* VCSC khuyến nghị MUA AST (TP: 87.5); KHẢ QUAN VEA (TP: 42.7); PHTT VIC (TP: 111);
* VDSC cập nhật HAX;
* BSC khuyến nghị MUA PVT (TP: 21.3);
* HSC khuyến nghị KÉM KHẢ QUAN AAA (TP: 15.2);
VCSC khuyến nghị MUA AST AST: CTCP Dịch Vụ Hàng Không Taseco Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA dành cho CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco (AST) với tổng mức sinh lời dự phóng 33,1%. Chúng tôi nâng giá mục tiêu thêm 3,4%, chủ yếu nhờ cập nhật mô hình định giá tương đương để sử dụng EPS dự phóng 2019, bao gồm đóng góp đầy đủ từ mảng cửa hàng miễn thuế. Diễn biến này bị ảnh hưởng bởi dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) dự phóng 2017-2023 được điều chỉnh giảm còn 9,0% từ 9,3% do chúng tôi nâng giả định chi phí SG&A (Bán hàng và Quản lý) nhằm ghi nhận SG&A cao hơn dự kiến liên quan đến việc mở các cửa hàng bán lẻ mới tại sân bay trong 9 tháng 2018, và giả định biên LN gộp thấp hơn cho mảng khách sạn của chúng tôi còn 43% từ 45%, nhằm ghi nhận giá vốn hàng bán của mảng khách sạn cao hơn trong 9 tháng 2018. Chúng tôi cho rằng AST có vị thế tốt nhằm hưởng lợi từ sự bùng nổ ngành du lịch và hàng không của Việt Nam nhờ (1) cửa hàng bán lẻ có vị trí tốt tại 7 sân bay của Việt Nam, (2) 35 cửa hàng bán lẻ tại sân bay mới có kế hoạch triển khai trong giai đoạn 2018-2020, (3) tăng trưởng doanh số từ cửa hàng hiện hữu (SSSG) từ các cửa hàng bán lẻ tại sân bay là 7-9%/năm, (4) thu nhập ổn định từ khách sạn tại Đà Nẵng và (5) định giá hấp dẫn với P/E trượt đạt 15,6 lần (trung vị các công ty cùng ngành: 15 lần), tiềm năng tăng trưởng cao với CAGR EPS dự phóng 2018- 2020 là 22,6% và ROE cao đạt 33,1% (trung vị công ty cùng ngành: 15,8%). Rủi ro: (1) tăng trưởng ngành du lịch và hàng không chịu các ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài, (2) gia tăng chi phí thuê mặt bằng tại sân bay hoặc bi lấy lại mặt bằng, (3) các dự án khách sạn bị trì hoãn và (4) cạnh tranh gia tăng từ mảng khách sạn.
AST chart. Nguồn: Admin VCSC khuyến nghị KHẢ QUAN VEA VEA: Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam Chúng tôi điều chỉnh khuyến nghị dành cho Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEA) từ MUA thành KHẢ QUAN sau khi giá cổ phiếu tăng 28% trong 3 tháng qua. Chúng tôi tăng giá mục tiêu thêm 18% khi chúng tôi đưa mô hình định giá PER sang năm 2019, đồng thời điều chỉnh tăng dự báo EPS thêm 5% cho năm 2018, 6% cho mỗi năm 2019 và 2020. Chúng tôi điều chỉnh tăng dự báo EPS vì biên lợi nhuận của Honda vượt dự phóng trước đây của chúng tôi. KQLN 9 tháng đầu năm 2018 củng cố quan điểm lạc quan của chúng tôi dành cho VEA khi công ty hưởng lợi từ thị trường ô tô xe máy tăng trưởng nhanh tại Việt Nam thông qua việc nắm cổ phần 20%-30% tại Honda, Toyota và Ford Vietnam. Chúng tôi dự báo EPS của VEA sẽ tăng 27% năm 2018, 13% năm 2019 và 10% năm 2020 khi chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng xe máy của Honda sẽ chậm lại từ mức cơ sở cao trong khi LN của Toyota và Ford sẽ tăng tốc. Định giá VEA hấp dẫn với PER 2019 là 7,1 lần, so với trung vị của các công ty cùng ngành trong khu vực là 10 lần, và lợi suất cổ tức 7,3%. Chúng tôi cho rằng lợi suất cổ tức còn nhiều tiềm năng để tăng trong tương lai khi tỷ lệ chi trả cổ tức hiện tại còn thấp ở mức quanh 50%. Rủi ro cho quan điểm lạc quan của chúng tôi: các hãng sản xuất ô-tô tăng cường cạnh tranh về giá khiến biên lợi nhuận bị ảnh hưởng; các công ty liên kết của VEA mất thị phần về tay đối thủ.
