GTN: Tái cơ cấu tạo tiền đề tăng trưởng mạnh mẽ [Mục tiêu 18.900 đ/cp]

Chúng tôi khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu GTN của CTCP GTNfoods với giá mục tiêu 18.900 đồng/cổ phiếu trên cơ sở (i) nâng cao hiệu quả hoạt động nhờ sự tham gia quản trị của VNM, (ii) giá nguyên liệu có xu hướng giảm khi nhu cầu toàn cầu yếu đi dưới tác động của dịch bệnh, (iii) thoái vốn khỏi các hoạt động kinh doanh không cốt lõi nhằm tinh giản bộ máy quản trị và tập trung vào hoạt động cốt lõi, và (iv) cơ hội xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Thông tin cập nhật

LNST Q1 2020 tăng mạnh 130% so với cùng kỳ, đạt 40 tỷ đồng nhờ (i) biên LN gộp cải thiện, (ii) ghi nhận 28 tỷ đồng lãi tiền gửi nhờ khoản tiền gửi ngắn hạn lớn, và (iii) lợi nhuận từ Mộc Châu Milk tăng sau khi tổ chức lại hệ thống phân phối, tối ưu bán hàng và giảm chi phí hoạt động.

Luận điểm đầu tư

(1) Tập trung vào hoạt động cốt lõi tạo tiền đề tăng trưởng. GTN đã chuyển nhượng toàn bộ vốn tại GTNfarm, Công ty khai thác tài sản GTNfoods, và Công ty Hàng tiêu dùng GTNfoods trong năm 2019 nhằm tinh giản bộ máy hoạt động và tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi. Việc tái cấu trúc đem lại cho GTN khoản tiền nhàn rỗi khoảng 2.000 tỷ đồng, sẵn sang đầu tư vào các dự án hiệu quả hơn trong tương lai

(2) Đẩy mạnh tham gia của VNM trong hệ thống quản trị của GTN. Tính đến thời điểm hiện tại, VNM đang sở hữu 75% vốn của GTN. Với sự tham gia điều hành của các cán bộ cấp cao từ VNM cùng với kinh nghiệm quản lý và quản trị hiệu quả, chúng tôi kỳ vọng hoạt động của GTN trong tương lai sẽ có những thay đổi đáng kể, trước mắt là tập trung cải thiện và tăng trưởng hiệu quả hoạt động của Mộc Châu Milk.

(3) Cơ hội xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đây là quốc gia có mức tiêu thụ sữa lớn thứ 2 trên thế giới nhưng nguồn cung nội địa mới chỉ đáp ứng được 75% nhu cầu tiêu dùng. Năm 2019, sau hơn 6 năm đàm phán, Nghị định thư về xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa của Việt Nam sang Trung Quốc đã được ký kết. Trung Quốc đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất của dịch Covid-19 và đang phục hồi kéo theo nhu cầu lớn hơn về thực phẩm tiêu dùng trong nước vốn bị giảm do cách ly xã hội và hạn chế nhập khẩu, các sản phẩm sữa của Việt Nam vì vậy sẽ có nhiều cơ hội sau dịch bệnh tại thị trường này. Hiện tại có 5 thương hiệu sữa được xuất khẩu theo chính ngạch sang Trung Quốc, gồm: Vinamilk, TH true MILK, Nutifood, Mộc Châu Milk và Hanoimilk.

Dự phóng và định giá

Cho năm 2020, chúng tôi dự phóng LNST đạt khoảng 73 tỷ đồng, LNST công ty mẹ 37 tỷ đồng, tăng mạnh so với kết quả thực hiện năm ngoái trên cơ sở: (i) biên LN gộp được cải thiện nhờ giá nguyên liệu sữa giảm, bình quân khoảng 18%, (ii) thu nhập tài chính tăng mạnh nhờ khoản tiền gửi ngắn hạn, và (iii) tỷ lệ chi phí BH & QLDN / doanh thu thuần tăng từ 17% lên 19%. Chúng tôi xác định giá mục tiêu của cổ phiếu GTN dựa trên kết hợp 2 phương pháp so sánh P/B và EV/EBITDA, trong đó P/B và EV/EBITDA mục tiêu được xác định dựa trên mức P/B và EV/EBITDA bình quân của các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực trong khu vực.

Khuyến nghị

Chúng tôi khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu GTN của CTCP GTNfoods với giá mục tiêu 18.900 đồng/cổ phiếu trên cơ sở (i) nâng cao hiệu quả hoạt động nhờ sự tham gia quản trị của VNM, (ii) giá nguyên liệu có xu hướng giảm khi nhu cầu toàn cầu yếu đi dưới tác động của dịch bệnh, (iii) thoái vốn khỏi các hoạt động kinh doanh không cốt lõi nhằm tinh giản bộ máy quản trị và tập trung vào hoạt động cốt lõi, và (iv) cơ hội xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Nguồn: MBS


Các nguồn định giá tham khảo khác


Đồ thị phân tích kỹ thuật theo Hệ thống Tín hiệu dòng tiền iBroker SIS 4.0

GTN chart. Nguồn: Admin


 

Link tham room zalo Tín hiệu dòng tiền để nhận được tư vấn trong phiên cổ phiếu có tín hiệu Mua/Bán: https://zalo.me/g/mudsad194

 


 

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.