NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN(STB): KQKD 2022 tăng trưởng cao nhờ xử lý xong lãi dự thu [Mục tiêu 31.200 đ/cp]

Sử dụng 2 phương pháp định giá P/B và Chiết khấu lợi nhuận thặng dư, chúng tôi đưa ra mức giá mục tiêu 1 năm của cổ phiếu STB là 31,200 VND/cp, cao hơn 22.4% so với giá tại ngày 27/03/2023.

Hoạt động kinh doanh

Hoàn thành trích lập các khoản lãi phải thu thuộc đề án giúp thu từ lãi của STB phán ánh chính xác hơn lợi suất của danh mục cho vay thuộc top đầu ngành. Thu lãi thuần quý 4 đạt 6,043 tỷ VND, tăng 4.8%QoQ và 142.2%YoY. Thu ngoài lãi quý 4 giảm 15.7% so với cùng kỳ, đạt 1,788 tỷ VND do thu dịch vụ thấp hơn. Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của thu lãi thuần nên tổng thu hoạt động quý 4 tăng 69.8% so với cùng kỳ, đạt 7,833 tỷ VND. Chi phí hoạt động vẫn được kiểm soát tốt khi chỉ tăng 10.3% so với cùng kỳ. Chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh 155%YoY do STB tiếp tục đẩy mạnh trích lập dự phòng cho trái phiếu VAMC. Dù vậy tác động tích cực của thu lãi thuần là rất lớn nên lợi nhuận trước thuế quý 4 tăng mạnh 85.7% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế lũy kế cả năm 2022 đạt 6,339 tỷ VND, tăng 44.1%YoY.

NIM quý 4 giảm nhẹ dưới áp lực chi phí vốn

Giai đoạn từ 4Q2021 – 2Q2022, lợi suất tài sản của STB giảm sâu do đẩy mạnh trích lập lãi dự thu còn về bản chất lợi suất tài sản giai đoạn này vẫn đang hồi phục theo đà của nền kinh tế. Sau khi hoàn tất xử lý lãi dự thu vào cuối quý 2 lợi suất tài sản bật tăng trở lại mức 8.53% vào quý 3 và tiếp tục cải thiện lên mức 9.38% trong quý 4.

Chi phí đầu vào bình quân cũng có mức tăng tương tự là khoảng 0.82 điểm % so với quý 3 dưới áp lực của (1) chi phí tiền gửi bình quân tăng 0.61 điểm %QoQ do nền lãi suất cuối năm tăng mạnh sau khi NHNN nâng lãi suất điều hành; (2) Căng thẳng thanh khoản khiến STB phải bổ sung nguồn vốn thông qua thị trường 2 với mức lãi suất đạt đỉnh nên chi phí tiền gửi của các TCTD khác cũng tăng mạnh lên 4.11% tiệm cận với chi phí huy động thông qua tiền gửi khách hàng. Nhưng nhờ lợi suất tài sản có mức tăng cao hên nên NIM quý 4 vẫn tăng nhẹ khoảng 0.09 điểm % theo quý và đạt 4.71%. Biên lãi thuần cả năm 2022 tăng 0.49%YoY, đạt 7.31%.

Tiền gửi CASA giảm 11.2%YoY trong khi tiền gửi có kỳ hạn tăng 11.2%YoY hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung của toàn ngành khi lãi suất huy động tăng mạnh. Tỷ lệ CASA từ đó giảm về còn 19% thấp hơn cùng kỳ là 22.6%.