VEA chart. Nguồn: Admin VCSC khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cổ phiếu VIC VIC: CTCP Tập đoàn Vingroup Chúng tôi điều chỉnh khuyến nghị của CTCP Tập đoàn Vingroup (VIC) thành PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG từ KHẢ QUAN, và điều chỉnh giảm 5% giá mục tiêu còn 111.000 đồng/CP chủ yếu do điều chỉnh giảm tổng giá trị bán hàng theo hợp đồng dự báo, trong bối cảnh tiển độ mở bán chậm hơn kỳ vọng trước đây của chúng tôi. Chúng tôi điều chỉnh giảm 32% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2018 còn 4.1 nghìn tỷ đồng (-8% so với cùng kỳ – YoY) do lợi nhuận chia cho CĐTS cao hơn dự kiến do VIC giảm cổ phần sở hữu tại CTCP Vinhomes (VHM) và CTCP Vincom Retail (VRE). Chúng tôi dự báo tăng trưởng 27% cho LNST sau lợi ích CĐTS dự phóng 2019 đạt 5,3 nghìn tỷ đồng khi lợi nhuận mạnh mẽ từ doanh số bán BĐS và mảng cho thuê bán lẻ thừa bù đắp các khoản lỗ tạm thời từ quá trình tiếp tục mở rộng mảng tiêu dùng bán lẻ/khách sạn – nghỉ dưỡng/dịch vụ y tế và tham gia ngành sản xuất ôtô gần đây. Yếu tố hỗ trợ: Sản lượng bán hàng cao hơn dự kiến của sản phẩm xe máy điện và ôtô VinFast trong giai đoạn 2019-2020 có thể giúp trung hòa chi phí ban đầu cao cho những năm hoạt động đầu tiên của mảng sản xuất ôtô – xe máy. Rủi ro: Phí sử dụng đất gia tăng trong trường hợp Nhà nước áp dụng chính sách mới.
VIC chart. Nguồn: Admin VDSC cập nhật cổ phiếu HAX HAX: CTCP Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh Sau 9 tháng đầu năm 2018, LNST của HAX tăng trưởng 9% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ biên LN gộp (BLNG) của mảng kinh doanh ô tô được cải thiện rõ rệt. Chúng tôi kỳ vọng mức biên LN này vẫn duy trì tốt trong quý 4/2018. Do đó, kết quả kinh doanh của quý này nhiều khả năng sẽ rất tích cực. BLNG của hoạt động phân phối ô tô trong quý 4/2018 được kỳ vọng vẫn duy trì ở mức cao như hai quý trước. BLNG của lĩnh vực kinh doanh ô tô được hưởng lợi từ sự khó khăn chung của thị trường từ quý 2/2018. Nghị định 116 đã khiến dòng xe CBU không thể nhập vào thị trường Việt Nam kể từ tháng 1/2018, nhưng việc thiếu nguồn cung xe chỉ bắt đầu diễn ra từ quý hai. Đối với HAX, trong quý 1/2018, các dòng xe từ năm 2017 vẫn còn một lượng tồn kho khá lớn. Do đó, doanh nghiệp đã chủ động giảm giá để giải quyết lượng hàng tồn kho này. Tuy nhiên, kể từ quý 2/2018, cũng như các hãng xe khác, nguồn cung xe Mercedes không thể đáp ứng được lượng cầu lớn từ thị trường. Vì vậy, trong quý 2 và quý 3, HAX không cần phải áp dụng các chính sách chiết khấu cho khách hàng để thúc đẩy doanh số như quý 1 nữa. Kết quả là, từ quý 2/2018, biên LN gộp của mảng kinh doanh xe được cải thiện đáng kể, từ mức 