MARKET RECAP
VNIndex tăng tuần thứ 4 liên tiếp, đóng cửa tại 703.78 điểm, tăng +0.49% WoW (+4.73% YTD), P/E 16.5x.
- Các cổ phiếu chính giúp VNIndex tăng là VCB, VIC, CTG, ROS và HPG. Chiều kéo giảm có VNM, SAB, GAS, BID, MSN và NVL.
- GTGD trung bình ngày tăng mạnh 41% qua kênh khớp lệnh lẫn thỏa thuận
- Tỷ trọng tham gia của khối ngoại vào khoảng 17% so với thị trường. Mua bán cân bằng trong tuần, khối ngoại mua ròng 38.6 tỷ đồng.
- VNM (+156.3 tỷ đồng), NVL (+57.6 tỷ đồng), VCB (+41.4 tỷ đồng), SSI (+31 tỷ đồng) được mua ròng nhiều nhất. Chiều bán ra tập trung ở HSG (-58 tỷ đồng), RAL (-40.3 tỷ đồng), PAC (-30.5 tỷ đồng), HPG (-25.6 tỷ đồng), DXG (-25.6 tỷ đồng).
Khuyến nghị trong tuần 06/02 – 10/02
Trong bản Weekly Recap & Recommendation gửi vào ngày 08/1/2017 team đã khuyến nghị nhà đầu tư Tập trung vào mục tiêu dài hạn với các cổ phiếu có vị thế đầu ngành, định giá thấp hơn thị trường, có yếu tố dẫn dắt tăng trưởng rõ ràng như FPT, REE, EVE, CTD, DHG, QNS, PNJ, VSC. Ngoại trừ EVE và FPT chưa đạt tăng trưởng giá như kỳ vọng, giá các cổ phiếu còn lại đều tăng tốt khi thị trường diễn biến thuận lợi.
Danh sách cổ phiếu khuyến nghị ngày 08/1
Mã | Gía ngày
06/1/2017 |
P/E 2016 (F) | P/E 2017 (F) | EPS 2016 (F) | EPS 2017 (F) | Tăng trưởng EPS
(2017 vs.2016) |
Giá ngày
13/02/2017 |
Giá ngày
09/01/2017 |
% Tăng/giảm |
DHG | 101,000 | 14.5 | 12.5 | 6,982 | 8,048 | 15.30% | 114,000 | 101,500 | 12.32% |
FPT | 44,950 | 11.1 | 9.8 | 4,051 | 4,586 | 13.20% | 44,800 | 45,200 | -0.88% |
EVE | 24,700 | 8.9 | 8.3 | 2,767 | 2,979 | 7.70% | 22,600 | 24,600 | -8.13% |
CTD | 178,200 | 10.1 | 8.9 | 17,605 | 19,945 | 13.30% | 199,700 | 174,800 | 14.24% |
QNS | 101,100 | 13.5 | 13.8 | 7,512 | 7,324 | -2.50% | 109,900 | 105,500 | 4.17% |
PNJ | 68,900 | 15.4 | 11.8 | 4,470 | 5,844 | 30.70% | 75,500 | 69,900 | 8.01% |
VSC | 56,600 | 11.6 | 8.5 | 4,884 | 6,641 | 36.00% | 61,300 | 56,600 | 8.30% |
REE | 25,000 | 8.1 | 7.1 | 3,085 | 3,530 | 14.40% | 27,800 | 24,900 | 11.65% |
Trong bản Weekly Recap & Recommendation tuần này, team tiếp tục chủ đề định giá thấp, triển vọng tăng trưởng cao. Thực tế cho thấy các cổ phiếu thuộc nhóm này do giao dịch dưới giá trị nên luôn phản ứng nhanh nhạy với các thông tin/chuyển biến tích cực từ doanh nghiệp hay khi thị trường chung thuận lợi, và giảm thiểu rủi ro khi thị trường biến động theo chiều ngược lại. Sau khi cập nhật lại KQKD 2016 và ước tính từ các chuyên viên phân tích, team sàn lọc được 8 cổ phiếu có định giá ở mức thấp với PE 2017 thấp hơn 13x và có triển vọng tăng trưởng đầy hứa hẹn bao gồm AAA, HAH, HPG, MWG, NLG, PNJ, PTB và VSC.
