[Daily Stock Calls 15/11/2018] Cập nhật VJC MPC; Khuyến nghị KHẢ QUAN DPM NLG, khuyến nghị MUA MWG DRC; Khuyến nghị TÍCH LŨY LTG

* SSI cập nhật VJC;

* VCSC khuyến nghị KHẢ QUAN DPM (TP: 20.5), khuyến nghị MUA  MWG (TP: 183);

* VDSC cập nhật MPC, khuyến nghị TÍCH LŨY LTG (TP: 31.2);

* BSC khuyến nghị MUA DRC (TP: 27.2);

* HSC khuyến nghị KHẢ QUAN NLG (TP: 38.5);

  • SSI cập nhật VJC

    VJC: CTCP Hàng Không VietJet – Cập nhật công ty

      Giá hiện tại % chang (t-3) P/E P/B
    VJC 127.5 -2.6% 12.70 5.55

    VJC tổ chức cuộc họp với chuyên gia phân tích vào ngày 02/11/2018. Sau đây là những ý chính quan trọng từ cuộc họp.

    Kết quả 9T2018: Về kết quả kinh doanh của công ty mẹ, doanh thu thuần của VJC trong 9T 2018 đạt 25.414 tỷ đồng (+50,3% YoY), chủ yếu nhờ tăng trưởng 14,8% YoY về doanh thu trên mỗi ghế luân chuyển (RASK), đạt 4,88 USc nhờ số máy bay được bổ sung và các tuyến mới đưa vào khai thác. Tổng chỗ ngồi đạt 19,38 triệu, tăng 34,9% YoY. Doanh thu phụ trợ (~24% tổng doanh thu) tăng 50% YoY, đạt 5.980 tỷ đồng nhờ tăng trưởng 34% YoY số lượng khách (~16.88 triệu khách) và 16,6% YoY tăng lên từ doanh thu phụ trợ trên mỗi khách (~16,63 USD/khách) trong bối cảnh nhu cầu du lịch hàng không ngày càng tăng của cả khách đến và đi trên các tuyến quốc tế.

    Trong 9T2018, chi phí trên mỗi ghế luân chuyển (CASK) của VJC là 4,25 USD (+11,8% YoY), bị ảnh hưởng đáng kể do giá nhiên liệu tăng và chi phí đầu tư ban đầu của việc mở các tuyến quốc tế mới. Chi phí CASK (loại bỏ chi phí nhiên liệu) tăng 0,07 USc từ 2,3 USc trong 9T2017 lên 2,37 USc trong 9T2018. Vì vậy, lợi nhuận sau thuế cốt lõi tăng trưởng khiêm tốn 11% YoY, đạt 1.904 tỷ đồng (so với 75% YoY tăng trưởng trong 9T2017)

    Lũy kế 9T2018, VJC ghi nhận doanh thu hợp nhất 34 nghìn tỷ đồng, tăng 50% YoY. Trong 9 tháng đầu năm 2018, VJC ghi nhận doanh thu bán 7 chiếc máy bay mới bằng phương pháp bán và thuê lại máy bay (9T2017: 5 chiếc). Theo đó, tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 3.681 tỷ đồng (+33% YoY).

    Trong 9T2018, thị phần của VJC theo số lượng hành khách đạt 45%, tiếp theo là Vietnam Airlines (HVN: UPCOM) với 38% cổ phần, Jetstar Pacific với 15% cổ phần, và VASCO với 2% cổ phần.

    Kế hoạch dài hạn: VJC đặt kế hoạch tổng lượng hành khách sẽ đạt 24,1 triệu  (+40% YoY), và đạt 43 triệu trong năm 2023 (CAGR: 16,6% từ 2017-2023)

    VJC đặt mua 371 chiếc máy bay, bàn giao trước năm 2025. Quy mô đội bay kỳ vọng đạt 123 chiếc vào năm 2023. Các máy bay còn lại sẽ được bàn giao cho các hãng hàng không liên kết và liên doanh mới thành lập ở thị trường quốc tế mới hoặc cho các hãng hàng không khác thuê lại. VJC có kế hoạch mua 3-4 chiếc mỗi năm bằng cách cho thuê tài chính. Phần còn lại thông qua phương pháp bán và thuê lại máy bay.

    Huy động vốn: VJC cho biết đã trì hoãn việc chuyển đổi trái phiếu trị giá 300 triệu đô, do giá cổ phiếu không được thuận lợi do sự điều chỉnh gần đây của thị trường chứng khoán. Công ty sẽ tìm kiếm các nguồn tài chính thay thế từ các khoản vay và sẽ tìm kiếm lợi nhuận từ các hoạt động bán và cho thuê.

    Quan điểm sơ bộ: Chúng tôi đang cập nhật các ước tính cho VJC ở cả 2 năm 2018 và 2019. Với giá hiện tại là 135.600 đồng/ cổ phiếu, VJC đang giao dịch ở mức P/E cốt lõi là 35x và P/E hợp nhất là 12,3x. Chúng tôi sẽ cung cấp thêm các ước tính và định giá vào bản báo cáo hoàn chỉnh tới đây.