2,2% và 4,7% trong quý 2 và quý 3 năm 2017 lên mức 6,0% và 5,6% tương ứng cùng kỳ năm nay. Trong quý 4/2018, việc thiếu nguồn cung xe tiếp tục là bệ đỡ cho BLNG của lĩnh vực kinh doanh xe của HAX. Trong thời gian gần đây, nguồn cung xe CBU và CKD của Mercedes – Benz Vietnam không thể đáp ứng đủ lượng cầu cao từ thị trường. Đối với xe nhập khẩu, thời gian kiểm định kéo dài là nguyên nhân làm cho công ty chậm giao xe cho khách hàng. Theo những yêu cầu trong Nghị định 116, một xe ngẫu nhiên trên mỗi lô hàng sẽ được chọn để thực hiện các thủ tục kiểm định về chất lượng khí thải và độ an toàn kỹ thuật. Việc kiểm định như vậy được áp dụng cho mỗi lô hàng cho dù các lô này chỉ cùng một mẫu xe. Do đó, thời gian từ lúc xe cập cảng đến lúc giao xe cho khách hàng phải mất ít nhất từ hai đến ba tháng. Đối với xe CKD, trong vài tháng gần đây, do những thay đổi về quy ước số VIN của dòng GLC – một mẫu xe bán chạy của Mercedes, dẫn đến việc đăng kiểm cho dòng xe này bị chậm. Do đó, mặc dù đã có khách đặt xe, doanh số bán hàng thực tế vẫn chưa được ghi nhận do chưa thể giao hàng. Tóm lại, vì nguồn cung hiện tại của MBV chưa thể đáp ứng đủ cầu, chúng tôi kỳ vọng trong quý 4/2018, HAX vẫn duy trì mức giá bán tốt như hai quý vừa rồi. Do đó, BLNG của hoạt động kinh doanh xe của HAX trong quý 4 này nhiều khả năng vẫn duy trì ở mức cao, khoảng 5,6%. Chính vì vậy, con số này trong năm 2018 được chúng tôi dự báo sẽ đạt đỉnh trong nhiều năm qua, tại mức 4,9%. Kỳ vọng mức tiền thưởng lớn trong quý 4/2018. Do thiếu nguồn cung xe, MBV đã quyết định giảm chỉ tiêu về doanh số cho các nhà phân phối. Chúng tôi ước tính rằng MBV có thể cắt giảm 20% so với tiêu chí ban đầu. Do đó, với 625 xe mà chúng tôi dự phóng HAX sẽ tiêu thụ được trong quý 4 kết hợp 1.645 xe đã bán được trong ba quý đầu năm, chúng tôi tin rằng HAX nhiều khả năng sẽ đạt được chỉ tiêu của MBV trong năm 2018. Tuy nhiên, trong năm nay, MBV gặp một số khó khăn trong việc nhập khẩu xe cũng như việc thay đổi quy ước số VIN của dòng xe chủ đạo, chúng tôi ước tính số tiền thưởng của cả năm 2018 mà MBV dành cho HAX giảm 20% so với năm ngoài và đạt khoảng 87 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi loại trừ tiền thưởng của ba quý đầu năm, con số này của quý 4/2018 vẫn tăng 10% YoY và ước đạt khoảng 28 tỷ đồng. Chúng tôi tin rằng kết quả kinh doanh trong quý 4/2018 vẫn tiếp tục khả quan. Mặc dù nguồn cung xe Mercedes – Benz trong quý 4 này vẫn chưa thể đáp ứng được lượng cầu cao, chúng tôi vẫn kỳ vọng doanh số của quý này vẫn tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Vì vậy, doanh thu trong quý 4/2018 ước tăng 16% YoY lên mức 1.250 tỷ đồng. Về mặt lợi nhuận, LNST của quý 