NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN(STB): . Mảng cho vay bán lẻ và KHCN là động lực chính trong tăng trưởng tín dụng [Mục tiêu 30.900 đ/cp]

Với việc thị trường có nhịp điều chỉnh mạnh từ cuối Q1/2022 đã đưa mức định giá hiện tại của STB rất hấp dẫn với P/B=1.1x, mức rất thấp so với ngành. Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA đối với STB, tuy nhiên điều chỉnh mức giá mục tiêu xuống còn 30,900 VND/cp.

Giá thị trường(17/06/2022): 20.250 đ/cp

Giá mục tiêu: 30.900 đ/cp

Lợi nhuận kỳ vọng: 52.5%

Kết quả kinh doanh Q1/2022

Trong Q1/2022, STB đạt tổng thu nhập hoạt động (TOI) 5,125 tỷ đồng (+23.6% YoY), trong đó thu nhập lãi thuần đạt hơn 2,739 tỷ đồng (-8.9% YoY) và thu nhập ngoài lãi đạt 2,385 tỷ đồng (+109.8% YoY). Thu nhập lãi thuần có sự sụt giảm so với cùng kỳ dù tăng trưởng tín dụng trong Q1/2022 đạt hơn 6.5% so với mức chỉ 4.9% cùng kỳ năm 2021 chủ yếu đến từ NIM của ngân hàng giảm mạnh từ 2.7% xuống còn 2.4%. Thu nhập thuần ngoài lãi có sự tăng trưởng đột biến nhờ thu nhập từ hoạt động dịch vụ gia tăng mạnh hơn gấp 2 lần so với cùng kỳ và các khoản thu nhập khác cũng gia tăng mạnh hơn 10 lần.

Chất lượng tài sản của STB tại cuối Q1/2022 có sự cải thiện tương đối so với cuối năm 2021. Trong đó tỷ lệ NPL hợp nhất đạt 1.28% tại cuối Q1/2022 so với mức 1.50% tại cuối năm 2021. Tỷ lệ nợ nhóm 2 hợp nhất của STB cũng đạt 0.41%, tăng nhẹ so với mức 0.38% của năm 2021. Tỷ lệ LLR hợp nhất đạt 134.2% và là mức cao nhất kể từ Q1/2017 đến nay. Điều này nhờ vào việc STB đã tăng cường trích lập dự phòng trong những quý gần đây, đặc biệt trong giai đoạn diễn ra dịch Covid-19. Trong Q1/2022, chi phí dự phòng của STB đạt hơn 2,831 tỷ đồng (+48.1% YoY).

NIM hợp nhất có sự suy giảm so với cuối năm 2021 do lãi vay trung bình có sự suy giảm mặc dù chi phí vốn (COF) vẫn cải thiện so với cùng kỳ. Chi phí tín dụng vẫn ở mức 0.75%, ngang bằng với cả năm 2021. Trong năm 2022, với việc áp lực lạm phát tăng cao, NIM của hầu hết các ngân hàng đều được dự báo sẽ khó duy trì mức cao như trong năm 2021. STB với danh mục cho vay BĐS lớn cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các chính sách siết tín dụng vào các mảng cho vay rủi ro theo chỉ đạo của NHNN.

Về hiệu quả hoạt động, STB nằm trong nhóm những ngân hàng có hiệu quả hoạt động tương đối kém so với các ngân hàng khác cùng quy mô. Tỷ lệ CIR hợp nhất của STB luôn trên 50% kể từ năm 2011. Trong Q1/2022, chi phí hoạt động hợp nhất của STB đạt 2,832 tỷ đồng (+6.1% YoY) và tỷ lệ CIR đạt 55.3%, tương đương với năm 2021 nhưng vẫn còn rất cao so với mức trung bình ngành. ROA và ROE hợp nhất cũng lần lượt đạt 11.9% và 0.7%, nằm trong nhóm thấp so với ngành.

Tổng tài sản tại thời điểm cuối Q1/2022 đạt hơn 552,539 tỷ đồng (+6.0% QoQ, +11.1% YoY), chủ yếu đến từ gia tăng quy mô các khoản cho vay khách hàng. Đối với huy động, huy động tiền gửi từ khách hàng tăng 7% YoY.

