Xu hướng thị trường đang tích cực dần lên – 8 cổ phiếu cho tháng 8: ACB POW FPT HPG TCM KSB MSN PLX

Trong quý 2/2018, TTCK Việt Nam diễn biến kém tích cực do chịu tác động từ

(1) Rủi ro từ chiến tranh thương mại Mỹ Trung;

(2) Đồng USD tăng giá, đồng CNY mất giá, tỷ giá USD/VND tăng làm VND mất giá gần 2% so với USD kể từ đầu năm;

(3) Khối ngoại liên tục bán ròng trong tháng 4 và tháng 5 (khối ngoại vừa cơ cấu danh mục và rút ròng khỏi TTCK theo xu hướng chung toàn cầu )

(4) TTCK VN chưa được vào danh sách xem xét nâng hạng trong kỳ đánh giá hàng năm của MSCI.

Sang tháng 7, TTCK Việt Nam tiếp tục gặp khó khi cuộc chiến thương mại của Mỹ- Trung Quốc chính thức khởi động và các mặt hàng đầu tiên của cả 2 nước bắt đầu bị áp thuế cao.

Dẫu vậy cuối tháng 7 đầu tháng 8 là mùa công bố KQKD bán niên, định giá tương đối hấp dẫn nếu xét trên tăng trưởng lợi nhuận đã hỗ trợ  cho chỉ số trong giai đoạn này. P/E của VN-Index và VN30-Index thời điểm đầu tháng 7 ghi nhận mức 17.0 lần và 15.0 lần, thấp hơn đáng kể so với mức 19.0 lần vào cuối năm 2017 của cả 2 chỉ số.

Định giá vừa phải giúp giá cổ phiếu dễ phản ứng với các yếu tố tích cực được công bố trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh. Thực tế, trong 3 tuần giao dịch gần đây hầu hết các cổ phiếu cơ bản, có tăng trưởng lợi nhuận tốt trong 6T2018 đều tăng giá như SSI, FPT, MSN, GAS, PNJ, PLX, PPC, NT2, POW, , MBB, ACV, HPG, MWG, VCB, ACB, …

Quay trở lại vấn đề căng thẳng thương mại Mỹ -Trung. Gía trị 34 tỷ USD trong đợt 1 là rất nhỏ so với kim ngạch XK từ Trung Quốc sang Mỹ là 505 tỷ USD trong năm 2017. Kim ngạch XK các mặt hàng tương tự từ Việt Nam xuất sang Mỹ cũng rất khiêm tốn. Hiện tại, tác động đến thương mại hàng hóa là chưa đáng kể. Tuy nhiên, vấn đề nhà đầu tư quan tâm và lo ngại hàng đầu là tác động từ chiến tranh thương mại lên thị trường tiền tệ, cụ thể là lãi suất và tỷ giá nếu cuộc chiến này leo thang.

Diễn biến thời gian gần đây đã chứng minh, các quyết định của Tổng thống Donald Trump không dễ đoán, ông có thể để căng thẳng Mỹ – Trung đã được giải quyết hoặc tiếp tục mở rộng chiến tranh thương mại với Trung Quốc bằng các gói đánh thuế tiếp theo với giá trị lớn hơn; và thậm chứ cũng không loại trừ khả năng ông sẽ mở rộng chương trình đánh thuế với các quốc gia khác, như Việt Nam nhắm tránh trường hợp Trung Quốc né thuế…

Với nhiều ẩn số khó đoán định, trong khi tăng trưởng lợi nhuận chỉ là một trong rất nhiều yếu tố thuyết phục nhà đầu tư nên đa phần các nhà đầu tư lớn với tầm nhìn dài hạn sẽ rất thận trọng trong các quyết định đầu tư mới cho giai đoạn hiện nay và thậm chí sẽ phải hạ tỷ trọng cổ phiếu để hạn chế rủi ro . Do đó, các chỉ số khó có thể tăng mạnh trong tháng 8 và tháng 9. Sang quý 4/2018 nếu không có tác động tích cực nào đáng kể ở tầm chính sách sách vĩ mô, kịch bản chính là thị trường vẫn tiếp tục  đi ngang, dao động quanh vùng 900-1000 điểm với sự hỗ trợ của tăng trưởng lợi nhuận.Với những diễn biến thận trọng của thị trường chung, dòng tiền vào các cổ phiếu sẽ có sự phân hoá theo kết quả kinh doanh đã đạt được và triển vọng lợi nhuận tốt đến cuối năm 2018

Chiến lược lựa chọn cổ phiếu cho giai đoạn sắp tới gồm 8 cổ phiếu như sau:

(i) Vị thế và quy mô dẫn đầu ngành (ii) Lợi thế cạnh tranh và tăng trưởng hoạt động kinh cốt lõi (iii) KQKD 6T2018 chứng minh được tăng trưởng và hoàn thành ½ KH năm. ACB, POW, FPT, HPG, TCM, KSB, MSN, PLX sẽ là các cổ phiếu nhiều khả năng sinh lợi trong tương lai và tránh được các cú sốc từ bên ngoài.