4/2018 ước tính tăng mạnh ở mức khoảng 73% YoY lên 45 tỷ đồng nhờ BLNG của mảng kinh doanh chính được cải thiện và mức tiền thưởng cao. Do đó, mặc dù lợi nhuận của ba quý đầu năm không quá ấn tượng, chúng tôi vẫn dự phóng LNST của cả năm nay đạt 108 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ, tương ứng với mức EPS 3.085 đồng/cổ phiếu. Với mức giá cổ phiếu hiện tại, HAX đang được giao dịch với mức P/E khoảng 5,2x, chúng tôi cho rằng mức giá này khá hấp dẫn so với triển vọng của doanh nghiệp trong quý 4/2018 và năm 2019. Kết quả kinh doanh quý 4/2018 được kỳ vọng khả quan có thể là nhân tố giúp hỗ trợ giá cổ phiếu trong thời gian tới. Về dài hạn, chúng tôi cũng lạc quan về tiềm năng của HAX nhờ thị trường ô tô được dự báo sẽ rất tích cực. Do đó, chúng tôi tin rằng đây chính là thời điểm thích hợp để nhà đầu tư có thể tích lũy dần cổ phiếu này.
HAX chart. Nguồn: Admin BSC khuyến nghị MUA PVT PVT: Tổng CTCP Vận tải Dầu khí Định giá: Chúng tôi khuyến nghị Mua PVT với mức giá mục tiêu là 21,256 đ/cp dựa theo 2 phương pháp P/E và DCF với tỷ lệ 50:50. Giá PVT 27/11/2018 = 16,100 VND/cp – P/E TTM = 7.71x – P/B TTM = 0.92x. Dự báo KQKD 2018 Chúng tôi dự phóng DT và LNST của PVT trong Q4/2018 lần lượt đạt 1,532 tỷ và 119.5 tỷ. Lũy kế cuối năm, DT và LNST sẽ khả quan lần lượt đạt 7,045 tỷ (+15% yoy) và LNST đạt 625 tỷ đồng (+39% yoy) tương đương với EPS FW = 2,088 đồng (+39.6% yoy,đã trừ quỹ khen thưởng phúc lợi 6%), P/E FW = 8.14x , P/B FW = 0.99x. Dự báo KQKD 2019 Chúng tôi dự phóng KQKD DT và LNST 2019 sẽ đạt 8,743 tỷ đồng (+24% yoy) và 749 tỷ đồng (+20% yoy) tương đương EPS FW = 2,421 đồng (+21% yoy), P/E FW = 7x , P/B FW = 0.9x. Quan điểm đầu tư – PVN thoái vốn PVT từ 51% xuống 36% trong năm 2019. – Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động vào tháng 12. Rủi ro đầu tư (1) Dự án NMLD Nghi Sơn chậm tiến độ (2) Rủi ro áp lực chi phí lãi vay (3) Rủi ro tỷ giá ngoại tệ. Cập nhật doanh nghiệp: (I) Hoàn thành kế hoạch 2018 trong quý 3/2018. KQKD lũy kế 9M/2018 DT và LNST đạt 5,611 tỷ (+26.17% yoy) và 505 tỷ (+62.95% yoy), hoàn thành 107% DT và 141% LNST. Riêng Quý 3/2018, PVT ghi nhận DT và LNST lần lượt đạt 1,736 tỷ (+21.8% yoy) và 118 tỷ (-0.3% yoy). Trong Q2/2018, PVT có ghi nhận 78.7 tỷ từ hoạt động thanh lý, nhượng bán tàu , vì thế nếu tách khoản trên thì LNST lũy kế 9M2018 là 442.8 (+42.9% yoy). (II) Hoạt động kinh doanh cốt lỗi vận tải tăng trưởng vượt kì vọng: Doanh thu vận tải lũy kế 9M2018 tăng mạnh lên 2,851 tỷ (+21% yoy), lợi nhuận gộp cải thiện lên 348.6 tỷ đồng (+12.8% yoy). Tuy nhiên, biên LNG giảm còn 12.23% (-6.7% yoy) do PVT cùng các đơn vị thành viên có tàu phải lên đà sửa chữa trong 20-30 ngày, định