Luận điểm đầu tư

Tăng trưởng tín dụng tương đương năm 2021 với kỳ vọng chưa xử lý khoản bán vốn VAMC. STB đã tiến hành công bố KHKD năm 2022 với mức LNTT đạt 5,280 tỷ đồng. Điều này dường như chưa phản ánh kết quả của việc bán khoản vốn hiện đang được quản lý bởi VAMC. Chúng tôi cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến việc NHNN cấp room tín dụng cho ngân hàng này trong năm 2022. Do đó, chúng tôi kỳ vọng mức tăng trưởng tín dụng của STB trong năm 2022 sẽ đạt khoảng 13.5%-14%, tương đương với năm 2021.

Chất lượng tài sản được cải thiện đáng kể. Nỗ lực tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của STB trong 5 năm gần đây đã giúp ngân hàng này gia tăng đáng kể chất lượng tài sản cũng như giảm được đáng kể các khoản trái phiếu của VAMC, tạo tiền đề cho việc bán đầu giá phần vốn đang được quản lý bởi VAMC.

Trích lập dự phòng giảm mạnh khi tiến hành định giá lại giá trị tài sản đảm bảo là BĐS. Với tỷ lệ BĐS chiếm hơn 83.8% danh mục tài sản thế chấp tính đến cuối Q3/2021. Chúng tôi kỳ vọng việc giá BĐS có sự gia tăng trong thời gian gần đây sẽ giúp giá trị tài sản đảm bảo trên mỗi khoản vay được gia tăng, từ đó giúp giảm tỷ lệ dự phòng trên toàn danh mục vay.

Mảng cho vay bán lẻ và KHCN là động lực chính trong tăng trưởng tín dụng. Việc chuyển đổi cơ cấu tập trung nhiều hơn sang mảng bán lẻ giúp STB gia tăng được lãi vay cùng với đó là giảm được chi phí vốn nhờ CASA cải thiện và sự hỗ trợ của môi trường lãi suất thấp.

Thu nhập ngoài lãi được gia tăng mạnh nhờ tái ký với Daiichi Life. Chúng tôi ước tính mức phí trả trước trong thương vụ tái ký lần này dư kiến sẽ đạt 250 triệu USD, và sẽ được ghi nhận trong năm 2022.

Định giá

Với việc thị trường có nhịp điều chỉnh mạnh từ cuối Q1/2022 đã đưa mức định giá hiện tại của STB rất hấp dẫn với P/B=1.1x, mức rất thấp so với ngành.Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA đối với STB, tuy nhiên điều chỉnh mức giá mục tiêu xuống còn 30,900 VND/cp.

Rủi ro

Tỷ lệ CIR ở mức khá cao so với ngành và do đó, làm giảm biên lợi nhuận. Tỷ lệ CIR của STB tuy rằng đang trong xu hướng giảm kể từ năm 2016, tuy nhiên vẫn đang khá cao so với trung bình ngành.

Chúng tôi đánh giá hiệu quả hoạt động của STB chưa thực sự tốt vì hầu hết nguồn lực được sử dụng nhằm xử lý các vấn đề liên quan đến chất lượng tài sản cũng như bị hạn chế tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, việc chậm chân trong công tác chuyển đổi số cũng là nguyên nhân cho hiệu quả hoạt động thấp của STB. Chúng tôi cho rằng, vấn đề này sẽ được giải quyết khi việc tái cơ cấu được tiến hành thành công và những nguồn lực mới cùng với việc gia tăng room tăng trưởng của NHNN sẽ tạo điều kiện cho STB nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Nguồn: MBS


Các nguồn định giá tham khảo khác

 


Đồ thị phân tích kỹ thuật theo Hệ thống Tín hiệu dòng tiền iBroker SIS 4.0

 

STB chart. Nguồn: Admin


Link tham room zalo Tín hiệu dòng tiền để nhận được tư vấn trong phiên cổ phiếu có tín hiệu Mua/Bán: https://zalo.me/g/izmqqe638


 

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.