CẬP NHẬT NGÀNH ĐIỆN: Mở cửa kinh tế trở lại thúc đẩy tiêu thụ điện và giá CGM

Mở cửa kinh tế trở lại giúp tiêu thụ điện toàn quốc tăng, cùng với việc thiếu cung than tạm thời tiếp tục đẩy giá trên thị trường phát điện cạnh tranh tăng.

  • Giá trung bình trên thị trường phát điện cạnh tranh (giá CGM) tăng +37% so với cùng kỳ trong Q1/2022 và qua đó có thể giúp lợi nhuận của các nhà máy nhiệt điện tránh khỏi tăng trưởng âm (VD: NT2, POW, HND).
  • Tiêu thu điện toàn quốc Q1/2022 đạt 63 tỷ kwh và tăng +7,8% so với cùng kỳ (so với năm 2021 là +4%) trong bối cảnh tăng trưởng GDP trong Q1 là 5,03% so với cùng kỳ. Do kinh tế mở cửa trở lại, chúng tôi ước tính tiêu thụ điện năm 2022 hồi phục & tăng +9,2% so với cùng kỳ.

Rủi ro khi giá cả nhiên liệu đầu vào tiếp tục tăng. Nếu giá nhiên liệu đầu vào (bao gồm dầu khí và than nhiệt) tiếp tục tăng và duy trì mức cao có thể khiến lạm phát tăng trong khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể suy yếu. Qua đó có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và tăng trưởng GDP của Việt Nam (từ 6,8%-7,2%YoY còn khoảng 5%-6%YoY), và tiêu thụ điện (từ 9.2%YoY còn 7%YoY).

Giá trên thị trường phát điện cạnh tranh khá tích cực

Giá CGM trung bình trong Q1/2022 là 1.515 đồng/kwh (+37% so với cùng kỳ). Chúng tôi tăng ước tính giá CGM 2022 lên 1.300 đồng/cp (+30% so với cùng kỳ), tăng 11% so với giả định trước của chúng tôi. Chúng tôi cẩn trọng giả định thấp hơn so với trung bình Q1/2022, do La Nina có thể quay lại trong Q2/2022. Trong hệ thống các nhà máy điện, nhà máy thủy điện có chi phí và giá bán trung bình thấp hơn so với nhiệt điện. Sản lượng từ nhà máy thủy điện tăng có thể làm hạ nhiệt mức tăng giá CGM. Tuy nhiên nếu nhu cầu tiêu thụ điện tăng mạnh thì diễn biến giá CGM có thể vẫn thuận lợi.

Như đã đề cập ở trên, nếu giá nhiên liệu tiếp tục tăng (dầu khí và than nhiệt), áp lực lạm phát tăng & tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể chậm lại; do đó hoạt động xuất khẩu & tăng trưởng GDP của Việt Nam & tiêu thụ điện sẽ bị ảnh hưởng. Theo kịch bản xấu nhất, chúng tôi ước tính tăng trưởng GDP của Việt Nam là 5%-6% YoY và tăng trưởng tiêu thụ điện toàn quốc là 7% YoY (so với kịch bản cơ sở là 6%-7% YoY về tăng trưởng GDP và 9.2% YoY về tăng trưởng tiêu thụ điện).

NT2: Lợi nhuận 6T2022 tốt hơn ước tính

Chúng tôi ước tính sản lượng NT2 trong Q1/2022 tăng nhẹ +3% so với cùng kỳ (khoảng 980 triệu kwh); trong đó sản lượng hợp đồng (Qc) ước tính khoảng 750 triệu kwh – chỉ giảm 4,7% so với cùng kỳ mặc dù giá khí tăng.

Biến động giá trên thị trường phát điện cạnh tranh (giá CGM) tích cực, hỗ trợ lợi nhuận sau thuế Q1/2022 của NT2. Đầu tiên, việc mở cửa kinh tế trở lại thúc đẩy tiêu thụ điện. Ngoài ra, nguồn cung than hạn chế có thể thúc đẩy sản lượng phát điện tại các nhà máy nhiệt điện khí. Trong 2T2022, giá CGM trung bình tăng 39% so với cùng kỳ lên 1.400 đồng/kwh.

LNST Q1/2022 ước tính tích cực khoảng 142 tỷ đồng (+24% YoY). Kết quả kỳ vọng khá bất ngờ bất chấp giá khí tăng. Như đã đề cập ở trên, lợi nhuận tốt hơn ước tính chủ yếu do tình trạng thiếu cung than tạm thời trong nước và giá tăng trên thị trường phát điện cạnh tranh.