Thu từ dịch vụ ủy thác và đại lý tăng mạnh nhờ các gói hỗ trợ từ Dai-chi Life

Tổng thu từ dịch vụ của công ty mẹ đạt gần 8 nghìn tỷ VND và các công ty con đóng góp khoảng 334 tỷ VND trong năm 2022. Thu từ dịch vụ thanh toán của công ty mẹ đạt 1,022 tỷ VND, giảm 16.8%YoY. Thu từ dịch vụ ngân quỹ tiếp tục giảm khoảng 20.3% trong năm nay xuống còn khoảng 254 tỷ VND. Thu từ hoa hồng bảo hiểm 2022 đạt 1,765 tỷ VND. Tuy nhiên, STB sẽ hạch toán lại Gói hỗ trợ từ Dai-chi Life với giá trị khoảng 1,000 tỷ VND từ thu hoa hồng bảo hiểm sang thu từ ủy thác và đại lý, do đó thu từ hoa hồng bảo hiểm giảm còn 1,026 tỷ VND và thu ủy thác đại lý tăng lên 1,865 tỷ VND cho năm 2021. Do đó, thu từ hoa hồng bảo hiểm năm nay tăng mạnh 72% so với cùng kỳ thay vì giảm 12.9% nếu theo cách ghi nhận cũ. Đáng chú ý, STB ghi nhận tới 3,020 tỷ VND (+61.9%YoY) thu từ dịch vụ ủy thác và đại lý trong năm 2022 trong đó (1) Gói hỗ trợ xâu dựng mạng lưới từ Dai-ichi Life là khoảng 1,500 tỷ VND; (2) Tiếp tục khẳng định vị thế top đầu trong mảng thẻ thanh toán tại Việt Nam đẩy mạnh nguồn thu từ phí chiết khẩu với các đại lý thẻ và các dịch vụ thẻ khác. Thu từ các dịch vụ khác đạt 1,938 tỷ VND, tăng 24.6% so với cùng kỳ.

Các nguồn thu ngoài lãi khác vẫn ổn định

Thu từ kinh doanh ngoại hối và vàng đạt 303 tỷ VND (+37.7%QoQ và +42.8%YoY). Thu từ chứng khoán đầu tư tiếp tục lỗ khoảng 20 tỷ VND trong quý 4, tính chung cả năm mảng này lỗ khoảng 20 tỷ VND. Lãi suất tăng cao khiến ngân hàng phải cơ cấu lại danh mục trái phiếu chính phủ của mình là nguyên nhân chính khiến không chỉ STB mà còn nhiều ngân hàng khác ghi nhận lỗ từ kinh doanh chứng khoản. Thu thuần từ các hoạt động khác đạt 619 tỷ VND, cải thiện mạnh mẽ so với quý 3 chỉ khoảng 14 tỷ hay so với cùng kỳ lỗ khoảng 114 tỷ VND. Với việc thu lãi thuần quay trở lại về mức bình thường mà tỷ lệ NOII/TOI nửa cuối năm cùng giảm mạnh về còn 18.3% của quý 3 và 22.8% của quý 4.

Chúng tôi đánh giá thu ngoài lãi của STB vẫn quá phụ thuộc vào thu từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và vàng được đánh giá ổn định và có thể tiếp tục tăng trưởng khi STB tiếp tục kiện toàn hệ thống thanh toán quốc tế. Danh mục trái phiếu chính phủ có mục đích chính là để hưởng trái tức nên hoạt động kinh doanh, mua bán chứng khoán cũng không đem lại nguồn thu ngoài lãi quá lớn cho STB. Thu từ hoạt động khác được kỳ vọng sẽ có sự đột biến trong những năm tới nhờ bán tài sản đảm bảo và thu hồi nợ xấu đã xử lý bằng nguồn dự phòng thành công.

Duy trì tăng trưởng nguồn vốn theo sát hoạt động giải ngân tín dụng

STB cũng đẩy mạnh giải ngân cho vay vào những tháng cuối năm sau khi có quyết định nới room của Ngân hàng Nhà nước. Tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 ước đạt 13.1% – tương đương với room tín dụng được giao. Về cơ cấu cho vay theo tập khách hàng: Cho vay khách hàng cá nhân ước tính đạt 252,651 tỷ VND (+11%YTD), chiếm 57.8% tổng dư nợ cho vay khác hàng hợp nhất. Dư nợ cho vay nhóm khách hàng doanh nghiệp ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với khách hàng cá nhân, đạt 15.2%. Tỷ trọng khách hàng doanh nghiệp từ đó cũng tăng lên 42.2% từ mức 39.1% của năm 2021.