kỳ 2.5 năm lên đà giữa kỳ là PVT Hera , Athena và Saturn do đó để thực hiện kế hoạch vận chuyển tàu được thay thế bằng tàu thuê ngoài nên hiệu quả không cao. (III) Hoạt động cho thuê kho nổi FSO/FPSO khả quan: DT 9M2018 đạt 482 tỷ đồng (-0.5% yoy), lợi nhuận gộp đạt 234 tỷ đồng (+38.7% yoy) nhờ vào GVHB giảm 21%, với biên LNG tăng tốt 48.6%. Q3/2018, thời gian cho thuê tàu FSO Đại Hùng Queen luôn đảm bảo liên tục không phát sinh ngày off-hire, vì thế hoạt động cho thuê kho nổi duy trì ổn định. (IV) Mở rộng và trẻ hóa đội tàu. Vừa qa, PVT mới mua tàu hàng rời PVT-Sapphire với mức giá $13 triệu củng cố thêm đội hàng rời vận tải than. Kế hoạch đầu tư đội tàu cho năm 2019 còn 1/2 tàu Aframax (thời gian mua Q1/2019), 1/2 tàu Supramax, 1/2 tàu dầu sản phẩm, 4/5 tàu chở LPG và hiện tại còn 1 tàu VLCC dời vào quý 4/2019.
PVT chart. Nguồn: Admin HSC khuyến nghị Kém khả quan AAA AAA: CTCP Nhựa và Môi Trường Xanh An Phát Doanh thu tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ đạt 5.803 tỷ đồng với đóng góp cao hơn từ mảng bán hàng hóa: • Doanh thu bán hàng hóa tăng mạnh đạt 3.054 tỷ đồng, tăng gấp 5,1 lần so với mức 605 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2017. Chủ yếu là nhờ doanh thu của công ty con An Thành tăng mạnh. (Công ty này chuyên kinh doanh hạt nhựa và nguyên vật liệu nhựa). AAA nắm 51% cổ phần tại HII và HII lại sở hữu 100% cổ phần của An Thành, do đó KQKD của An Thành được hợp nhất với AAA. Doanh thu bán hàng hóa đóng góp 52,6% tổng doanh thu thuần, tăng so với chỉ 22,8% trong 9 tháng đầu năm ngoái. • Doanh thu bán thành phẩm đạt 2.699 tỷ đồng (tăng 32,5% so với cùng kỳ). Trong đó, sản lượng tiêu thụ tăng 27,7% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ đóng góp cao hơn từ các nhà máy mới số 6 và số 7. Hơn nữa, doanh thu từ xuất khẩu túi dây rút sang Mỹ cũng tăng trong Q3 năm nay khi thuế nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc sang Mỹ tăng lên 10% từ 3,5% kể từ ngày 25/9/2018. Giá bán bình quân tăng 3,75% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ giá bán túi phân hủy sinh học tăng. Doanh thu bán các thành phẩm hiện đóng góp 46,5% tổng doanh thu thuần, giảm so với mức 76,9% trong cùng kỳ năm ngoái. • Doanh thu cung cấp dịch vụ đạt 56,2 tỷ đồng (tăng 530,5% so với cùng kỳ) nhưng chỉ đóng góp phần rất nhỏ cho tổng doanh thu. Lợi nhuận gộp tăng 34,4% so với cùng kỳ tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận gộp giảm do thay đổi cơ cấu doanh thu – Lợi nhuận gộp tăng đạt 475,5 tỷ đồng (tăng 34,4% so với cùng kỳ) dù tỷ suất lợi nhuận gộp giảm mạnh xuống 8,2% từ 13,4% trong cùng kỳ năm ngoái. Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm do (1) cơ cấu doanh thu có sự thay đổi mạnh với đóng góp từ mảng bán hàng hóa cho tỷ suất lợi nhuận thấp tăng mạnh và (2) tỷ suất lợi nhuận gộp ở cả hai mảng kinh doanh chính đều giảm mạnh. Chi phí bán hàng và quản lý tăng mạnh 91,6% so với cùng kỳ lên 190,8 tỷ đồng, tương đương 3,3% doanh thu thuần – từ 99,6 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2017, tương đương 3,8% doanh thu thuần. Trong đó, chi phí bán hàng là 104,3 tỷ đồng (tăng 138% so với cùng kỳ) và chi phí quản lý là 86,5 tỷ đồng (tăng 55,3% so với cùng kỳ). Công ty cho biết sẽ mở rộng mạng lưới tại các kênh bán hàng truyền thống trong nước. Công ty gần đây đã ký hợp đồng với Vinmart cho phân phối túi phân hủy sinh học của mình. Lỗ tài chính thuần tăng lên 100,8 tỷ đồng – so với mức lỗ 42,2 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm ngoái. Lỗ tài chính thuần tăng chủ yếu do chi phí lãi vay tăng mạnh 110,6% so với cùng kỳ và lỗ tỷ giá tăng mạnh 152,7%. Chi phí tài chính là 141,4 tỷ đồng (tăng 118,5% so với cùng kỳ), trong đó lỗ tỷ giá lên tới 32,6 tỷ đồng (tăng 152,7% so với cùng kỳ) và chi phí lãi vay là 108,8 tỷ đồng (tăng 110,6% so với cùng kỳ). Nợ ngân hàng tăng mạnh lên 3.091 tỷ đồng (tăng 50,3% so với cùng kỳ) do nhu cầu vốn lưu động tăng. Mặt khác, thu nhập tài chính cũng tăng 80,5% so với cùng kỳ đạt 40,6 tỷ đồng, trong đó lãi tiền gửi tăng mạnh đạt 23,3 tỷ đồng từ 5 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm ngoái. Cuối cùng, LNTT giảm còn 189,8 tỷ đồng (giảm 20% so với cùng kỳ) do không còn khoản 24,3 tỷ đồng lợi nhuận từ công ty liên kết như trong năm ngoái. Hơn nữa, chi phí bán hàng và quản lý tăng mạnh cùng với tỷ suất lợi nhuận gộp giảm đã hoàn toàn bù trừ với tăng trưởng của doanh thu. LNST của công ty công ty mẹ 9 tháng đầu năm là 128,8 tỷ đồng (giảm 18,5% so với cùng kỳ). Một số lưu ý của chúng tôi trên bảng cân đối như sau • Chúng tôi nhận thấy nợ ngắn hạn tăng mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động (một phần do hàng tồn kho và phải thu tăng). Nợ ngân hàng là 3.091 tỷ đồng (tăng 30% so với đầu năm), trong đó nợ ngắn hạn tăng mạnh lên 1.379,5 tỷ đồng (tăng 67,8% so với đầu năm) và nợ dài hạn giảm 25,9% so với đầu năm xuống 711,6 tỷ đồng. • Tồn kho tăng gấp ba lần so với đầu năm lên 1.632 tỷ đồng (tăng 204,1% so với đầu năm) từ chỉ 536,7 tỷ đồng vào đầu năm. Trong đó, chúng tôi lưu ý có 824,8 tỷ đồng xây dựng cơ bản dở dang. Công ty cho biết, hạch toán này liên quan đến Khu Công nghiệp Kỹ thuật cao An Phát (An Phát Complex) vẫn đang trong quá trình xây dựng. • Trong khi đó, phải thu cũng tăng mạnh lên 713,9 tỷ đồng (tăng 71% so với đầu năm), chủ yếu là từ hoạt động bán hàng hàng hóa của An