    CTCK Báo cáo phân tích gần nhất Khuyến nghị Giá mục tiêu % upside Thay đổi vs
    lần KN trước
    SSI 14/11/2018 N/A   
    VCSC 31/10/2018 MUA                         154.80 21.4% Không đổi
    VDSC 03/10/2018 TÍCH LŨY                         170.00 33.3%
    HSC 14/09/2018 NẮM GIỮ                         165.00 29.4% Điều chỉnh giảm  (-6.9%)
    KIS 18/05/2018 TRUNG LẬP                         155.25 21.8%
    ACBS 07/05/2018 MUA                         177.33 39.1%
    MBS 07/05/2018 MUA                         189.75 48.8%
    FPTS 03/05/2018     
    BVSC 26/04/2018     

    ————————————————-

    VJC chart. Nguồn: Admin

  • VCSC khuyến nghị KHẢ QUAN DPM

    DPM: TCT Phân Bón và Hóa Chất Dầu Khí – CTCP – KHẢ QUAN [Mục tiêu 20.500 đ/cp]

      Giá hiện tại % chang (t-3) P/E P/B
    DPM 18.8 1.9% 11.26 0.92

    Kiểm toán Nhà Nước đã yêu cầu Tổng CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) điều chỉnh tăng LNST 2017 của công ty lên 895 tỷ đồng, cao hơn 26,4% so với con số báo cáo trước đó. Nguyên nhân là do 1) một số chi phí bảo dưỡng khoảng 111 tỷ đồng được ghi nhận năm 2017, thay vì phải ghi nhận 9 tháng 2018; và 2) hoàn nhập một số khoản dự phòng.

    Diễn biến này dẫn rủi ro là LN quý 4 có thể thấp do điều chỉnh khoản chi phí bảo dưỡng nói trên, LNST dự báo cả năm 2018 của DPM có thể thấp hơn 10%-15% so với dự báo hiện tại của chúng tôi.

    Tuy nhiên, chúng tôi trước đó đã dự báo DPM đã ghi nhận trước một số khoản chi phí dự phòng trong năm 2017, để hỗ trợ cho lợi nhuận 2018, nên chúng tôi đã dự báo chi phí năm 2019 sẽ gia tăng, từ mức mức thấp năm 2018. Do đó, chúng tôi cho rằng việc điều chỉnh trên không ảnh hưởng đến triển vọng dự báo lợi nhuận năm 2019 và giá mục tiêu của chúng tôi .

    Chúng tôi hiện đang khuyến nghị giá mục tiêu 20.500 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 17,0% bao gồm lợi suất cổ tức 8.0%). DPM hiện đang giao dịch với P/E dự phóng 2019 đạt 11 lần và P/B hiện tại 0,9 lần dựa theo dự báo hiện tại và theo giá đóng cửa hôm nay.

    CTCK Báo cáo phân tích gần nhất Khuyến nghị Giá mục tiêu % upside Thay đổi vs
    lần KN trước
    VCSC 14/11/2018 KHẢ QUAN                           20.50 9.0% Không đổi
    SSI 18/10/2018 TRUNG LẬP                           19.70 4.8% Không đổi
    HSC 17/10/2018 KHẢ QUAN                           20.50 9.0% Điều chỉnh tăng  (+5.1%)
    KIS 25/05/2018 TRUNG LẬP                           17.00 -9.6%
    BSC 14/03/2018 THEO DÕI   

    ————————————————-

    DPM chart. Nguồn: Admin

  • VCSC khuyến nghị MUA MWG

    MWG: CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động – MUA [Mục tiêu 183.000 đ/cp]

      Giá hiện tại % chang (t-3) P/E P/B
    MWG 107.3 1.2% 12.41 4.25

    Quan điểm của chúng tôi: Diễn biến tích cực của chuỗi siêu thị mini (BachhoaXANH) nhờ triển khai mô hình cửa hàng tiêu chuẩn kể từ tháng 4/2018 và nỗ lực liên tục áp dụng các ý tưởng mới của ban lãnh đạo để cải thiện doanh số và hiệu quả (vui lòng xem thêm báo cáo cập nhật Một năm 2019 đầy tích cực trong tầm tay với mảng điện máy và bách hóa tăng tốc ngày 5/11/2018 của chúng tôi) là các bằng chứng cho khả năng thực hiện hàng đầu của MWG. Trong khi đó, kế hoạch của ban lãnh đạo nhằm mở thêm các cửa hàng mới cho chuỗi điện máy tiêu dùng (DienmayXANH) cũng mang lại tỷ lệ tăng tiềm năng cho dự báo hiện tại của chúng tôi. Chúng tôi giữ khuyến nghị MUA cho MWG với giá mục tiêu 183.000 đồng (tổng mức sinh lời 71,9% bao gồm lợi suất cổ tức 1,4%).

    Sau đây là một số ghi nhận chính từ buổi gặp gỡ NĐT

    Siêu thị mini

    Theo MWG, tính đến 9 tháng 2018, có khoảng 220 cửa hàng theo mô hình cửa hàng tiêu chuẩn (150-200 m2, khoảng 2.000 SKU, danh mục các sản phẩm tươi sống đa dạng), tương ứng với khoảng 55% tổng số cửa hàng của BachhoaXANH. Theo ban lãnh đạo, tỷ lệ này sẽ tiếp tục gia tăng, khi BachhoaXANH tiếp tục chuyển đổi và đóng các cửa hàng theo mô hình cũ, trong khi tiếp tục mở các cửa hàng tiêu chuẩn mới.

    Theo ban lãnh đạo, khi chuyển đổi từ mô hình cửa hàng cũ sang mô hình tiêu chuẩn, một cửa hàng có thể đạt doanh số hàng tháng 1 tỷ đồng trong vòng 60 ngày.

    Nỗ lực trên đã thúc đẩy doanh số trung bình/cửa hàng hàng tháng của BachhoaXANH lên 1,05 tỷ đồng trong quý 3/2018, tăng 22% so với quý 2/2018 và 58% so với quý 1/2018 dựa theo ước tính của chúng tôi.

    Việc triển khai mô hình cửa hàng tiêu chuẩn nâng đóng góp từ các sản phẩm tươi sống lên 40% tổng doanh thu của BachhoaXANH trong 9 tháng 2018, một sự cải thiện đáng kể so với mức 35% trong 6 tháng 2018.