Ngân hàng tích cực bổ sung nguồn vốn huy động do năm ngoái tăng trưởng thấp và cầu tín dụng tăng theo sự hồi phục của nền kinh tế. Tăng trưởng nguồn vốn huy động cả năm đạt 9.8%YoY vớiộng lực chính vẫn đến chủ yếu từ tiền gửi khách hàng khi chiếm tới gần 90% tổng nguồn vốn. Số dư tiền gửi khách hàng đạt 454,740 tỷ VND, tăng 6.4%YoY – đứng thứ 5 toàn ngành chỉ sau nhóm Ngân hàng thương mại có vốn nhà nước. Nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng và giấy tờ có giá lần lượt tăng 86.7% và 22.3% so với đầu năm.

Tăng trưởng huy động chỉ bằng 1/3 so với tăng trưởng tín dụng trong năm 2021 là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ LDR trong năm 2022 liên tục tăng lên mức 83.4% – tiệm cận tỷ lệ quy định của Ngân hàng Nhà nước là 85%. Ngân hàng vẫn đảm bảo tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn ở mức an toàn là 23.72%.

Nợ cần chú ý tăng mạnh trong những tháng cuối năm

Với những nỗ lực trong việc xử lý nợ xấu, Sacombank đã hoàn thành việc trích lập và loại bỏ hoàn toàn các khoản nợ xấu từ Ngân hàng Phương Nam ra khỏi bảng cân đối trong quý 3 năm nay (khoảng 1,500 tỷ). Từ đó giúp tỷ trọng nợ nhóm 5 giảm về còn khoảng 0.8% và nợ xấu hợp nhất lần đầu giảm về dưới 1% sau 5 năm thực hiện Đề án. Dù vậy, nợ nhóm 2 có xu hướng tăng mạnh vào cuối năm, gấp 2.5 lần quý 3 và cùng kỳ. Ngân hàng cho biết nợ nhóm 2 bật tăng chỉ mang tính chất tạm thời do cập nhật theo dữ liệu tín dụng tại CIC và sẽ có xu hướng quay trở lại mức bình thường trong tháng 1 và tháng 2 năm nay. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu cuối năm 2022 đạt 131% tương đương mức trung bình ngành.

Giá trị tài sản tồn đọng tính đến cuối năm 2022 là khoảng 25 nghìn tỷ VND trong đó có khoảng 21.5 nghìn tỷ VND trái phiếu VAMC và 3.5 nghìn tỷ tài sản có khác. Quy mô tài sản tồn đọng trên tổng tài sản từ đó giảm mạnh xuống còn khoảng 4.2%. Dù dư nợ VAMC còn khoảng 21.5 nghìn tỷ VND nhưng STB đã trích lập dự phòng khoảng 14.5 nghìn tỷ cho danh mục trái phiếu này, do đó ngân hàng chỉ còn khoảng 7 nghìn tỷ cần trích lập để có thể loại bỏ hoàn toàn VAMC ra khỏi bảng cân đối. Được biết kế hoạch của ngân hàng là sẽ chia ra 2 năm 2023 và 2024 để trích lập hết 7 nghìn tỷ thay vì tập trung vào năm 2023.

Chi phí tín dụng tăng do đẩy mạnh trích lập VAMC

Chi phí hoạt động (OPEX) quý 4 là khoảng 2,646 tỷ VND (-14.5%QoQ và +10.3%YoY). Trong đó tăng mạnh nhất về các khoản chi cho hoạt động quản lý công vụ khoảng 48.6%YoY chủ yếu từ đầu tư cho hoạt động chuyển đổi số. Tổng thu hoạt động tăng trưởng mạnh 69.8%YoY nên tỷ lệ CIR quý 4 giảm còn khoảng 33.8% Tính chung cả năm 2022, tỷ lệ CIR đạt 41.9% giảm 13.2 điểm % so với cùng kỳ. Với nguồn thu của ngân hàng đã quay trở lại bình thường ngân hàng sẽ có dư địa đầu tư cho chuyển đổi số và tiếp tục giảm OPEX trong những năm tiếp theo.

Chi phí dự phòng quý 4 đạt 3.288 tỷ VND (+35.6%QoQ và 209%YoY) và lũy kế cả năm đạt 8,838 tỷ VND (+148.6%YoY) – cao nhất từ trước tới nay. Chi phí dự phòng năm nay chủ yếu là trích cho trái phiếu VAMC khoảng 8,581 tỷ VND. Mạnh tay trích lập dự phòng trái phiếu VAMC cho thấy quyết tâm xử lý toàn bộ tài sản tồn đọng của ngân hàng.

