND ổn định, PVT không ghi nhận lỗ tỷ giá trong quý 2/2016, so với lỗ 30 tỷ đồng trong quý 2/2015. Vào cuối năm 2015, PVT có nợ dài hạn khoảng 110 triệu USD, cho thấy với mỗi 1% đồng VND giảm giá, PVT sẽ ghi nhận lỗ 24,7 tỷ đồng (~4,5% lợi nhuận trước thuế 2015). Theo quan điểm của chúng tôi, đây là yếu tố đáng kể duy nhất có thể khiến cổ phiếu giảm giá mà nhà đầu tư cần quan tâm. Mảng FSO và hợp đồng cho thuê tàu định hạn của PVT tính theo đồng USD do đó có thể giảm một phần rủi ro tỷ giá. Mỗi năm, PVT trả khoảng 25-30 triệu USD nợ vay.
Lợi nhuận trước thuế quý 2/2016 đạt 176 tỷ đồng +33,6% so với cùng kỳ năm trước. Nếu không bao gồm yếu tố tỷ giá, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế có thể đạt 9% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận ròng đạt 142 tỷ đồng +32% so với cùng kỳ năm trước trong đó, lợi nhuận ròng thuộc về công ty mẹ đạt 109 tỷ đồng. Lũy kế 6T2016, PVT hoàn thành 82% kế hoạch năm về lợi nhuận trước thuế là 350 tỷ đồng.
Triển vọng nửa cuối năm 2016
Tăng trưởng lợi nhuận mạnh trong nửa đầu 2016 nhờ:
- Nhu cầu trong nước tăng mạnh
- Giá thuê tàu định hạn quốc tế từ đầu năm 2016 ở mức tốt
- Tàu FSO Đại Hùng Queen đóng góp lợi nhuận đầy đủ so với chỉ 1 tháng trong 6T2015
- Tỷ giá USD/VND ổn định
Ước tính
Chúng tôi ước tính doanh thu 2016 của PVT đạt 6.300 tỷ đồng +9,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu vận tải có thể tăng 6% , doanh thu thương mại tăng 15% và FSO tăng 12%. Lợi nhuận gộp có thể đạt 823 tỷ đồng +5,9% so với năm trước, tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 13,1% (so với 13,5% trong 2015). Tỷ suất lợi nhuận giảm chủ yếu do tỷ suất lợi nhuận mảng FSO giảm so với năm trước.
Lợi nhuận từ HĐKD có thể đạt 577 tỷ đồng +23,9% so với năm trước do lợi nhuận gộp tăng và lỗ tỷ giá giảm đáng kể. Tỷ suất lợi nhuận từ HĐKD có thể tăng từ 8,1% trong 2015 lên 9,2% trong năm nay. Ước tính này dựa trên giả định tỷ giá USD/VND cuối năm là 23.000 đồng, tương ứng lỗ tỷ giá khoảng 40 tỷ đồng cho cả năm (so với 132 tỷ đồng năm 2015).
Lợi nhuận trước thuế có thể đạt 680 tỷ đồng +24,6% so với năm trước. Lợi nhuận ròng có thể đtạ 544 tỷ đồng +25,8% so với năm trước. Giả định lợi nhuận thuộc về cổ đông thiểu số là 109 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế và lợi ích cổ đông thiểu số có thể đạt 435 tỷ đồng +18,3% so với năm trước, tương ứng EPS 2016 là 1.547 đồng. Dự báo của chúng tôi bao gồm lợi ích thuộc về cổ đông thiểu số giảm 8 tỷ đồng so với 6T2016. Nguyên nhân do trong tháng 7/2016, PVT đã mua lại CTCP Vận tải Nhật Việt, đây là công ty con của GSP. PVT chỉ sở hữu 67% GSP do đó sau khi giao dịch, lợi ích thuộc về cổ đông thiểu số giảm.
Năm 2017, chúng tôi ước tính doanh thu đạt 6.490 tỷ đồng +3% so với năm 2016. Lợi nhuận gộp có thể đạt 869 tỷ đồng +5,5% so với năm 2016. Lợi nhuận trước thuế ước tính đạt 707 tỷ đồng +4% so với năm 2016. Chúng tôi giả định năm 2017, đồng VND sẽ giảm 2% còn 23.500 đồng/USD, tương ứng lỗ tỷ giá 40 tỷ đồng. Với mỗi 1% đồng VND giảm giá, PVT có thể chịu thêm 20 tỷ đồng lỗ tỷ giá.
Lợi nhuận ròng sau thuế (NPAT) và lợi nhuận sau thuế và lợi ích cổ đông thiểu số (NPATMI) đạt 566 tỷ đồng (+4% so với năm 2016) và 459 tỷ đồng (+5,3%). EPS 2017 có thể đạt 1.630 đồng.
Định giá và Khuyến nghị
Ở mức giá hiện tại là 14.650 đồng/cp, PE và PB dự phóng 2016 của PVT là 9,4x và 1,1x. Chúng tôi cho rằng mức định giá này chưa phản ánh đầy đủ triển vọng tăng trưởng và giá trị tài sản của PVT. PVT có nguồn khối lượng công việc tốt và ngày càng tăng, dòng tiền ổn định để trả nợ và nhiều cơ hội phát triển trong 5 năm tới. Do đó, chúng tôi khuyến nghị MUA cổ phiếu PVT với giá mục tiêu 1 năm là 17.500 đồng/cp (+19,4% so với giá hiện tại) dựa trên PE mục tiêu là 11x và PB mục tiêu là 1,3x. Theo quan điểm của chúng tôi, PVT là khoản đầu tư dài hạn tốt và xứng đáng 1 mức định giá cao hơn giá trị P/B trong quá khứ (mức trung bình 3 năm là 0,8x), và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn sẽ là yếu tố tăng trưởng chính (dự phóng 2018) cùng với bảng cân đối kế toán mạnh với lượng tiền mặt dồi dào.
Rủi ro giảm giá: đồng VND giảm mạnh hơn ước tính khiến lợi nhuận từ HĐKD giảm.
Xem báo cao đầy đủ tại đây
SSI Research
congvt@ssi.com.vn