STT | Mã | Gía hiện tại
14/2/2017 |
P/E 2016 (F) | P/E 2017 (F) | EPS 2016 (F) | EPS 2017 (F) | Tăng trưởng EPS
(2017 vs.2016) |
Biến động giá
từ đầu năm |
1 | AAA | 25,200 | 9.98 | 7.37 | 2,525.00 | 3,418.00 | 35.40% | 7.69% |
2 | HAH | 38,400 | 6.35 | 6.41 | 6,051.00 | 5,987.00 | -1.00% | -1.03% |
3 | HPG | 45,100 | 6.12 | 6.42 | 7,368.01 | 7,026.48 | -4.64% | 4.52% |
4 | MWG | 172,000 | 16.73 | 11.79 | 10,281.00 | 14,592.00 | 37.80% | 10.26% |
5 | NLG | 22,850 | 11.79 | 6.75 | 1,938.58 | 3,386.81 | 74.71% | 2.93% |
6 | PNJ | 75,100 | 15.70 | 12.85 | 4,782.00 | 5,844.00 | 22.00% | 12.93% |
7 | PTB | 134,600 | 13.14 | 8.90 | 10,242.00 | 15,119.00 | 47.60% | 8.99% |
8 | VSC | 60,500 | 12.39 | 9.11 | 4,884.00 | 6,641.00 | 36.00% | 8.04% |
AAA
AAA công bố KQKD năm 2016 với sản lượng đạt 61.987 tấn, doanh thu 2.100 tỷ đồng và lợi nhuận ròng đạt 143 tỷ đồng. Túi nhựa xuất khẩu đạt 46.3 nghìn tấn, tăng 25% YoY. Doanh thu và lợi nhuận ròng tăng 30% và 257% YoY. Lợi nhuận ròng được cải thiện đáng kể từ 2,5% năm 2015 lên 6,8% trong năm 2016 do (1) trong nửa đầu năm 2015, AAA ghi nhận lỗ do giá dầu biến động mạnh và (2) biên lợi nhuận gộp cũng được cải thiện nhờ xuất khẩu sang Nhật tăng. Xuất khẩu sang Nhật tăng từ 5 nghìn tấn vào năm 2015 lên hơn 10 nghìn tấn trong năm 2016, chiếm ~ 20% tổng lượng xuất khẩu.
AAA có tầm nhìn rõ ràng hướng vào thị trường Nhật và Mỹ, sản xuất các sản phẩm có giá trị cao để đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình. Công ty đặt mục tiêu trả cổ tức tiền mặt cao 30% vào năm 2017 (tỷ suất cổ tức 12,8%), không bao gồm 10% cổ tức tiền mặt chưa được thanh toán của năm 2016. Ở mức giá hiện tại, AAA đang được giao dịch tại PE cốt lõi năm 2017 là 7.3x, đây là một mức thấp. Gía mục tiêu một năm cho AAA là 28.500 đồng/cổ phiếu tương ứng PE cốt lõi đạt 9,5x cho năm 2017.
HAH
HAH hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm với kết quả đáng khích lệ. Phân khúc vận tải tăng mạnh với sản lượng tiêu thụ tăng 50% YoY, đạt 150 nghìn TEU, trong khi hoạt động xếp dỡ cảng giảm 11% YoY. Lợi nhuận ròng sau thuế chưa kiểm toán đạt 135 tỷ đồng, -17% YoY. EPS 2016 đạt 5.885 đồng, tương ứng PE 2016 đạt 6,5x, đây là mức rất rẻ.