    Theo MWG, biên LN gộp của BachhoaXANH đạt khoảng 17% trong tháng 9/2018, trên đà đạt kế hoạch 18% vào cuối năm 2018. Do đó, với mức doanh số trung bình/cửa hàng hàng tháng hiện tại, ban lãnh đạo tự tin rằng BachhoaXANH sẽ đạt điểm hòa vốn EBITDA ở mức độ cửa hàng trong quý 4/2018.

    Theo ban lãnh đạo, nhờ quy mô mở rộng, số ngày phải trả của BHX đã cải thiện lên 5-7 ngày cho sản phẩm tươi sống và 30 ngày cho sản phẩm tiêu dùng nhanh (FMCG), so với 0 ngày và 15 ngày trước đây. Dựa vào thông tin này, chúng tôi ước tính số ngày phải trả cho toàn chuỗi BHX là 20 ngày, phù hợp với dự phóng hiện tại của chúng tôi.

    Chuỗi điện thoại di động (Thegioididong) và hàng điện tử tiêu dùng

    Hai chuỗi này tiếp tục vượt xa các đối thủ. Trong 9 tháng đầu năm, doanh thu toàn hệ thống MWG (bao gồm Thegioididong và DienmayXANH) cho ngành hàng điện thoại di động, máy tính bảng và máy tính xách tay đã tăng trưởng 19% so với cùng kỳ, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành là 2%. Bên cạnh đó, doanh thu từ hàng điện tử tiêu dùng tăng mạnh 79% trong khi toàn thị trường chỉ đạt 21%.

    Thị phần hiện nay của DMX hiện vào khoảng 35% và ban lãnh đạo dự kiến sẽ tăng lên 45% trong 2-3 năm tới. Để đạt được mục tiêu này, MWG dự kiến sẽ tăng số cửa hàng DMX từ 746 hiện nay lên khoảng 900. Công ty dự kiến sẽ thực hiện kế hoạch này thông qua việc mở thêm các cửa hàng DMX mới cũng như chuyển các cửa hàng Thegioididong hoạt động tốt thành các cửa hàng DMX mini. Điều này đồng nghĩa với việc dự báo của chúng tôi dành cho DMX sẽ có dư địa tăng vì chúng tôi không dự phóng MWG sẽ tiếp tục mở cửa hàng DMX mới sau năm 2018.

    Để thúc đẩy doanh thu bán hàng online, MWG dự kiến sẽ thử nghiệm mô hình “giá kép” trên website của DienmayXANH (www.dienmayxanh.com) trong tháng 12/2018 với mục đích thu hút đối tượng các khách hàng quan tâm đến giá cả. Theo mô hình này, MWG sẽ đưa ra 2 lựa chọn: (1) giá bao gồm dịch vụ trọn gói như hiện nay và (2) giá chiết khấu nhưng bù lại dịch vụ sẽ hạn chế (thời gian giao hàng lâu hơn, thời hạn bảo hành hạn chế hơn). Khách hàng khi mua sắm trên website của DienmayXANH có thể chọn một trong hai, tùy theo nhu cầu. Nếu ban lãnh đạo nhận thấy mô hình giá chiết khấu có thể ghi nhận doanh thu khả quan sau thời gian thử nghiệm, công ty sẽ triển khai mô hình giá kép này trong năm 2019. Trả lời câu hỏi liệu mô hình giá chiết khấu có ảnh hưởng đến doanh thu hiện hữu không, ban lãnh đạo cho biết tác động sẽ hạn chế vì giá chiết khấu sẽ nhắm vào các khách hàng quan tâm đến giá cả trong khi các khách hàng hiện nay của MWG sẵn sàng trả giá cao hơn cho dịch vụ. Vì vậy, chương trình giá kép này có thể giúp DienmayXANH mở rộng thị trường, đồng thời cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ thương mại điện tử thuần tuý.

    CTCK Báo cáo phân tích gần nhất Khuyến nghị Giá mục tiêu % upside Thay đổi vs
    lần KN trước
    VCSC 14/11/2018 KHẢ QUAN                         183.00 70.5% Điều chỉnh tăng  (+0.8%)
    HSC 09/10/2018 KHẢ QUAN                         165.00 53.8% Điều chỉnh tăng  (+0.9%)
    VDSC 04/10/2018 MUA                         160.00 49.1%
    SSI 26/09/2018 BUY                         180.10 67.8% Điều chỉnh tăng  (+0.8%)
    BSC 15/08/2018 MUA                         162.20 51.2%
    MBS 25/06/2018 KHẢ QUAN                         140.00 30.5%
    ACBS 01/06/2018 NẮM GIỮ                         120.07 11.9% Điều chỉnh giảm  (-10.3%)
    CTS 16/03/2018                           152.50 42.1%

    ————————————————-

    MWG chart. Nguồn: Admin

  • VDSC cập nhật MPC

    MPC: CTCP Minh Phú

      Giá hiện tại % chang (t-3) P/E P/B
    MPC 47.5 0.4% 7.62 2.17

    ĐHCĐ bất thường của MPC hôm 10/11 đã thông qua các tờ trình sau về kế hoạch phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược nước ngoài và các dự án gia tăng năng lực cạnh tranh trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung:

    • Hủy bỏ một số ngành nghề kinh doanh không hoạt động hoặc không phải mảng chính
    • Phát hành riêng lẻ 75,72 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ400 tỷ đồng lên 2.157,2 tỷ đồng
    • Dự án nhà máy tôm tẩm bột 40.000 tấn/năm tại Hậu Giang
    • Dự án kho lạnh tại Mỹ
    • Bầu bổ sung một thành viên HĐQT
    • Thành lập bộ phận nghiên cứu phát triển lĩnh vực nuôi tôm
    • Chương trình ESOP hàng năm với mức tối đa 500.000 cổ phiếu/năm
    • Cho phép một số cổ đông là người nhà Chủ tịch HĐQT mua cổ phiếu không phải chào mua công khai

    Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược sau phát hành là 35,1%. Sau đó, đối tác có thể tăng tỷ lệ sở hữu thông qua mua lại cổ phần từ phần sở hữu của gia đình Chủ tịch Lê Văn Quang (gia đình ông Quang đang nắm 64,2% MPC). Hiện tại công ty có 4 đối tác tiềm năng với tỷ lệ sở hữu mong muốn của các nhà đầu tư này lần lượt là 35,1%, 30%, 15% và 51% (35,1% phát hành mới và hơn 15% mua từ gia đình ông Quang). Công ty giới hạn phần sở hữu của các cổ đông chiến lược ở mức tối đa 51%.

