PLX: Hưởng lợi từ sự phục hồi nhu cầu nội địa [Mục tiêu 70.100 đ/cp]

PLX đạt lợi LN ròng Q4/21 là 95 tỷ đồng (-37,5% svck) do sản lượng tiêu thụ trong nước giảm. LN ròng 2021 tăng 186% svck lên 2.830 tỷ đồng. Chúng tôi kỳ vọng LN ròng của PLX sẽ tăng trưởng 47,8%/13,6% svck trong năm 2022-23 nhờ sự phục hồi nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nội địa. Duy trì khuyến nghị Khả Quan với giá mục tiêu cao hơn là 70.100 đ/cp.

Khuyến nghị: Khả Quan

Giá thị trường (01/03/2022): 61.300

Giá mục tiêu: 70.100

Hưởng lợi từ sự phục hồi nhu cầu nội địa.

PLX đạt lợi LN ròng Q4/21 là 95 tỷ đồng (-37,5% svck) do sản lượng tiêu thụ trong nước giảm. LN ròng 2021 tăng 186% svck lên 2.830 tỷ đồng.

Đà phục hồi bị cản trở trong nửa cuối 2021 do dịch bệnh bùng phát.

Doanh thu Q4/21 tăng 57,9% svck lên 49.372 tỷ đồng nhờ giá bán bình quân  cao hơn (+70% svck) bù đắp cho sản lượng tiêu thụ nội địa giảm (-10% svck). Tuy nhiên, do PLX được hưởng mức LN cố định trên mỗi lít xăng dầu bán ra nên sản lượng tiêu thụ giảm và việc ghi nhận chi phí dự phòng hàng tồn kho (199 tỷ đồng) dẫn đến LN gộp Q4/21 giảm 18,1% svck.

Trong năm 2021, LN ròng tăng 186,3% svck lên 2.830 tỷ đồng chủ yếu nhờ KQKD 6 tháng đầu năm tăng mạnh, trong khi nửa cuối năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch. LN ròng 2021 chỉ hoàn thành 82,8% dự phóng do chúng tôi dự phóng chi phí bán hàng và QLDN thấp hơn trong khi LN từ công ty liên kết cao hơn.

Việc thiếu hụt nguồn cung trong nước có thể gây tác động trái chiều.

Gần đây, việc nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm công suất do gặp vấn đề về tài chính khiến nguồn cung trong nước bị thiếu hụt trong ngắn hạn. Chúng tôi nhận thấy sự việc này có tác động trái chiều đến hoạt động của PLX.

Mặt khác, vấn đề này có thể tác động tiêu cực đến biên LN gộp của công ty do PLX phải tăng nguồn nhập khẩu với chi phí vận chuyển cao hơn. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng Nghi Sơn sẽ sớm nâng công suất trở lại sau khi nhận trược sự hỗ trợ tài chính từ PVN.

Triển vọng 2022-23 khả quan nhờ sản lượng tiêu thụ xăng dầu phục hồi.

Sau khi bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh trong nửa cuối 2021, chúng tôi kỳ vọng sản lượng tiêu thụ xăng dầu nội địa của PLX sẽ phục hồi trong năm 2022-23 với mức tăng trưởng kép là 7% khi Việt Nam áp dụng chiến lược mới để “thích ứng an toàn với đại dịch” và mở cửa lại nền kinh tế. Ngoài ra, chúng tôi dự báo sản lượng tiêu thụ xăng JetA1 sẽ tăng 70%/25% svck trong 2022-23 nhờ ngành hàng không phục hồi sau đại dịch. Nhìn chung, chúng tôi kỳ vọng LN ròng của PLX sẽ tăng trưởng 47,8%/13,6% svck trong năm 2022-23.

Thay đổi dự phóng KQKD 2022-24: Chúng tôi giảm dự phóng EPS 2022 xuống 4,2%, nhưng nâng dự phóng EPS 2023-24 lên 3,1%/9,6%.

Duy trì khuyến nghị Khả Quan với giá mục tiêu cao hơn là 70.100 đ/cp

Chúng tôi nâng giá mục tiêu theo phương pháp DCF lên 70.100 đồng (+8,0% so với dự báo trước đó) do: (1) chuyển mô hình định giá DCF sang năm 2022, và (2) giảm dự phóng EPS 2022 xuống 4,2% nhưng nâng dự phóng EPS 2023-24 lên 3,1%/9,6%. Do đó, chúng tôi duy trì khuyến nghị Khả Quan đối với PLX do chúng tôi tin tưởng vào triển vọng tích cực của công ty theo sau sự phục hồi nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại Việt Nam kể từ năm 2022.

Rủi ro giảm giá bao gồm biến động tiêu cực của giá dầu và các đợt sónglâu nhiễm Covid-19 mới vì điều này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tiệu thụ xăng dầu và các sản phẩm liên quan tại Việt Nam.

Nguồn: VND


Các nguồn định giá tham khảo khác


Đồ thị phân tích kỹ thuật theo Hệ thống Tín hiệu dòng tiền iBroker SIS 4.0

PLX chart. Nguồn: Admin


Link tham room zalo Tín hiệu dòng tiền để nhận được tư vấn trong phiên cổ phiếu có tín hiệu Mua/Bán: https://zalo.me/g/izmqqe638

 


Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.