Mặc dù lợi nhuận năm 2017 được ước tính không nhiều biến động so với năm 2016, HAH đang giao dịch tại PE 2016 và 2017 là 6,3x và 6,4x, tương đối rẻ so với trung bình các công ty trong ngành là 9x. HAH đã chuyển đổi mô hình kinh doanh từ năm 2014 thông qua mua 3 tàu container và thay đổi so với các công ty cùng ngành khác. Mô hình cảng kết hợp vận tải ổn định hơn về sản lượng hàng hóa do chịu ít cạnh tranh từ cảng mới. Chiến lược của HAH là tăng số lượng tàu theo thời gian và có thể lấp đầy công suất cảng bằng số lượng tàu của mình. Rõ ràng đây là chiến lược an toàn và ổn định của ban lãnh đạo HAH, và sẽ là lợi thế khi cảng Lạch Huyện xây dựng hoàn thành. Mức giá hiện tại là thỏa thuận cho cổ đông lớn Transimex (TMS:HOSE) bán 20% cổ phần. Giá mục tiêu 1 năm cho HAH là 48.000 đồng/cp. Công ty trả cổ tức ổn định là 3.000 đồng (tỷ suất cổ tức là 8%).
HPG
HPG công bố doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2016 đạt 33.283 tỷ đồng và 6.606 tỷ đồng tăng 21,2% YoY và 88,5% YoY và vượt 18,9% và 106,4% kế hoạch năm với đóng góp chủ yếu từ mảng kinh doanh thép.
Lũy kế sản lượng tiêu thụ thép xây dựng và ống thép năm 2016 đạt mức cao kỷ lục là 1,8 triệu tấn và 0,48 triệu tấn, tăng 30% và 46% YoY. Kết quả ấn tượng như vậy một phần nhờ nhu cầu thị trường cao, đánh dấu tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2007 là 25,5% YoY đối với thép xây dựng và 30,6% đối với ống thép nhờ thị trường bất động sản đạt kết quả tích cực và Chính phủ áp dụng thuế tự vệ đối với thép dài nhập khẩu kể từ tháng 3.
Bên cạnh đó, việc Giai đoạn 3 dự án Khu liên hợp thép Hải Dương đi vào hoạt động trong tháng 4 và giúp tăng tổng công suất thép xây dựng thêm 68% từ 1,2 triệu tấn lên hơn 2 triệu tấn/ năm, là một yếu tố khác giúp HPG đạt mức tăng trưởng cao hơn so với ngành. Do đó, thị phần của HPG trong năm 2016 tiếp tục cải thiện lên 22,2% từ mức 21,3% trong năm 2015.
Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của HPG ước tính có thể tăng 17% YoY đạt 2,1 triệu tấn trong năm 2017, cao hơn 5% so với kế hoạch công ty là 2 triệu tấn nhờ thị trường BĐS đạt kết quả tích cực trong năm 2015-2016, đầu tư cơ sở hạ tầng kỳ vọng tăng và đóng góp từ dự án Khu liên hợp Thép Hải Dương cho cả năm 2017. Sản lượng tiêu thụ ống thép ước tính cũng tăng 30% YoY theo kế hoạch Công ty nhờ các dự án mở rộng nhà máy gần đây tại Đà Nẵng, Hưng Yên và Long An giúp tăng công suất từ 500.000 tấn lên 600.000 tấn/năm. Do đó, doanh thu năm 2017 ước tính tăng 17,3% YoY giúp lợi nhuận ròng điều chỉnh nhẹ giảm 2,3% YoY từ mức cao trong năm 2016 mặc dù tỷ suất lợi nhuận gộp giảm 3,3 ppts.
Năm 2018, công ty có thể đạt tăng trưởng doanh thu và lợi nhận cao hơn ở mức 17% YoY và 14,6% YoY nhờ phân khúc bất động sản, nông nghiệp và tôn mạ. Theo HPG, dự án Mandarin Garden 2 tại Quận Hoàng Mai, Hà Nội đã bán hàng trả trước được 60%. Vào cuối năm 2016, khoản khách hàng trả trước chủ yếu từ tiền người mua nhà trả trước, tăng lên 1.036 tỷ đồng từ mức 51 tỷ đồng vào cuối năm 2015. Công ty ước tính dự án có thể bắt đầu bàn giao cho khách hàng vào cuối năm 2017. Ước tính tổng doanh thu dự án đạt 2.500 tỷ đồng trong đó 15% ghi nhận vào năm 2017 và 70% ghi nhận vào năm 2018.