Thành Biscol. Công ty đã phát hành trái phiếu doanh nghiệp kèm chứng quyền kỳ hạn 3 năm – Công ty đã phát hành tổng cộng 400 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp vào ngày 8/11/2018 cho ba NĐT Hàn Quốc gồm KEB Hana, Shinhan Investment và Shinhan Securities. Trái phiếu có kỳ hạn 3 năm kèm chứng quyền với lãi suất coupon là 6,7%/năm trả lãi 6 tháng/lần. Số trái phiếu phát hành kèm theo 4.000 chứng quyền (1 chứng quyền có quyền tương đương 10.000 cổ phiếu) với giá chuyển đổi là 14.000-14.500đ/cp. Giá chuyển đổi sẽ được điều chỉnh nếu phát sinh sự kiện làm pha loãng cổ phiếu khác (như chia cổ phiếu, phát hành quyền cho cổ đông hiện hữu với giá thấp hơn giá thị trường). Chứng quyền sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm từ ngày phát hành và số cổ phiếu được chuyển đổi từ chứng quyền, tương đương 40 triệu cổ phiếu sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng. Việc thực hiện thu hồi lại trái phiếu sẽ không làm mất hiệu lực của chứng quyền. Người giữ chứng quyền sẽ chuyển đổi sang cổ phiếu theo 4 giai đoạn và quá trình chuyển đổi như sau: • 12 tháng sau ngày phát hành (tháng 11/2019) • 18 tháng sau ngày phát hành (tháng 5/2020) • 24 tháng sau ngày phát hành (tháng 11/2020) • 30 tháng sau ngày phát hành (tháng 5/2021) Với khả năng số chứng quyền kèm theo sẽ được chuyển đổi trong 30 tháng tới, chúng tôi dự báo sẽ có rủi ro pha loãng đối với cổ phiếu. Giả định toàn bộ chứng quyền được chuyển đổi sang cổ phiếu thường, tổng số cổ phiếu đang lưu hành của AAA sẽ tăng lên 211,2 triệu đơn vị, tương đương tăng 23,4% từ mức hiện tại là 171,2 triệu đơn vị. Với đợt chuyển đổi lớn hơn trong 2 năm tới và tăng trưởng lợi nhuận ở mức thông thường, đây được xem là yếu tố tiêu cực đối với cổ phiếu trong trung hạn. Cho năm 2018, HSC dự báo LNST của cổ đông công ty mẹ giảm 20,6% so với năm 2017 – HSC dự báo công ty sẽ đạt doanh thu thuần là 7.755 tỷ đồng (tăng trưởng 90,6%) và LNST của cổ đông công ty mẹ dự báo đạt 177,4 tỷ đồng (giảm 20,6% so với năm 2017). EPS pha loãng dự phóng 2018 sẽ là 1.078, tương đương P/E dự phóng 2018 là 14,4 lần. Cho năm 2019, HSC dự báo doanh thu sẽ tăng trưởng 21,2% và LNST của cổ đông công ty mẹ tăng trưởng 4,4% – Theo đó, HSC dự báo công ty sẽ đạt doanh thu thuần là 9.400 tỷ đồng (tăng trưởng 21,2%) và LNTT dự báo đạt 293,8 tỷ đồng (tăng trưởng 9,9%). EPS năm 2019 pha loãng đạt 806đ; tương đương P/E dự phóng năm 2019 là 19,2 lần. Việc xây dựng nhà máy số 8 và số 9 để nâng công suất đã bị trì hoãn – Cụ thể như sau: AAA đã chi 756,5 tỷ đồng để mua KCN Việt Hòa-Kenmark trong một cuộc bán đấu giá của BIDV trong năm nay và sau đó đổi tên thành KCN Kỹ thuật cao An Phát (An Phát