Ngoài ra, mức so sánh thấp trong Q2/2021 là do điều chỉnh giá hồi tố hợp đồng mua bán điện PPA. Giá PPA mới đã áp dụng từ Q2/2021 trong khi Q1/2021 sử dung giá PPA cũ. Việc điều chỉnh hồi tố thực hiện trong Q2/2021 và LNST quý đó ở mức chỉ 24,5 tỷ đồng. Về tình trạng thiếu cung than trong nước, Bộ Công Thương cho biết hai đơn vị cung cấp than chính là Vinacomin và Đông Bắc sẽ thúc đẩy nguồn cung than cho nhà máy điện than. Do đó, việc thiếu cung than chỉ là tạm thời. Mặc dù vậy, nhu cầu tăng nhờ mở cửa kinh tế trở lại có thể bù đắp một phần việc giá khí tăng và tăng sản lượng điện khí. Chúng tôi cẩn trọng ước tính sản lượng điện của NT2 trong Q2/2022 đạt khoảng 955 triệu kwwh, tương đương so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế Q2/2022 ước tính đạt trên 130 tỷ đồng, gấp 5 lần Q2/2021 là 24,5 tỷ đồng.

Luận điểm đầu tư: Nhờ trả hết dư nợ, NT2 không chịu ảnh hưởng từ lãi suất cho vay tăng và lỗ chênh lệch tỷ giá. Điều này có thể hỗ trợ cổ tức. Chúng tôi nhắc lại khuyến nghị Khả quan đối với NT2 với giá mục tiêu 1 năm là 26.800 đồng/cp.

HND: Tỷ lệ nợ/ vốn CSH giảm để hỗ trợ lợi nhuận trước tiềm năng lãi suất tăng

LNST Q1/2022 của HND đạt 258 tỷ đồng so với lỗ 11 tỷ đồng trong Q1/2021. Điều này nhờ sản lượng điện tiêu thụ tốt, giá CGM cải thiện, chi phí lãi vay giảm. Tổng sản lượng điện Q1/2022 đạt 1,7 tỷ kwh (+19% so với cùng kỳ), trong đó sản lượng Qc tăng 10% so với cùng kỳ đạt 1,32 tỷ kwh. Sản lượng trên thị trường phát điện cạnh tranh (Qm) trong Q1/2022 đạt 336 triệu kwh, cao hơn nhiều so với Q1/2021 là 192 triệu kwh. Trong khi đó, giá trên thị trường phát điện cạnh tranh tăng 37% so với cùng kỳ. Cuối cùng, chi phí lãi vay Q1/2022 giảm 36% so với cùng kỳ do nợ vay của HND giảm.

Năm 2022, chúng tôi ước tính LNST đạt 542 tỷ đồng (+19% YoY) do sản lượng tiêu thụ tăng +7% YoY (7,1 tỷ kwh), sản lượng hợp đồng tăng +2% YoY (5,4 tỷ kwh), giá CGM tăng 25-30% YoY, và chi phí lãi vay giảm -23% so với cùng kỳ.

Luận điểm đầu tư: Dự nợ giảm giúp HND tránh được phần nào tác động từ việc lãi suất tăng trong bối cảnh áp lực lạm phát. Chúng tôi khuyến nghị Trung lập đối với HND, giá mục tiêu 1 năm là 20.600 đồng/cp, tổng mức sính lời 15% đã bao gồm tỷ suất cổ tức.

QTP: Chúng tôi cũng ước tính QTP đạt lợi nhuận khá khả quan trong Q1/2022 nhờ giá CGM tăng ấn tượng. Ngoài ra, tăng trưởng lợi nhuận được hỗ trợ bởi chi phí lãi vay giảm khi tổng nợ giảm. Chúng tôi khuyến nghị Khả quan đối với QTP và duy trì giá mục tiêu 1 năm là 23.300 đồng/cp (tiềm năng tăng giá 25%).

POW: Giá CGM tích cực, chi phí lãi vay và chi phí bảo dưỡng giảm có thể giúp công ty đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận.

Nguồn: SSI


 

Link tham gia room zalo Tín hiệu dòng tiền để nhận được tư vấn trong phiên cổ phiếu có tín hiệu Mua/Bán: https://zalo.me/g/izmqqe638


 

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.