Mặc dù lợi nhuận ròng ước tính giảm nhẹ 2% trong năm 2017, HPG lại đang giao dịch tại PE chỉ ở mức 6,12x đối với năm 2017 và 6,42x đối với năm 2018, đây là mức rất hấp dẫn đối với một công ty đầu ngành với lợi thế về chi phí sản xuất, thị phần mạnh và được bảo hộ dài hạn đối với sản phẩm thép nhập khẩu. Thêm vào đó, việc mở rộng hoạt động vào thép tấm và thép dài chất lượng cao có thể giúp tăng cường lợi thế về quy mô của công ty và mang lại triển vọng tích cực trong dài hạn.
Do ước tính lợi nhuận tăng, giá mục tiêu 1 năm đối với HPG được điều chỉnh lên 58.500 đồng/cp (từ mức 51.200 đồng/cp) với PE mục tiêu không đổi PE là 8x, +30,7% so với mức giá hiện tại.
MWG
Năm 2016, MWG công bố đạt 44.613 tỷ đồng doanh thu (+77% YoY) và 1.578 tỷ đồng lợi nhuận ròng (+47% YoY). Tăng trưởng lợi nhuận ròng mạng nhờ mở rộng mạnh mẽ hệ thống cửa hàng trong năm 2016 và tăng trưởng thị trường đạt 24% trong năm 2016.
Ở mức giá hiện tại, MWG đang giao dịch tại PE 2017 là 11,8x, chưa phản ánh được giá trị trong dài hạn. Trong năm 2017, công ty đặt kế hoạch mở rộng thêm 100 cửa hàng, 150-200 trung tâm điện máy và tối đa 300 cửa hàng tiện lợi, cho thấy tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2017-2018.
NLG
Cả năm 2016, doanh thu của NLG tăng 101,3% YoY đạt 2.533,8 tỷ đồng, nhờ đóng góp từ các dự án Ehome 3, Flora Sakura, Ehome 4, Ehome 5, Fuji Valora, Kykio Valora, đất nền và các dự án khác. Lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ tăng mạnh 67,4% YoY đạt 345,2 tỷ đồng.
Thị phần căn hộ hạng C của NLG tại TP.HCM vẫn ở mức cao. Sản lượng tiêu thụ nhà ở giá rẻ của NLG tăng 56,1% YoY đạt 2.056 căn hộ, chiếm 13,7% thị phần căn hộ hạng C tại TP.HCM trong năm 2016 so với mức 12.9% trong năm 2015. Theo Savills, tổng giao dịch thành công các căn hộ hạng C tại TP.HCM tăng 46,3% YoY đạt 15.052 giao dịch trong năm 2016, cao hơn so với mức tăng tưởng 40.3% của tổng giao dịch tất cả các phân khúc. Sản lượng giao dịch căn hộ hạng C năm 2016 chiếm 48,6% tổng giao dịch thành công tại TP.HCM.
NLG đang giao dịch tại PE 2017 là 6,6x và PB 2017 là 1,1x rất rẻ so với triển vọng tăng trưởng và tiềm năng của công ty. Hiện tại, NLG sở hữu quỹ đất lớn bao gồm khoảng 570 ha, trong đó dự án Waterpoint tại tỉnh Long An chiếm 62% trong khi phần còn lại chủ yếu nằm tại Quận 9, Quận Bình Tân và Quận Bình Chánh. Hầu hết quỹ đất của NLG đã giải phóng mặt bằng và đền bù tại mức giá thấp. Sản phẩm nhà ở giá rẻ của NLG cũng đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường. Một điểm khả quan nữa, NLG chưa có kế hoạch nâng thêm vốn điều lệ. Thay vì tăng vốn điều lệ, NLG dự kiến hợp tác với các đối tác khác để phát triển dự án nhằm giảm áp lực vốn như dự án Flora Sakura, Fuji project hay dự án Kykio.