Complex). Hiện tại, AAA nắm 96,5% cổ phần tại KCN Kỹ thuật cao An Phát. Sau khi mua lại, công ty sẽ sử dụng KCN này để mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực KCN (KCN Kỹ thuật cao An Phát có tổng diện tích 46 ha). Vốn đầu tư cho KCN này là 2.000 tỷ đồng gồm chi phí đất và cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, An Phát Complex sẽ tập trung vào đầu tư sản xuất sản phẩm nhựa công nghệ cao và thân thiện với hệ sinh thái chẳng hạn như túi phân hủy sinh học và vật liệu xây dựng bằng nhựa PVC kỹ thuật cao thông qua các công ty liên kết và công ty con như sau: • An Cường – sẽ tập trung vào sản xuất vật liệu xây dựng công nghệ cao (tấm ốp tường bằng nhựa sử dụng trong xây dựng) với tổng công suất lên tới 70.000 m2/tháng. • Bao bì An Vinh – tập trung sản xuất bao bì công nghiệp cao cấp chẳng hạn như túi PP, túi Jumbo, túi đeo. Công suất sẽ vào khoảng 2.000 tấn/ tháng. • Nhựa Đại An – tập trung sản xuất linh kiện ĐTDĐ, đồ điện gia dụng và phụ tùng ô tô bằng công nghệ ép phun. Trong giai đoạn đầu, Đại An đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp chính cho Samsung Việt Nam. Về nhà máy số 8 – ĐHCĐBT tổ chức vào tháng 10 năm nay đã thông qua quyết định chuyển địa điểm của nhà máy số 8 từ KCN An Đồng về An Phát Complex. Và nhà máy số 8 sẽ chuyên sản xuất nhựa phức hợp với vốn đầu tư dự tính là 360 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty mới chỉ hoàn thành nghiên cứu khả thi và thông tin chi tiết gồm có công suất nhà máy chưa được tiết lộ. Những dự án này sẽ được ưu đãi thuế như sau: hưởng thuế suất 0% trong 4 năm đầu, giảm 50% thuế TNDN 10% trong 9 năm tiếp theo và trong 2 năm cuối được hưởng thuế suất 10%. Do còn thiếu thông tin về cơ cấu và kế hoạch sản xuất cụ thể, nên chúng tôi chưa đưa dự báo lợi nhuận từ nhà máy số 8 và số 9 vào mô hình dự báo của mình ở thời điểm này. An Phat Holdings sẽ nâng sở hữu tại AAA lên 43,99%; tương đương 75.317.140 cổ phiếu từ 65.317.140 cổ phiếu – Vào cuối tháng 10 năm nay, An Phat Holdings đã mua 10 triệu cổ phiếu AAA, nâng tỷ lệ sở hữu từ 38,15% lên 43,99% Kết luận đầu tư – Giảm đánh giá từ Nắm giữ xuống Kém khả quan. Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu AAA là 15.226đ; tương đương P/E dự phóng năm 2018 là 14,1 lần
AAA chart. Nguồn: Admin
Giá hiện tại
% chang (t-3)
P/E
P/B
AST
68
3.8%
15.65
4.82
Giá hiện tại
% chang (t-3)
P/E
P/B
VEA
38.3
3.8%
10.03
2.75
Giá hiện tại
% chang (t-3)
P/E
P/B
VIC
102
3.0%
84.64
6.25
Giá hiện tại
% chang (t-3)
P/E
P/B
HAX
16
-0.3%
6.23
1.35
Giá hiện tại
% chang (t-3)
P/E
P/B
PVT
16
-2.4%
7.74
1.19
Giá hiện tại
% chang (t-3)
P/E
P/B
AAA
15.4
2.0%
9.53
1.05
Nguồn: VCSC, HSC, BSC, VDSC, chart bởi Admin