TCM : Báo cáo cập nhật – NON-RATED – Định giá cao khiến cơ hội đầu tư chưa hấp dẫn, dù sở hữu nền tảng kinh doanh tốt

Tại 28/7, với dự phóng của BVSC, cổ phiếu TCM đang giao dịch tại mức P/E forward 2021 và 2022 là 22x và 19x, cao hơn mức định giá trung bình ngành dao động từ 6-10x trong khi tăng trưởng 2021 nhiều khả năng sẽ thấp hơn triển vọng phục hồi chung của ngành với mức tăng trưởng hai chữ số từ mức thấp 2020. Do đó, cơ hội đầu tư với cổ phiếu TCM hiện tại chưa hấp dẫn so với triển vọng tăng trưởng của hoạt động kinh doanh dệt may trong 2-3 năm tới

Tăng trưởng 1H21 ở mức một chữ số trên nền lợi nhuận cao nhờ đơn hàng y tế trong 2Q20. Công ty ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đạt 1,924 tỷ VNĐ (+11% yoy) và LNST-CĐTS đạt 121 tỷ VNĐ (+5% yoy)

Tốc độ hồi phục đơn hàng truyền thống rất tích cực trong 1H21, với doanh thu ước tăng trưởng 63% yoy. Tuy nhiên, việc không còn những đơn hàng y tế với mức lợi nhuận tốt mang tính mùa vụ giai đoạn của dịch tại Mỹ, khiến biên lợi nhuận gộp nhìn chung giảm còn 16.5% (1H20: 17.3%).

Tỷ lệ tiêm chủng tại TP. HCM vào cuối T6/2021 của Công ty đạt 62.5%, từ đó hỗ trợ năng lực sản xuất của TCM có thể duy trì ổn định dù dịch đang diễn biến phức tạp. Theo thông tin được chia sẻ, được hỗ trợ bởi chiến lược ưu tiên công nhân làm việc tại các KCN của Cơ quan Quản lý, Công ty đã tiến hành tiêm vaccine cho 2,543 CBCNV trên tổng số hơn 4 nghìn nhân sự.

BVSC dự báo doanh thu và lợi nhuận cả năm 2021 đạt mức 3.831 tỷ VNĐ (+10% yoy) và 296 tỷ VNĐ (+8% yoy). Tăng trưởng chính đến từ sự phục hồi của các đơn hàng truyền thống khi các thị trường chính dần phục hồi nhờ chiến lược tiêm chủng cũng như lợi thế sở hữu chuỗi cung ứng giúp TCM có thể tận dụng ưu đãi từ các HĐTM thế hệ mới.

Khởi công xây dựng nâng năng lực mảng may (giai đoạn 2) tại Vĩnh Long vào T5/2021 và dự kiến hoàn thành vào T12/2021, từ đó nâng công suất thêm 9 triệu sản phẩm (+33%). Với dự án này, TCM kỳ vọng sẽ tỷ lệ đơn hàng phải gia công bên ngoài những năm gần đây, qua đó đảm bảo được chất lượng và tối ưu hóa hiệu quả. Từ đó, BVSC đưa ra dự báo tăng trưởng LNST-CĐTS năm 2022 là 345 tỷ VNĐ (+16% yoy) nhờ tăng trưởng của mảng may và vải.

Tuy nhiên, từ T4/2020, giá cổ phiếu đã chứng kiến mức phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ từ đáy, theo chúng tôi, đến từ các động lực chính sau (1) KQKD tích cực của TCM trong giai đoạn khủng hoảng của toàn ngành khi nhu cầu tại các thị trường bị ảnh ảnh hưởng bởi dịch trong 2020 nhờ các đơn hàng y tế, thứ đã dần giảm nhiệt từ nửa cuối 2020 và (2) TCM được thêm vào chỉ số VNDiamond từ T4/2021 cũng giúp cho cổ phiếu này được quan tâm từ các quỹ ETF bao gồm DCVFMVN Diamond (với NAV +145% YTD). Tại 28/7, với dự phóng của BVSC, cổ phiếu TCM đang giao dịch tại mức P/E forward 2021 và 2022 là 22x và 19x, cao hơn mức định giá trung bình ngành dao động từ 6-10x trong khi tăng trưởng 2021 nhiều khả năng sẽ thấp hơn triển vọng phục hồi chung của ngành với mức tăng trưởng hai chữ số từ mức thấp 2020. Do đó, cơ hội đầu tư với cổ phiếu TCM hiện tại chưa hấp dẫn so với triển vọng tăng trưởng của hoạt động kinh doanh dệt may trong 2-3 năm tới.

Nguồn : CK Bảo Việt – BVSC


Các nguồn định giá tham khảo khác


Đồ thị phân tích kỹ thuật theo Hệ thống Tín hiệu dòng tiền iBroker SIS 4.0

TCM chart. Nguồn: Admin


Link tham gia room zalo Tín hiệu dòng tiền để nhận được tư vấn trong phiên cổ phiếu có tín hiệu Mua/Bán: https://zalo.me/g/izmqqe638

 


 

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.