    Với giả định công ty không vay thêm nợ và phát hành riêng lẻ thành công ở mức giá trung bình 10 phiên gần nhất tính đến ngày 12/11/2018 là 46.600 đồng/ cổ phiếu, chúng tôi ước tính tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu sẽ giảm từ 67% hiện tại xuống 51%. Điều này có nghĩa là các rủi ro do sử dụng đòn bẩy nợ sẽ giảm bớt và lợi nhuận sẽ ổn định hơn.

    Trong chuỗi giá trị tôm của Minh Phú, từ nuôi tôm, chế biến tôm đến xuất khẩu, vấn đề lớn nhất của công ty đang nằm ở khâu phân phối. Công ty hiện chỉ đang xuất khẩu theo hình thức B2B mà chưa thể triển khai B2C. Nếu phân phối B2C, giá bán của công ty sẽ cao hơn mức giá hiện nay đến 30%. Biên lãi ròng khi đó, theo tính toán của công ty, sẽ đạt 15% so với mức 5-6% hiện tại. Do đó, Minh Phú đang muốn hợp tác với một/một số đối tác có thế mạnh về kênh phân phối. Công ty cho biết có 2 trong 4 nhà đầu tư kể trên có thể đóng góp về mặt phân phối. Vì danh tính của các đối tác đang đàm phán vẫn chưa được tiết lộ nên chúng tôi chưa thể đánh giá về mức độ các đối tác này có thể đóng góp cho Minh Phú. Tuy nhiên, việc chấp nhận cho đối tác ngoại nắm quyền kiểm soát cho thấy Chủ tịch Quang đang đánh đổi rất nhiều cho mục tiêu chi phối thị trường thế giới.

    Đối với dự án nhà máy tôm tẩm bột, công ty sẽ ứng dụng công nghệ tự động hóa nhằm giảm giá thành sản phẩm so với mặt hàng tôm tẩm bột truyền thống của công ty. Hiện tại, công ty đang phải làm tôm tẩm bột bằng tay theo yêu cầu của các khách hàng Nhật Bản nên biên lãi gộp của mặt hàng này chỉ đạt 10%. Dự án tôm tẩm bột mới nhằm chiếm thị phần của Trung Quốc tại Mỹ khi tôm Trung Quốc không thể vào Mỹ (do bị áp thuế 10% hiện nay và 25% từ năm 2019). Tôm nguyên liệu cho nhà máy này lấy từ Ấn Độ và tôm loại 2 của Minh Phú Hậu Giang và Minh Phú Cà Mau là các nguồn tôm giá rẻ nên chi phí đầu vào thấp. Nhà máy đặt tại Hậu Giang cũng tiết kiệm chi phí vận chuyển khi nhập tôm nguyên liệu và xuất tôm thành phẩm. Số lượng công nhân tối đa là 1.000 người (so với 7.000 người ở mỗi nhà máy hiện tại). Dự kiến nhà máy sẽ đi vào vận hành từ năm 2020 và chạy tối đa công suất ngay từ đầu. Doanh thu dự kiến đạt 250-300 triệu USD/năm và lợi nhuận dự kiến đạt trên 20%. Trường hợp không có chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và Minh Phú phải cạnh tranh với Trung Quốc khi xuất khẩu vào Mỹ, lợi nhuận vẫn trên 15%.

    Chia sẻ thêm về công nghệ nuôi tôm mới, công ty cho biết sau khi triển khai công nghệ cảm biến (sensor) thành công trên các ao tự nuôi thì sẽ chuyển giao công nghệ này cho các hộ nuôi liên kết. Đây vừa là cách công ty đảm bảo lợi nhuận cho người nuôi, vừa là cách kiểm soát chất lượng và số lượng tôm trong ao, tránh tình trạng thất thoát do cố ý.

    Quan điểm: Như đã phân tích trong các ghi chú trước đây, bài toán nuôi trồng và chế biến của Minh Phú đã tìm được lời giải thông qua việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến. Trong lần phát hành riêng lẻ này, Minh Phú đang kỳ vọng việc hợp tác chiến lược có thể giúp công ty giải quyết bài toán cuối cùng về khâu phân phối, từ đó hiện thực hóa tham vọng thống lĩnh thị trường thế giới. Hoạt động kinh doanh ngày càng tập trung vào lĩnh vực cốt lõi là nuôi trồng và chế biến tôm trong khi cơ cấu tài chính cải thiện sẽ giúp công ty tăng trưởng tốt cả về doanh thu và lợi nhuận.