PNJ
Trong năm 2016, tổng doanh thu đạt 8.720 tỷ đồng, tăng 12% YoY, và lợi nhuận trước thuế đạt 608 tỷ đồng, tăng 204% YoY. Kết quả này đạt được nhờ doanh thu từ mảng bán lẻ tăng trưởng mạnh mẽ 21% YoY, đạt 1.373 tỷ đồng.
PNJ đang được giao dịch ở mức PE 2017 là 12,8x, thấp hơn so với PE thị trường và mức PE lịch sử của PNJ trước đây. PNJ đang ở một vị thế tuyệt vời để nắm bắt xu hướng gia tăng chi tiêu của người tiêu dùng tại Việt Nam nhờ vào thương hiệu lâu đời và mạng lưới bán lẻ rộng khắp. Giá mục tiêu 1 năm cho PNJ là 86.700 đồng / cổ phiếu tương đương P/E mục tiêu là 15x.
PTB
PTB công bố doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm 2016 đạt tương ứng 3681 tỷ đồng (+ 20% YoY) và 334 tỷ đồng (+ 42% YoY). Doanh thu từ đá Granite tăng hơn 30% và tỷ suất lợi nhuận gộp được cải thiện đáng kể từ 32% năm 2015 lên 25% giúp gia tăng lợi nhuận trước thuế trong năm 2016.
PTB đang được giao dịch tại 2017 PE 8,9x là rất thấp. Trong năm 2017,cả hai phân khúc đá granite và gỗ nội thất dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh nhờ vào các nhà máy granite mới ở Phú Cát, tỉnh Bình Định, tỉnh Hưng Yên và nhà máy gỗ nội thất Phú Cát mới. Ban lãnh đạo đặt kế hoạch năm 2017 đầy tham vọng với mức tăng tưởng lợi nhuận trước thuế 28%.
VSC
Trong quý 4/2016, khối lượng container tại Hải Phòng tăng, do đó kết quả kinh doanh tốt hơn so với quý 3/2016. Lợi nhuận trước thuế trong kỳ đạt 87 tỷ đồng, tăng 22% so với quý trước, cao hơn so với con số ước tính là 72 tỷ đồng. Trong năm 2016, VSC cho biết, tổng khối lượng container đạt 610.000 TEU, tăng 22% YoY, nhờ vào cảng mới VIP Green. Khối lượng tại cảng VIP Green là 310.000 TEU, và lợi nhuận trước thuế đạt 30 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế trong năm 2016 đạt 311 tỷ đồng, giảm 10% YoY, cao hơn so với ước tính 295 tỷ đồng, nhờ khối lượng tăng vào cuối năm.
Trong năm 2016, cảng VIP Green đã vượt điểm hòa vốn khi chỉ mới có 1 trong 2 bến đi vào hoạt động. Trong năm 2017, số lượng tàu cập bến tại cảng sẽ cải thiện 8 tàu / tuần so với con số 5 tàu / tuần vào năm 2016. Do đó, khối lượng hàng hóa tại cảng VIP Green có thể đạt 500.000 TEU vào năm 2017 (tăng 66% YoY), và điều này sẽ giúp tăng biên lợi nhuận cho VSC cũng như lợi nhuận trong năm 2017. Ước tính lợi nhuận ròng của VSC trong năm 2017 sẽ tăng lên 358 tỷ đồng, + 44% YoY, tương ứng EPS đạt 6.600 đồng sau khi trừ quỹ phúc lợi. Ở mức giá hiện tại, VSC đang được giao dịch ở mức PE 2017 là 9,1x, tương đối rẻ đối với cảng biển có nhiều tiềm năng tăng trưởng. Giá mục tiêu 1 năm cho VSC là 70.000 đồng/cổ phiếu.
SSI Research