ACB

Lợi thế cạnh tranh: ACB vẫn là ngân hàng bán lẻ tốt nhất với hoạt động kinh doanh chính tăng trưởng bền vững, khẩu vị rủi ro thấp, hệ số an toàn tài chính tốt và hoạt động quản trị doanh nghiệp chuẩn mực. Bên cạnh tăng trưởng cho vay cao hơn bình quân ngành, chi phí dự phòng giữ ở mức thấp và Ngân hàng sẽ hạch toán đáng kể thu nhập không thường xuyên từ các tài sản ngoại bảng đã được dự phòng 100%. Nghĩa là lợi nhuận thực hiện có tiềm năng còn cao hơn kỳ vọng. ACB được các chuyên gia phân tích tài chính nhận định là ngân hàng “sạch”, do nợ xấu cũ gần như được trích lập dự phòng hết.

Điểm nhấn đầu tư: KQKD 6 tháng đầu năm của ACB khả quan. Triển vọng nhiều hứa hẹn. ACB đã công bố LNTT hợp nhất 6 tháng đầu năm đạt 3.151 tỷ đồng (tăng 150,52% so với cùng kỳ). Kết quả đạt được nhờ cho vay khách hàng tăng trưởng mạnh, tỷ lệ NIM ổn định, tổng thu nhập ngoài lãi tăng trưởng vừa phải và chi phí dự phòng giảm đáng kể nhờ các khoản nợ xấu từ trước để lại đã được trích lập hết. Theo đó ACB đã hoàn thành 55% kế hoạch LNTT cả năm của Ngân hàng là 5.700 tỷ đồng.

Ước tính và định giá: Cho năm 2018, dự báo EPS dự phóng là 4.840đ. BVPS là 19.454đ. ROAA là 1,64% và ROAE là 27,3%. Ở thị giá hiện tại, cổ phiếu đang giao dịch với P/B dự phóng là 1,87 lần và P/E là 7,5 lần. Cho năm 2019, dự  báo LNTT tăng trưởng 23,82% đạt 7.842 tỷ đồng, EPS dự phóng 2019 là 5.615đ. Và BVPS là 25.785đ. ROAA là 1,74% và ROAE là 25%. Giá mục tiêu hợp lý ước tính là 48.500đ (tương đương P/B là 2,5 lần). P/B bình quân ngành ngân hàng hiện là 2,0 lần, ACB xứng đáng có mức định giá cao hơn nhờ chất lượng tài sản rất tốt, mảng kinh doanh chủ chốt là cho vay các DNNVV và khách hàng cá nhân tăng trưởng tốt và ổn định. Bên cạnh đó  là tiềm năng lợi nhuận không thường xuyên trong vài năm tới từ số lượng lớn các tài sản đảm bảo ngoại bảng.

* Phân tích chi tiết ACB ở đây

POW

Lợi thế cạnh tranh: (1) Sản lượng điện năm 2017 đạt 20,6 tỷ kWh, thị phần theo công suất phát điện đạt mức 12%, chỉ đứng sau nhóm EVN. (2) Hơn 71 % công suất phát điện là các nhà máy nhiệt điện  nằm tại miền Nam, là khu vực luôn thiếu điện, tăng trưởng nhu cầu điện tại khu vực này dự kiến tăng 11%/năm.