    CTCK Báo cáo phân tích gần nhất Khuyến nghị Giá mục tiêu % upside Thay đổi vs
    lần KN trước
    VDSC 14/11/2018 N/A   
    SSI 05/07/2018     
    FPTS 09/03/2018 THEO DÕI   

    ————————————————-

    MPC chart. Nguồn: Admin

  • VDSC khuyến nghị TÍCH LŨY LTG

    LTG: CTCP Tập đoàn Lộc Trời – Khuyến nghị TÍCH LŨY [Mục tiêu 31.200 đ/cp]

      Giá hiện tại % chang (t-3) P/E P/B
    LTG 26.7 -5.0% 5.49 0.92

    Doanh thu tăng 12% YoY nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 47% YoY trong Q3 2018 do chi phí quản lý doanh nghiệp và lãi vay tăng

    Trong quý 3/2018, doanh thu thuần đạt 2.012 tỷ đồng (+12% YoY) nhưng LNST chỉ đạt 45 tỷ đồng (-47% YoY). Trong 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần và LNST đạt lần lượt 6.423 tỷ đồng (+ 9,4% YoY) và 236 tỷ đồng (-15,5% YoY). Theo đó, Lộc Trời (UpCOM: LTG) đã hoàn thành 65% kế hoạch doanh thu nhưng chỉ hoàn thành 40% kế hoạch chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của cả năm 2018.

    Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đáng kể, đặc biệt là chi phí nhân viên

    Trong quý 3, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 50% so với cùng kỳ, từ 50 tỷ đồng lên 75 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm, chi phí này tăng 19% so với cùng kỳ từ 210 tỷ đồng trong 9T2017 lên 250 tỷ trong 9T2018. Trong đó, đáng chú ý nhất là sự gia tăng của chi phí nhân viên: tăng 19% so với cùng kỳ, từ 113 tỷ đồng trong 9T2017 lên 135 tỷ trong 9T2018 do LTG đã điều chỉnh lương cho nhân viên trong thời gian gần đây. Chúng tôi cho rằng đây có thể là kết quả của hợp đồng tư vấn giữa PwC và LTG, nhằm nâng cao chế độ đãi ngộ cho nhân viên, từ đó cải thiện hiệu suất công việc.

    Chi phí lãi vay tăng đáng kể vì lý do mùa vụ và tăng sử dụng nợ vay ngắn hạn, làm giảm LNST

    Trong quý 3, chi phí lãi vay tăng 60% so với cùng kỳ, từ 28,7 tỷ đồng lên 45,8 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm, chi phí này tăng 50% so với cùng kỳ từ  85,7 tỷ đồng trong 9T2017 lên 128,7 tỷ trong 9T2018.

    Chúng tôi nhận thấy có sự tương quan giữa nợ vay ngắn hạn và khoản mục nguyên vật liệu trong khoảng thời gian từ Q3/2017 đến nay. Cả hai đều tăng trong quý 1 và 3, sau đó đều giảm trong quý 2 và 4 (xem Hình 2).

    Chúng tôi cho rằng nợ ngắn hạn tăng trong quý 1 và 3 chủ yếu được sử dụng để dự trữ nguyên vật liệu sản xuất cho quý 2 và quý 4. Hai quý này là lúc bắt đầu hai mùa vụ với sản lượng gạo cao nhất trong năm (xem Hình 1): vụ Đông Xuân bắt đầu từ tháng 11-12 và vụ Hè Thu bắt đầu từ tháng 4. Do đó, nhu cầu vật tư nông nghiệp như hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón tại thời điểm này thường tăng cao.

    Nợ vay ngắn hạn còn được sử dụng để tài trợ cho việc mua lúa gạo phục vụ kinh doanh mảng lương thực do quý 3 cũng là thời điểm thu hoạch vụ Hè Thu.

    Ngoài lý do mùa vụ kể trên, chi phí lãi vay tăng cao còn do LTG gia tăng sử dụng nợ vay ngắn hạn kể từ đầu năm 2018.

    Chúng tôi nhận thấy LTG chủ yếu sử dụng nợ vay ngắn hạn, tương đồng với các doanh nghiệp khác hoạt động trong trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp (như thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hạt giống). Tuy nhiên, LTG có mức độ sử dụng nợ vay ngắn hạn tương đối cao (xem hình 3). Tỷ lệ Nợ vay ngắn hạn/Tổng tài sản TTM (trượt bốn quý gần nhất) đạt 0.46 lần. Trong khi đó, các hệ số thanh toán lãi vay và nợ ngắn hạn lại chỉ đạt mức tương đương hoặc thấp hơn các công ty tương tự (xem hình 4).

    LTG có cơ cấu doanh thu không đồng đều trong năm, do đó sử dụng vay ngắn hạn có thể xem là biện pháp phù hợp để giải quyết tình trạng thiếu hụt về dòng tiền. Ngoài ra, vay ngắn hạn còn dễ tiếp cận và thường có lãi suất thấp hơn vay dài hạn. Sử dụng đòn bẩy ở các doanh nghiệp tăng trưởng ổn định với chi phí đi vay thấp sẽ mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn cần để tâm đến rủi ro doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy lớn, nhưng lợi nhuận thu về lại không đủ để trả nợ và lãi vay.

    Chúng tôi duy trì quan điểm LTG phụ thuộc vào nợ vay ngắn hạn để tài trợ cho vốn lưu động (trong đó chủ yếu là khoản phải thu và tồn kho). Điều này sẽ khiến cho lợi nhuận theo quý biến động mạnh vì phải gánh chịu thêm chi phí lãi vay. Cộng với tính mùa vụ của doanh thu, lợi nhuận theo quý sẽ càng biến động.

    Chúng tôi lo ngại về khả năng LTG hoàn thành kế hoạch năm 2018: doanh thu thuần đạt 9.876 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 589 tỷ đồng. Do đó, dự phóng của chúng tôi thận trọng hơn kế hoạch của ban lãnh đạo.

    Chúng tôi kỳ vọng vào quý IV, thường là quý có kết quả kinh doanh tốt nhất năm, sẽ giúp LTG đạt được doanh thu thuần dự phóng là 9.147 tỷ đồng. Tuy nhiên, chúng tôi đã điều chỉnh giảm dự phóng PAT xuống mức 433 tỷ đồng. Mức giá mục tiêu cho LTG là 31.200, cộng với mức cổ tức tiền mặt kỳ vọng 2.000 đồng/cổ phiếu, tổng mức sinh lời kỳ vọng là 18%. Do đó chúng tôi giữ nguyên khuyến nghị TÍCH LŨY đối với LTG.

