Năm 2020 công ty dự kiến doanh thu công ty mẹ đạt 2.460 tỷ đồng, tăng 52% YoY và lợi nhuận trước thuế đạt 1.148 tỷ đồng, tăng 115% YoY. Chúng tôi cho rằng lợi nhuận kế hoạch năm 2020 là hoàn toàn có thể đạt được khi các vấn đề về mặt pháp lý trong quá trình chuyển nhượng đất từ PHR đến NTC đã được gỡ bỏ từ đó công ty nhiều khả năng nhận đủ và ghi nhận toàn bộ tiền đền bù 865 tỷ từ NTC
Cao su tiếp tục ảm đạm…
Doanh thu của mảng cao su trong năm 2020 dự kiến ở mức 1.278 tỷ đồng, tăng 17% YoY
Trong đó, sản lượng tiêu thụ dự kiến đạt khoảng 39.528 tấn cao su thành phẩm, tăng 21% so với năm 2019.
Diện tích khai thác của Phước Hòa Kampong Thom mở rộng nên sản lượng thu được từ công ty con này tăng mạnh trong năm 2020 (+871% YoY), lên 10.000 tấn. Hiện Phước Hòa có 7.664 ha đất cao su ở tỉnh Kampong Thom – Campuchia và dự kiến sẽ đưa vào khai thác mủ cao su trên diện tích 7.589 ha (99% tổng diện tích) trong năm 2020, tăng 22% YoY. Do đó, sản lượng cao su khai thác của Phước Hòa Kampong Thom sẽ tăng mạnh trong năm 2020 và là nguồn cung đảm bảo chất lượng cho Phước Hòa. Trong khi đó sản lượng từ vườn cây tại Việt Nam giảm 4,2% còn 11.500 tấn khi diện tích khai thác giảm từ 7.072 ha trong năm 2019 xuống còn 6.530 ha trong năm 2020.
Trái ngược với sự tăng trưởng trong sản lượng, Phước Hòa ước tính giá bán sẽ giảm 3,2%, chỉ ở mức 32,34 triệu đồng/tấn. Giá bán dự kiến của công ty giảm đi cùng với khả năng cao giá cao su toàn cầu giảm.
Năm 2020, công ty dự kiến thanh lý gỗ cao su trên tổng diện tích 399,17 ha, giảm 53% so với năm 2019. Với giá thanh lý gỗ hiện thời ở mức 170-180 triệu/ha, dự kiến số tiền thu được từ thanh lý gỗ năm nay đạt 68-72 tỷ đồng.
Lợi tức từ các công ty liên kết sẽ mang lại cho PHR tối thiểu 114 tỷ đồng
Phước Hòa kỳ vọng sẽ nhận được 42 tỷ đồng từ CTCP KCN Nam Tân Uyên khi công ty công bố mức cổ tức 8.000 đồng/cổ phiếu. Đồng thời, nhận thêm 72 tỷ đồng từ CTCP KCN Tân Bình với cổ tức dự kiến 5.000 đồng/cổ phiếu.
Điều chỉnh tỷ lệ cổ tức năm 2019 từ 40% xuống 30%
Lợi nhuận kế hoạch năm 2019 dự kiến ở mức 1.246 tỷ đồng. Tuy nhiên, do công ty hủy bỏ ý định thoái vốn tại CTCP KCN Nam Tân Uyên và chưa ghi nhận số tiền 300 tỷ đồng tiền đền bù đất từ Nam Tân Uyên và VSIP nhận được ở quý 3-2019 nên lợi nhuận năm 2019 chỉ đạt mức 534 tỷ đồng (43% kế hoạch năm). Do đó, PHR điều chỉnh tỷ lệ cổ tức năm 2019 về mức 30%, nhận thanh toán 3 đợt vào các ngày 10/2/2020, đợt 2 vào 10/3/2020, và đợt 3 vào 10/4/2020. Mỗi đợt trả 10%. Cổ tức dự kiến năm 2020 ở mức tối thiểu 40%.
Kết luận lại
Năm 2020 công ty dự kiến doanh thu công ty mẹ đạt 2.460 tỷ đồng, tăng 52% YoY và lợi nhuận trước thuế đạt 1.148 tỷ đồng, tăng 115% YoY. Chúng tôi cho rằng lợi nhuận kế hoạch năm 2020 là hoàn toàn có thể đạt được khi các vấn đề về mặt pháp lý trong quá trình chuyển nhượng đất từ PHR đến NTC đã được gỡ bỏ từ đó công ty nhiều khả năng nhận đủ và ghi nhận toàn bộ tiền đền bù 865 tỷ từ NTC. Chúng tôi kỳ vọng trong thời gian tới việc chuyển giao đất cho VSIP cũng hoàn thiện, từ đó số tiền đền bù đất 898 tỷ đồng sẽ được ghi nhận từ năm 2021.
Nguồn: VDSC
Các nguồn định giá tham khảo khác
Đồ thị phân tích kỹ thuật theo Hệ thống Tín hiệu dòng tiền iBroker SIS 4.0
PHR chart. Nguồn: Admin