Điểm nhấn đầu tư: (1) Kết quả kinh doanh 1H2018 tích cực. Sản lượng điện tăng thêm 6% YoY chủ yếu đến từ 2 nhà máy NT2 và VA1. Doanh thu và LNTT tăng trưởng lần lượt 12,2% và 44% so với cùng kỳ 2017. (2) Công ty điện niêm yết duy nhất có triển vọng cải thiện công suất từ năm 2021 nhờ vào 2 nhà máy NT3 và NT4 với CSTK là 1.500 MW. (3) Thị trường điện cạnh tranh. Theo Trung tâm khí tượng thủy văn, thủy văn các sông khu vực Bắc bộ, Trung bộ dự kiến giảm 10-40% trong các tháng cuối năm 2018, tạo  ra mức huy động cao và khả năng tăng giá điện trên thị trường cạnh tranh cho các nhà máy nhiệt điện. Thị trường cạnh tranh, đặc biệt là thị trường bán lẻ sẽ mang lại nguồn thu lớn cho các công ty như POW khi miếng bánh thị phần phân phối sẽ chuyển từ EVN về các công ty phát điện. (4) Chuyển sàn. Cổ phiếu POW dự kiến niêm yết trên HOSE vào tháng 11/2018, định hướng vào rổ chỉ số VN30.

Ước tính, định giá. (1) KQKD 2018: DT đạt 34.800 tỷ đồng (+13% YoY) và LNTT đạt 2.923 tỷ đồng (+7% YoY). Tăng trưởng LNTT năm 2019 và 2020 lần lượt là 16,7% và 21,2% khi nhà máy Cà Mau 1 và 2 hết khấu hao. (2) Định giá: Dựa trên EV/EBITDA mục tiêu năm 2018 là 6,6x, giá hợp lý của POW là 17.800 VND/cp (upside +34%).

Rủi ro: (1) Phần lớn khoản vay ngoại tệ của POW là đồng USD, điều này sẽ gây áp lực lên chi phí tài chính của công ty khi USD/VND tăng giá. (2) Áp lực từ nguồn cung khí đầu vào sụt giảm sẽ khiến cho chi phí đầu vào tăng.

FPT

FPT là công ty số 1 về lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong đó, hợp tác với các công ty công nghệ hàng đầu tư GE, Siemens, AWS, Microsoft, IBM, Cisco…

Điểm nhấn đầu tư. (1) Mảng công nghệ tiếp tục duy trì tăng trưởng tích cực. Doanh thu gia công phần mềm tiếp tục tăng trưởng cao 29,3% YoY nhờ thị trường Nhật Bản và Châu Á – Thái Bình Dương tăng 29% và 41%.. Nhật Bản tiếp tục là thị trường quan trọng nhất về gia công phần mềm, chiếm 59%; (2) Lợi nhuận mảng viễn thông cải thiện, nhờ điều chỉnh tỷ lệ cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam đã giảm từ 1,5% còn 0,7% doanh thu viễn thông, theo quyết định số 868/ QĐ-TTg có hiệu lực ngày 16/7/2018; (3) Tình hình tài chính lành mạnh sau khi thoái vốn. Hàng tồn kho giảm 3.000 tỷ đồng và tổng nợ giảm hơn 30% trong quý 2/2018.

Định giá. FPT đang giao dịch ở mức PE 2018 và 2019 là 12x và 11x dựa vào ước tính hiện tại là lợi nhuận giảm16,2% YoY trong năm 2018 và tăng 10,3% YoY năm 2019. Giá mục tiêu 1 năm là 58.500 đồng/ cổ phiếu.

* Phân tích chi tiết FPT ở đây

HPG

HPG giữ vững vị trí dẫn đầu về thị phần 22,2% đối với thép xây dựng và 26,6% đối với ống thép trong 6T2018. Thị phần giảm nhẹ từ mức 24% trong năm 2017 và quý 1/2018, có thể do lò cao thứ hai ngừng hoạt động. Lò này có công suất 0,5 triệu tấn/năm và tạm dừng trong hai tháng để bảo trì và nâng cấp từ cuối tháng 3 đến tháng 5.

Điểm nhấn đầu tư: (1) Sản lượng tiêu thụ duy trì tăng trưởng tích cực nhờ nhu cầu thị trường. Lũy kế, sản lượng thép xây dựng và ống thép trong 6T2018 năm đạt 1.096 nghìn tấn và 342 nghìn tấn, tăng lần lượt 8,1% và 14,8%YoY, nhờ tăng trưởng của thị trường chung; (2) Vị thế dẫn đầu ngành sản xuất thép; (3) Giá thép tăng cùng với giá thế giới. Giá thép xây dựng tăng trung bình 24% YoY lên 13,5 triệu đồng/tấn cùng chiều với biến động giá thép thế giới; (4) Không có tác động lớn từ chiến tranh thương mại. chúng tôi cho rằng HPG không bị ảnh hưởng nhiều từ chiến tranh thép vì chỉ xuất khẩu khoảng 8,8% tổng sản lượng thép xây dựng.