    CTCK Báo cáo phân tích gần nhất Khuyến nghị Giá mục tiêu % upside Thay đổi vs
    lần KN trước
    VDSC 14/11/2018 TÍCH LŨY                           31.20 Không đổi
    HSC 02/11/2018 KHẢ QUAN                           32.05 Điều chỉnh giảm  (-32.3%)
    SSI 09/07/2018     

    ————————————————-

    LTG chart. Nguồn: Admin

  • BSC khuyến nghị MUA DRC

    DRC: CTCP Cao Su Đà Nẵng – MUA [Mục tiêu 27.200 đ/cp]

      Giá hiện tại % chang (t-3) P/E P/B
    DRC 21.1 -3.7% 18.28 1.64

    Định giá: Chúng tôi khuyến nghị MUA cổ phiếu DRC với giá mục tiêu 27,180 đồng/cp (+27.6% so với mức giá đóng cửa ngày 12/11/2018) dựa trên 3 phương pháp định giá là FCFE, FCFF và PE. Chúng tôi đánh giá DRC là cổ phiếu thích hợp để đầu tư trung và dài hạn.

    Dự báo KQKD 2019: Trong năm 2019, BSC dự báo DRC sẽ ghi nhận DTT và LNST lần lượt đạt 4,106 tỷ VND (+4.72% yoy) và 157 tỷ VND (+7.2% yoy), EPS 2019 =  1,192 VND/cp (đã trừ 10% quỹ KTPL), P/E FW 2019 = 17.9x.

    Điểm nhấn đầu tư

    – Giá cao su tự nhiên được dự báo sẽ giữ ở mức thấp (khoảng 34 triệu VND/tấn) trong năm 2019.

    – Vinachem dự kiến thoái vốn DRC xuống 36% trong năm 2018.

    Rủi ro đầu tư

    – Biến động giá nguyên vật liệu.

    – Cạnh tranh cao mảng lốp ô tô.

    Cập nhật KQKD: LNST 3Q2018 tăng trưởng do giá NVL tiếp tục giảm. Trong 3Q2018, DRC ghi nhận DTT và LNTT lần lượt đạt 935.6 tỷ VND (+6.6% yoy) và 38.8 tỷ VND (+22.6% yoy).

    Sản lượng tiêu thụ Bias tiếp tục kém khả quan, lốp Radial tăng trưởng tốt và đã có lãi. Tiêu thụ lốp Bias đạt 169,424 lốp (-14.66% yoy) do chưa đáp ứng được tiêu chuẩn lốp Euro 4,  Lốp Radial tiêu thụ đạt 92,443 lốp (+15.7% yoy), trong đó trong nước tiêu thụ 30,951 lốp (+20% yoy), XK đạt 61,492 lốp (+13% yoy).

    Giá NVL tiếp tục giảm qua đó giúp cải thiện BNLG. So với quý 2/2018, giá cao su tự nhiên -5.32%, cao su nhân tạo -6.21%, hóa chất và than đen không có nhiều biến động. Biên LNG 3Q2018 được cải thiện lên mức 12.2% so với mức 11.2% cùng kỳ.

    Nhà máy Radial giai đoạn 2 đã cơ bản hoàn thành và đã bắt đầu hoạt động gần hết công suất trong quý 4/2018. Tuy nhiên, chúng tôi dự kiến năm nay lượng bán lốp Radial của DRC khó hoàn thành kế hoạch 480,000 lốp khi trong 3 quý đầu năm chỉ đạt 254,595 lốp (+3.55% yoy) do giai đoạn 2 nhà máy Radial đưa vào chậm hơn dự kiến.

    CTCK Báo cáo phân tích gần nhất Khuyến nghị Giá mục tiêu % upside Thay đổi vs
    lần KN trước
    BSC 14/11/2018 MUA                           27.20 28.9% Điều chỉnh giảm  (-1.8%)
    SSI 30/10/2018 N/A   
    VCSC 22/10/2018 KÉM KHẢ QUAN                           20.90 -0.9% Không đổi
    VDSC 15/10/2018 N/A                           24.30 15.2% Không đổi
    HSC 10/10/2018 NẮM GIỮ                           27.56 30.6% Điều chỉnh tăng  (+8.7%)
    KIS 18/04/2018 TĂNG TỶ TRỌNG                           44.90 112.8%

    ————————————————-

    DRC chart. Nguồn: Admin

  • HSC khuyến nghị KHẢ QUAN NLG

    NLG: CTCP Đầu Tư Nam Long – KHẢ QUAN [Mục tiêu 38.500 đ/cp]

      Giá hiện tại % chang (t-3) P/E P/B
    NLG 28 -1.4% 6.61 1.47

    Sản phẩm căn hộ chung cư đóng góp 85,9% tổng doanh số bán hàng

    Tổng số lượng nhà bán trong 9 tháng đầu năm đạt 1.527 căn, tăng 3,1% với tổng giá trị hợp đồng đã ký, là 2.589 tỷ đồng (giảm 5,1% so với cùng kỳ), gồm:

    • 1.311 căn hộ chung cư (tăng 11,9% so với đầu năm) với giá trị hợp đồng đạt 2.078 tỷ đồng (tăng 66,8% so với cùng kỳ), từ một số dự án chủ chốt như Flora Mizuki, Flora Novia, EHome S Phú Hữu và EHome S Nguyên Sơn.
    • 53 biệt thự/nhà liền kề (giảm 74,1% so với cùng kỳ) với giá trị hợp đồng đạt 283 tỷ đồng (giảm 79,3% so với cùng kỳ), chủ yếu từ dự án biệt thự Nguyên Sơn và Mizuki Valora.
    • 163 lô đất nền (tăng 56,7% so với cùng kỳ) với giá trị hợp đồng đạt 228 tỷ đồng (tăng 93,2% so với cùng kỳ) từ Dalia Garden, Long An 36 ha và Cần Thơ 23 ha.