Dự phóng kết quả kinh doanh

Chúng tôi đưa ra dự phóng cho STB trong năm 2023 như sau:

  • Chúng tôi đưa ra giả định về tăng trưởng tín dụng năm 2023 của STB ở mức thận trọng là 13% – tương đương cùng kỳ và phù hợp với mục tiêu của ngân hàng.
  • Tăng trưởng nguồn vốn huy động sẽ cao hơn ở mức 15.5% do ngân hàng cũng có kế hoạch đẩy mạnh huy động vốn để bù đắp cho những năm vừa qua tăng chậm.
  • Dự phóng NIM 2023 tăng 0.76 điểm %YoY, đạt 4.11% do hoàn thành xử lý lãi phải thu giúp nguồn thu từ lãi của ngân hàng trở về mức phù hợp với quy mô cho vay top đầu ngành. Trong đó, lợi suất tài sản bình quân tăng 1.92 điểm %YoY và chi phí vốn tăng 0.91 điểm %YoY.
  • Dự phóng NPL giảm nhẹ 0.1 điểm % đạt 0.89%. Danh mục cho vay của ngân đa dạng hóa rủi ro tốt cùng khả năng trả nợ của khác hàng đang hồi phục tốt hơn kỳ vọng khi ngân hàng bắt đầu ghi nhận hoàn nhập dự phòng. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu tăng lên mức 154.2% do duy trì bộ đệm dự phòng tốt là cần thiết.
  • Dự phóng chi phí dự phòng 2023 đạt 5,565 tỷ VND với giả định STB sẽ đẩy mạnh trích lập khoảng 3,227 tỷ VND chi phí dự phòng cho VAMC.
  • LNST của cổ đông công ty mẹ từ đó đạt 10,909 tỷ VND, tăng 116.4% so với cùng kỳ và vượt 16% kế hoạch dự tính của ngân hàng.

Định giá

Chúng tôi kết hợp 2 phương pháp định giá là P/B và Chiết khấu lợi nhuận thặng dư để tìm ra mức giá hợp lý cho cổ phiếu MBB.

  • Phương pháp định giá P/B
    Sacombank đang đi đến giai đoạn cuối cùng của Đề án xử lý nợ xấu từ Ngân hàng Phương Nam từ đó chúng tôi kỳ vọng STB sẽ ghi nhận kết quả kinh doanh tốt hơn và dần lấy lại vị thế trong ngành. Định giá PB hiện giờ của MBB giao dịch tại mức 1.2x mà chúng tôi đánh giá là tương đối phù hợp. Chúng tôi giữ nguyên dự phóng P/B mục tiêu của ngân hàng sẽ giao dịch quanh vùng 1.3x tiệm cận độ lệnh chuẩn +1 của trung bình P/B 5 năm.
  • Phương pháp chiết khấu lợi nhuận thặng dư
    Bên cạnh đó, chúng tôi kết hợp sử dụng thêm phương pháp chiết khấu lợi nhuận thặng dư để phản ánh rủi ro hệ thống và kỳ vọng dài hạn.

Kết hợp hai phương pháp định giá trên với tỉ lệ 50-50 để ra được giá hợp lý cuối cùng cho cổ phiếu STB là 31,200 đồng/cổ phiếu, cao hơn 22.4% so với giá đóng của ngày 27/03/2023. Chúng tôi nâng mức giá mục tiêu mới thêm 9.0% từ mức giá mục tiêu trong Báo cáo lần đầu do ngân hàng đã đẩy mạnh xử lý dự phòng cho năm 2022 cao hơn so với giả định cũ của chúng tôi do đó lợi nhuận sẽ có dư địa tăng trưởng tốt hơn trong những năm tới.

Nguồn: KBSV


Các nguồn định giá tham khảo khác

 


Đồ thị phân tích kỹ thuật theo Hệ thống Tín hiệu dòng tiền iBroker SIS 4.0

STB chart. Nguồn: Admin


Link tham room zalo Tín hiệu dòng tiền để nhận được tư vấn trong phiên cổ phiếu có tín hiệu Mua/Bán: https://zalo.me/g/izmqqe638


 

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.