Ước tính lợi nhuận: Dự báo doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2018 ở mức 60,7 nghìn tỷ đồng (+ 31,5% YoY) và 9,2 nghìn tỷ đồng (+ 15% YoY). Giả định sản lượng thép xây dựng, thép ống và thép mạ kẽm của chúng tôi là 2,47 triệu tấn (+ 14% YoY), 720.000 tấn (+ 20% YoY) và 230.000 tấn.

Định giá: Ở mức giá hiện tại, HPG đang giao dịch ở mức PE 2018 và 2019 tương ứng là 8,4x và 6,5x. Giá mục tiêu 1 năm 51.000 đồng/cp, (upside 41%).

TCM

Lợi thế cạnh tranh. TCM là một trong số ít các doanh nghiệp dệt may có chuỗi giá trị hoàn thiện bao gồm sợi – dệt nhuộm – may mặc. Đây là điều kiện quan trọng giúp TCM hưởng các ưu đãi về thuế quan khi Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại tự do quan trọng như CPTPP và EVFTA, vì đáp ứng được điều kiện “từ sợi trở đi” . Bên cạnh đó, đầu ra của TCM được bao tiêu bởi cổ đông lớn Eland với đóng góp cho doanh thu hàng năm từ 25-30%.

Điểm nhấn đầu tư. (1) Kết quả kinh doanh quý II/2018 tích cực. DTT và LNST 1H2018 lần lượt đạt 1.650 tỷ đồng (+6,5% YoY) và 116,8 tỷ đồng (-1,4% YoY). Nếu loại trừ khoản lợi nhuận đột biến từ bán bất động sản vào 1H2017, tăng trưởng LNST của TCM đạt mức +26.5% YoY. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ mức 16,4% trong 1H2017 lên 17,7% trong 1H2018 chủ yếu nhờ các đơn đặt hàng mới từ thị trường Nhật Bản đối với sản phẩm vải. (2) Tái cấu trúc. Thu hẹp mảng sợi có biên lợi nhuận thấp (dưới 7%), chuyển sang tập trung tiêu thụ nội bộ và định hướng mở rộng ở mảng vải và hàng may mặc có biên lãi gộp cao hơn, 21-25%. (3) Ghi nhận thu nhập tài chính thông qua việc bán nhà máy, dự kiến ghi nhận 22 tỷ đồng PBT từ việc bán nhà máy tại huyện Đức Hòa.

Ước tính và định giá. DTT 2018 ước tính đạt 3.270 tỷ đồng (+1.5%YoY) và LNST tăng +2% lên 196,5 tỷ đồng. Với mức P/E mục tiêu là 7,5x, giá hợp lý của TCM là 22.400 VND/cp.

Rủi ro. (1) Rủi ro tỷ giá khi đồng USD mạnh lên, (2) Giá bông đầu vào tăng, (3) Năng suất tại nhà máy Vĩnh Long tiếp tục không được cải thiện.

KSB

Sở hữu mỏ đá hiệu quả cao nhất tại khu vực Đông Nam Bộ. Mỏ Tân Đông Hiệp của KSB là mỏ hoạt động hiệu quả tốt nhất khu vực, với vị trí gần khu vực TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương và chất lượng đá có độ cứng cao. Giá bán đá 1×2 tại mỏ Tân Đông Hiệp là 283.000 đồng/m3 (giá VAT) – giá đá cao nhất trong khu vực Đồng Nai và Bình Dương.

Điểm nhấn đầu tư. (1) Mỏ Tân Đông Hiệp được gia hạn khai thác đến cuối năm 2020, với tổng trữ lượng 4 triệu m3, dự kiến doanh thu khoảng 1.640 tỷ đồng trong vòng 3 năm. Biên lợi nhuận gộp đạt 35%; (2) M&A 3 mỏ mới là Thiện Tân 7, Bãi Giang và Go Trường với tổng công suất 2,7 triệu m3. Dự báo khi cả 3 mỏ đi vào khai thác sản lượng KSB sẽ tăng 33,7%; (3) Triển vọng tích cực từ khu công nghiệp với diện tích cho thuê trong năm 2018 đạt 40 ha, giá thuê 85 USD/m2/chu kỳ thuê, dự kiến đem lại nguồn thu 775 tỷ đồng; (4) Công ty hiện đang M&A với mỏ có trữ lượng lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ.

Ước tính lợi nhuận. Dự báo doanh thu trong năm 2018 đạt 1.170 tỷ đồng (+6.5%yoy) và lợi nhuận sau thuế đạt 330 tỷ đồng (+19% yoy). EPS pha loãng đạt 6.410 đồng/CP tương đương P/E forward đạt 4.75x.