    Mở bán thành công 2 dự án mới

    Kể từ đầu năm nay, công ty đã mở bán khoảng 1.200 căn hộ chung cư ở 2 dự án chủ chốt là Flora Mizuki (3 tòa) & Flora Novia (2 tòa). Đến hiện tại thì 100% các căn chào bán đã tìm được người mua do thị trường hiện thiếu nguồn cung mới, đặc biệt là ở phân khúc trung cấp và bình dân. Vào cuối tháng 9, NLG đã mở bán 250 căn trong giai đoạn đầu của dự án Flora Novia (tổng cộng 518 căn) và ở thời điểm đó đã có gần 1.000 khách hàng đăng ký mua nhà. Vào cuối tháng 10, công ty dự kiến mở bán 3 toà đầu tiên với 950 căn chung cư trong dự án Flora Akari City và 2.506 khách hàng đã đăng ký giữ chỗ mua nhà. NLG đã quyết định mở bán thêm 3 tòa nữa với tổng cộng 1.800 căn, tuy nhiên, công ty sẽ lùi thời gian mở bán cho tới Q2 năm sau để hoàn thành tất cả các thủ tục pháp lý cần thiết.

    Số căn bàn giao tăng đẩy mạnh doanh thu 9 tháng đầu năm

    Trong 9 tháng đầu năm nay, NLG đã bàn giao 1.100 căn (tăng 150% so với cùng kỳ) và ghi nhận 1.786 tỷ đồng (tăng 135% so với cùng kỳ), đóng góp 65% tổng doanh thu.

    • Doanh thu từ chung cư tăng mạnh lên 783 tỷ đồng (tăng 274% so với cùng kỳ), chủ yếu từ Flora Fuji, Flora Kikyo và EhomeS Phú Hữu.
    • Doanh thu từ biệt thự/nhà liền kề đóng góp 733 tỷ đồng (tăng 116% so với cùng kỳ), từ hai dự án chủ chốt là Fuji Valora, Kikyo Valora.
    • Doanh thu từ bán đất nền đạt 270 tỷ đồng (tăng 29% so với cùng kỳ) từ Dalia Garden và Long An 36 ha.

    NLG cũng ghi nhận 791,5 tỷ đồng (giảm 5,6% so với cùng kỳ) doanh thu từ bán dự án tại dự án Waterpoint Long An 130 ha, đóng góp 29% tổng doanh thu, sau khi NLG ký hợp đồng với 3 nhà đầu tư khác để đồng phát triển dự án này là Nishi Nippon (Nhật Bản), TBS Group và Tân Hiệp với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 50% – 35% – 10% và 5%.

    Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm từ 46,1% xuống 43,1% – theo đó lợi nhuận gộp là 1.182 tỷ đồng (tăng 56,6% so với cùng kỳ). Tỷ suất lợi nhuận giảm do đóng góp doanh thu lớn hơn từ những mảng có tỷ suất lợi nhuận gộp thấp hơn so với bán dự án, như mảng phát triển dự án (đóng góp doanh thu 65.2% so với mức 46,1% trong cùng kỳ năm ngoái) và mảng dịch vụ (đóng góp 5,2% so với mức 1,9% trong cùng kỳ năm ngoái).

    Thu nhập tài chính thuần tăng từ 42,7 tỷ đồng lên 66,0 tỷ đồng (tăng 54,6% so với cùng kỳ) nhờ (1) lãi tiền gửi tăng 182% so với cùng kỳ nhờ dư tiền mặt tăng và (2) chi phí lãi vay giảm 16,8% so với cùng kỳ.

    Chi phí bán hàng & quản lý tăng do hạch toán doanh thu từ phát triển dự án tăng : Chi phí bán hàng & quản lý tăng mạnh đạt 312,5 tỷ đồng (tăng 51,1% so với cùng kỳ), trong đó chi phí bán hàng tăng lên 165 tỷ đồng (tăng 98% so với cùng kỳ), tương đương 8,5% doanh thu (so với mức 4,3% trong 9 tháng đầu năm ngoái) do doanh thu hạch toán từ các dự án phát triển tăng. Trong khi đó, chi phí quản lý tăng 20% so với cùng kỳ lên 147 tỷ đồng, tương đương 5,4% doanh thu (giảm so với mức 7,5% trong cùng kỳ năm ngoái).

    Lượng tiền mặt nhiều và tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu thấp nhờ hợp tác với đối tác Nhật Bản để phát triển dự án : Đến cuối Q3, tổng lượng tiền & tương đương tiền là 3.003 tỷ đồng (tăng 90,7% so với cùng kỳ và tăng 40,2% so với đầu năm) nhờ (1) tiền thu được từ hợp tác với đối tác Nhật Bản phát triển dự án Waterpoint và (2) phát hành 660 tỷ đồng trái phiếu thường vào Q2/2018. Tổng nợ cũng tăng 59,3% so với cùng kỳ và tăng 68,8% so với đầu năm lên 1.546 tỷ đồng; gồm 219 tỷ đồng vay ngắn hạn, 847 tỷ đồng vay dài hạn và 479 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi. Tuy nhiên tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu vẫn ở mức thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành là 0,32 lần.