Định giá. Sử dụng phương pháp DCF, giá kỳ vọng đối với cổ phiếu KSB ở mức 44.000 đồng/CP, tại mức PE tương đương 6.8x.

MSN

Tập đoàn Masan là một trong những công ty lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, tập trung hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng và tài nguyên.

MSN tiếp tục thực hiện kế hoạch tăng trưởng với lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính tăng 3 lần trong 6T2018 và MNS đang trên đà tăng trưởng trở lại. Công ty đã công bố KQKD 6T2018 với DTT đạt 17.458 tỷ đồng (-3,1% YoY) và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 3.030 tỷ đồng  (+566% YoY). Tính riêng, lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính đã tăng 3.4 lần so với cùng kỳ 2017 lên 1.559 tỷ đồng và biên lợi nhuận thuần đạt 8.9% so với mức 2.5% trong cùng kỳ. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính cải thiện cho thấy hiệu quả quản lý làm giảm chi phí bán hàng và chi phí tài chính thuần.

MCH là động lực tăng trưởng chính của MSN trong nửa đầu năm nhờ vào tăng trưởng doanh thu mạnh của các sản phẩm cốt lõi và hệ thống phân phối vững mạnh. Qua đó  tăng trưởng lợi nhuận của MCH cao hơn tăng trưởng doanh thu, cụ thể DTT tăng 37%YoY trong khi EBITDA tăng 174%.

MNS bị khó khăn bởi giá heo trong nửa đầu năm, tuy nhiên thị trường đã cho dấu hiệu hồi phục từ Q2/2018.

MSR đạt doanh thu và lợi nhuận kỷ lục trong nửa đầu năm nhờ hiệu quả hoạt động cải thiện và giá vonfram tăng.Cho năm 2018, dự báo DTT và lợi nhuận thuần cho cổ đông công ty mẹ tăng tương ứng 12.8% lền 42.420 tỷ đồng và 11.4% lên 3.460 tỷ đồng. Tuy nhiên, do có lợi nhuận không thường xuyên 1.460 tỷ đồng từ thoái vốn giả định tại TCB, chúng tôi sẽ điều chỉnh lại ước tính cho MSN.

Dựa trên ước tính hiện tại, với mức giá 81.000 đồng/cp MSN đang giao dịch tại P/E 2018 cốt lõi 25.9 lần và P/E 2018 22.3 lần khá hợp lý so với VNM, SAB tuy nhiên PEG 2018 của MSN thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành.

PLX

Lợi thế cạnh tranh. Petrolimex là doanh nghiệp có thị phần số 1 trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam. Thị phần của PLX ước đạt 48%, theo sau là PV Oil với 22%. Hiện tại PLX đang vận hành 2.400 cửa hàng xăng dầu trực thuộc (COCO) và 3.000 đại lý (DODO) trên toàn quốc.s

Điểm nhấn đầu tư. (1) Kết quả kinh doanh 6T2018 khả quan. DTT hợp nhất đạt 96.757 tỷ đồng (+30,5% YoY), chủ yếu do giá dầu tăng mạnh so với cùng kỳ. Giá dầu WTI 1H2018 đạt mức 65,46 USD/thùng, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2017. LNTT hợp nhất là 2.809 tỷ đồng (+13% YoY). (2) Biên lợi nhuận gộp tăng từ mức 8% Q2/2017 lên mức 8.1% Q2/2018 nhờ vào : 1/ đóng góp ngày càng cao của xăng E5-sản phẩm có biên lãi gộp cao nhất trong cơ cấu sản phẩm; 2/ tiêu thụ qua hệ thống COCO tăng. (3) Thương vụ sáp nhập của PGBank vào HDBank sẽ mang lại cho PLX khoản thu nhập tài chính hơn 1.330 tỷ đồng. (4) Thoái vốn Nhà nước. Bộ Công thương dự kiến hạ thấp tỷ lệ sở hữu tại PLX xuống mức 65% và sau đó là 51%.

Ước tính và định giá. Dự kiến DTT năm 2018 của PLX đạt 174.700 tỷ đồng (+13,6% YoY) và LNTT đạt 5.781 tỷ đồng (+21% YoY). Với mức P/E mục tiêu là 23x, giá trị hợp lý của một cổ phiếu PLX là 89.200 VND/cp.

Rủi ro. (1) Biến động giá dầu thô. (2) Chính sách tính giá xăng dầu thay đổi.

 

Thành Công

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.