    Dự kiến bàn giao hơn 11.000 căn trong 3 năm tới và đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kép bình quân hàng năm LNST của cổ đông công ty mẹ là 32% do dự án Waterpoint đã được triển khai : NLG dự kiến hoàn thành và bàn giao 11.603 sản phẩm trong giai đoạn 2018-2020, trong đó 16% là sản phẩm EHome S, 57% là sản phẩm Flora, 18% là sản phẩm Valora và 9% là sản phẩm đất nền. Trong Q4, công ty sẽ bàn giao 700-750 căn EHome S Nguyên Sơn và 20-25 căn biệt thự Nguyên Sơn; nâng số căn bàn giao lên tổng cộng 1.825 căn (tăng 46% so với cùng kỳ). Trong khi đó, cho năm 2019, NLG đặt mục tiêu bàn giao 3.088 căn (tăng 66% so với cùng kỳ) từ một số dự án chủ chốt như Flora Mizuki, EHome S Nguyên Sơn, biệt thự Nguyên Sơn, Flora Novia và Waterpoint.

    Về dự án Waterpoint, dự án lớn nhất của NLG tại Long An, như đã đề cập, vào Q3 công ty đã ký hợp đồng với Nishi Nippon (Nhật Bản), Tập đoàn TBS và Công ty đầu tư Tân Hiệp để đồng triển khai giai đoạn 1 dự án với diện tích 165 ha và tổng vốn đầu tư ước tính là 6.900 tỷ đồng.

    Trong giai đoạn này, NLG sẽ triển khai khoảng 3.035 căn gồm: 2.100 căn nhà phố & nhà liền kề cộng với 935 căn biệt thự. Công ty dự kiến triển khai dự án trong 5-7 năm và mở bán sản phẩm đầu tiên từ Q3/2019.

    Chuyển đổi 500 tỷ trái phiếu chuyển đổi thành 25,56 triệu cổ phiếu : nâng tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành lên 239,1 triệu (tăng 13,03%). Số trái phiếu chuyển đổi này được phát hành cho Keppel Land vào năm 2016 với lãi suất coupon là 7% và giá chuyển đổi là 18.142đ/cp. Tỷ lệ sở hữu của NĐTNN hiện đã kín ở mức 49% do đó Keppel không thể chuyển đổi toàn bộ số trái phiếu chuyển đổi của họ (500 trái phiếu tương đương với 500 tỷ đồng). Vì vậy, trước khi chuyển đổi, Keppel đã bán 51% số lượng trái phiếu chuyển đổi sở hữu cho các nhà đầu tư trong nước. Do đó, Keppel chỉ chuyển đổi phần trái phiếu sở hữu còn lại thành 13,5 triệu cổ phiếu và hiện tại, Keppel Land đang nắm giữ 23,93 triệu cổ phiếu, tương đương 10,01% cổ phần.

    HSC điều chỉnh giảm dự báo cho năm 2018 với LNST của cổ đông công ty mẹ tăng trưởng 54,3% : Chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo doanh thu thuần từ 3.791 tỷ đồng (tăng trưởng 20%) xuống còn 3.452 tỷ đồng (tăng trưởng 9,2%) và LNST của cổ đông công ty mẹ từ 857 tỷ đồng (tăng trưởng 60,2%) xuống còn 825 tỷ đồng (tăng trưởng 54,3%). Do công ty dự kiến chỉ hạch toán 130 ha đất tại dự án Waterpoint trong năm nay thay vì 165 ha như kế hoạch ban đầu và sẽ hoãn việc ghi nhận chuyển nhượng dự án Akari City sang năm sau. Theo đó, EPS dự phóng năm 2018 ước tính là 3.646đ, và tại thị giá hiện tại, P/E dự phóng là 7,7 lần.

    Cho năm 2019, chúng tôi dự báo lợi nhuận tăng trưởng 23,8% : Chúng tôi dự báo doanh thu thuần đạt 3,215 tỷ đồng (giảm 6,9%) và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 1.021 tỷ đồng (tăng trưởng 23,8%). Theo đó, EPS pha loãng dự phóng năm 2019 ước tính là 3.989đ, và tại thị giá hiện tại, P/E dự phóng năm 2019 là 7 lần. Quan điểm đầu tư – Duy trì đánh giá Khả quan. Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 38.500đ dựa trên định giá RNAV; tương đương P/E dự phóng năm 2018 là 10,6 lần. Ở thị giá hiện tại, cổ phiếu đang giao dịch với giá thấp hơn 27% so với ước tính giá trị hợp lý của chúng tôi. NLG đã rất thành công trong phân khúc BĐS bình dân với nhiều sản phẩm từ căn hộ chung cư, nhà liền kề đến đất nền. Chiến lược hợp tác với các NĐT Nhật Bản và cả Keppel Land sẽ giúp NLG tiếp cận vốn tốt hơn và qua đó tăng khả năng cung cấp nhiều loại sản phẩm hơn. Và khi dự án Waterpoint được triển khai, đây sẽ trở thành động lực quan trọng cho cổ phiếu trong dài hạn.

    CTCK Báo cáo phân tích gần nhất Khuyến nghị Giá mục tiêu % upside Thay đổi vs
    lần KN trước
    HSC 14/11/2018 KHẢ QUAN                           38.50 37.5% Điều chỉnh giảm  (-2.0%)
    VDSC 31/10/2018 N/A   
    VCSC 22/10/2018 MUA                           43.00 53.6% Không đổi
    SSI 03/08/2018 BUY                           38.90 38.9%
    ACBS 27/06/2018 MUA                           34.17 22.0%
    FPTS 23/05/2018 THEO DÕI   
    BSC 18/05/2018 NEUTRAL                           39.10 39.6%
    BVSC 18/05/2018                             39.10 39.6%
    KIS 10/02/2018     

    ————————————————-

    NLG chart. Nguồn: Admin

Nguồn: SSI, VCSC, VDSC, BSC, HSC chart bởi Admin

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.